Tin tức
Nên làm gì với người động kinh sùi bọt mép?
- 23/12/2020 | Bệnh động kinh có điều trị dứt điểm được không?
- 22/07/2022 | Trẻ bị động kinh cần được chăm sóc như thế nào?
- 04/06/2022 | Bệnh động kinh là gì? Nguy hiểm như thế nào?
- 26/11/2022 | Vai trò của chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán động kinh
1. Tổng quan về bệnh lý động kinh
Động kinh sẽ xuất hiện nếu hệ thống thần kinh ở trung ương bị rối loạn. Nguyên nhân là do một nhóm tế bào thần kinh vỏ não bị kích thích. Chính sự tác động này đã khiến cho vùng não phóng điện một cách đột ngột. Bên cạnh đó, não cũng sẽ bị mất đi sự kiểm soát vốn có. Trung bình, có khoảng 1% số dân bị mắc phải căn bệnh này.
Triệu chứng điển hình của bệnh chính là hiện tượng co giật và sùi bọt mép. Lượng nước bọt lớn tiết ra bên ngoài kết hợp cùng với không khí thì chúng sẽ tự chuyển sang thành dạng bọt khí.
Ngoài sùi bọt mép thì người bệnh cũng có một vài dấu hiệu khác như co giật liên hồi trong khoảng 3 - 5 phút, mắt trợn lên và cơ thể tím tái. Khi bệnh nhân lên cơn động kinh cần phải được chăm sóc đặc biệt để hạn chế tình trạng cắn vào lưỡi gây tử vong.
Người bị động kinh cũng có hiện tượng sùi bọt mép
Dù sùi bọt mép là một dấu hiệu để nhận biết bệnh động kinh, thế nhưng không phải các trường hợp bị sùi bọt mép đều do bệnh lý này gây nên. Động kinh được chia làm 3 dạng khác nhau gồm: cục bộ - toàn thể - nhóm khác. Trong số đó, động kinh toàn thể là vấn đề đáng lo ngại nhất. Đây cũng là dạng động kinh cần được can thiệp y tế một cách nhanh chóng.
2. Nên làm gì với người động kinh sùi bọt mép?
Làm gì với người động kinh sùi bọt mép là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Khi đã xác định được nguyên nhân sùi bọt mép là do động kinh thì bạn có thể bình tĩnh và xử lý theo những cách thức sau:
Làm gì với người động kinh sùi bọt mép: Những cách thức xử lý kịp thời
-
Đặt người bệnh nằm ở một mặt phẳng rộng rãi và thoải mái đồng thời nới lỏng trang phục của họ.
-
Để phần đầu được nằm trên gối cao mềm và đặt phần đầu nghiêng sang một bên để họ thở dễ dàng hơn và tránh việc đường thở bị tắc.
-
Tránh để bệnh nhân cắn vào lưỡi thì bạn nên nhét một chiếc khăn mềm vào miệng.
-
Không cho người bệnh uống nước hoặc bất cứ chất lỏng nào để tránh bị sặc.
-
Quan sát và theo dõi tình hình của người bệnh đến khi thật sự tỉnh táo, đồng thời đưa người bệnh đến bệnh viện để được kiểm tra và có phương hướng điều trị phù hợp.
-
Không vây kín người xung quanh nơi mà bệnh nhân đang nằm để hạn tránh tình trạng thiếu không khí. Người bệnh cần ở trong điều kiện thoáng khí để tốc độ tuần hoàn máu được tốt hơn và đẩy oxy lên não.
-
Không lôi kéo bệnh nhân trong quá trình lên cơn để tránh làm tình trạng thêm trầm trọng. Nếu người bệnh đang ở trong tình trạng không quá nguy hiểm cần phải di chuyển thì bạn nên để bệnh nhân nằm yên một chỗ.
Bệnh nhân động kinh nên nằm yên một chỗ, hạn chế di chuyển
-
Không dùng lực áp chế để kìm kẹp cơ thể hoặc tay chân của người bệnh với mục đích kìm hãm cơn co giật.
-
Không tiến hành hô hấp nhân tạo với bệnh nhân động kinh.
-
Không được vắt chanh vào miệng của người bệnh.
Chứng động kinh sùi bọt mép nếu không có được phương án điều trị kịp lúc có thể để lại rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Những biến chứng khá nguy hiểm mà bệnh động kinh gây nên có thể kể đến như bị suy tạng, bị hôn mê và thậm chí là tử vong. Chính vì vậy, người thân của bệnh nhân cần phải quan sát và theo dõi tình hình để có thể đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để kịp thời điều trị.
3. Những sai lầm nguy hiểm khi xử lý bệnh động kinh sùi bọt mép
Người bị bệnh động kinh có thể phát bệnh ở bất cứ nơi đâu, vậy nên bên cạnh việc tìm hiểu nên làm gì với người động kinh sùi bọt mép thì bạn cũng cần nắm rõ những sai lầm để tránh phạm phải. Những sai lầm mà nhiều người thường phạm phải như sau:
-
Tụ tập đông ở xung quanh khu vực bệnh nhân nằm: Hành động này sẽ khiến cho không khí thêm ngột ngạt, làm cho quá trình tuần hoàn và hít thở của người bệnh bị ảnh hưởng không tốt.
-
Di chuyển bệnh nhân sai cách có thể khiến cho tình trạng bệnh động kinh trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu thực sự cần thiết thì bạn nên di chuyển bệnh nhân một cách nhẹ nhàng nhằm đảm bảo sự an toàn cho người bệnh.
-
Hô hấp nhân tạo cho người bệnh: Đây là hành động cực kỳ sai lầm mà bạn không nên mắc phải. Người bị động kinh vẫn có thể tự hô hấp bình thường. Vì vậy, thay vì hô hấp nhân tạo thì bạn nên tạo một môi trường thoáng khí nhất. Sau khi bệnh nhân hết bị co giật, bạn nên đặt bệnh nhân theo tư thế nằm nghiêng để đờm, nước dãi hoặc các chất nôn ói khác có thể chảy ra và không làm tắc đường hô hấp của người bệnh.
-
Giữ chặt cơ thể bệnh nhân: Có nhiều người khi sơ cứu bệnh nhân động kinh cho rằng cần kìm kẹp và giữ chặt tay chân của người bệnh để khống chế các cơn co giật. Tuy nhiên, điều này không chỉ không có tác dụng mà đôi khi còn khiến cho bệnh nhân bị trật khớp hoặc gãy xương. Một số trường hợp còn có thể khiến cho tình trạng động kinh của bệnh nhân thêm trở nặng.
Việc sơ cứu người bị động kinh sùi bọt mép cần đặc biệt lưu ý 1 số vấn đề
Theo các chuyên gia nghiên cứu về bệnh động kinh, người bị động kinh trong tình trạng co giật thì phần lưỡi sẽ tự động thụt vào bên trong. Thêm vào đó, phần răng của bệnh nhân cũng sẽ tự cắn chặt lại. Chính vì vậy, trong trường hợp này, bạn không nên cạy hàm răng của bệnh nhân ra để chèn các vật thể lạ vào trong miệng.
Bởi lẽ, nếu thực hiện sai cách có thể khiến cho khớp hàm bị sái, răng bị gãy và có thể làm tổn thương nướu. Trong những trường hợp nguy hiểm hơn, bệnh nhân có thể cắn gãy các đồ vật và nuốt mảnh vụn vào bên trong cổ họng. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì có thể khiến cho bệnh nhân bị nghẹt thở và dẫn đến tử vong.
Mọi thắc mắc về vấn đề làm gì với người động kinh sùi bọt mép đều sẽ được giải đáp qua bài viết trên. Nếu gặp phải tình huống này, bạn cần thực hiện ngay những bước sơ cứu đúng cách và liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!