Tin tức

Nên mua máy đo huyết áp loại nào và cách sử dụng

Ngày 18/10/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Nên mua máy đo huyết áp loại nào là thắc mắc của nhiều người, nhất là với những gia đình có người thân bị huyết áp cao hoặc huyết áp thấp. Dưới đây là những gợi ý có thể giúp bạn chọn được thiết bị phù hợp cũng như sử dụng đúng cách.

1. Máy đo huyết áp là gì?

Để biết nên mua máy đo huyết áp loại nào, bạn cần nắm được máy đo huyết áp là gì. Nói dễ hiểu, đây là thiết bị dùng để đo lường chỉ số huyết áp, qua đó, xác định được huyết áp của một người ngay tại thời điểm đo.

Không chỉ là thiết bị y tế được sử dụng rộng rãi tại các phòng khám, bệnh viện, máy đo huyết áp còn được trang bị tại các gia đình, nhất là những gia đình có người già, người mắc bệnh lý mãn tính, đặc biệt là bệnh về tim mạch, huyết áp. Thiết bị giúp theo dõi, kiểm soát huyết áp, nhờ đó, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Máy đo huyết áp là thiết bị không thể thiếu tại các cơ sở y tế

Máy đo huyết áp là thiết bị không thể thiếu tại các cơ sở y tế

2. Phân loại máy đo huyết áp

Máy đo huyết áp có nhiều loại với cấu tạo, độ chính xác, độ bền, tính tiện lợi, giá thành,… khác nhau. Đó là lý do nhiều người không biết nên mua máy đo huyết áp loại nào.

Máy đo huyết áp cơ

Trong các loại máy đo huyết áp thì máy đo huyết áp cơ là quen thuộc nhất, phổ biến nhất. Thiết bị có cấu tạo gồm quả bóng bơm và xả hơi, đồng hồ báo chỉ số huyết áp, ống nghe mạch đập và vòng bít.

Ưu điểm của dòng máy này là độ bền cao, giá thành rẻ. Tuy nhiên, nhược điểm là khó sử dụng, đòi hỏi phải có người khác thực hiện đo và người này phải có kiến thức y tế. Đó là lý do máy đo huyết áp cơ chủ yếu được sử dụng tại phòng khám, bệnh viện.

Máy đo huyết áp điện tử

Hay còn gọi là máy đo huyết áp tự động với cấu tạo gồm màn hình điện tử hiển thị chỉ số huyết áp, ống nghe mạch đập và vòng bít. Máy đo huyết áp điện tử có 2 dạng là máy đo ở bắp tay và máy đo ở cổ tay. 

Thiết bị này cải tiến hơn máy đo huyết áp cơ với ưu điểm là thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng, hoạt động bằng pin nên có thể mang theo và sử dụng bất cứ ở đâu, đặc biệt là người dùng tự đo mà không cần nhờ sự hỗ trợ của người có chuyên môn. Vì vậy, rất thích hợp để sử dụng tại gia đình. Tuy nhiên, nhược điểm của dòng máy này là độ bền không cao bằng máy đo huyết áp cơ nhưng giá thành lại đắt hơn. 

Máy đo huyết áp có nhiều loại, và loại đo tự động rất được ưa chuộng

Máy đo huyết áp có nhiều loại, và loại đo tự động rất được ưa chuộng

Máy đo huyết áp thủy ngân

So với 2 dòng máy nói trên thì máy đo huyết áp thủy ngân không phổ biến bằng. Máy có cấu tạo gồm quả bóng bơm và xả hơi, thước đo hình trụ có các chỉ số, ống nghe mạch đập và vòng bít.

Ưu điểm lớn nhất của máy đo huyết áp thủy ngân là độ chính xác cao hơn các dòng máy khác, độ bền cao, ít hư hỏng, ít sai số. Nhưng do máy có trọng lượng nặng, thiết kế cồng kềnh nên chỉ được sử dụng cố định tại một địa điểm. Ngoài ra, giống như máy cơ, máy đo huyết áp thủy ngân cũng yêu cầu người có chuyên môn thực hiện đo. Đặc biệt, giá thành cao nhất trong các dòng máy đo huyết áp. 

3. Nên mua máy đo huyết áp loại nào?

Từ những phân tích trên, có thể thấy mỗi loại máy đo huyết áp có những ưu điểm và hạn chế riêng. Vậy nên mua máy đo huyết áp loại nào? Theo đó, nếu sử dụng tại các trung tâm y tế, phòng khám, bệnh viện thì nên chọn máy đo huyết áp cơ hoặc máy đo huyết áp thủy ngân. Nếu sử dụng tại gia đình hoặc dùng cho cá nhân thì máy đo huyết áp điện tử là phù hợp.

Nếu dùng cho cá nhân hoặc tại nhà, nên chọn máy đo huyết áp điện tử

Nếu dùng cho cá nhân hoặc tại nhà, nên chọn máy đo huyết áp điện tử

Ngoài ra, bạn cũng đừng bỏ qua những tiêu chí sau để chọn được dòng máy phù hợp với nhu cầu sử dụng, khả năng tài chính cũng như đảm bảo chất lượng tốt, độ chính xác cao.

  • Thương hiệu: Bạn nên lựa chọn sản phẩm có chất lượng tốt đến từ các thương hiệu uy tín như Microlife, Omron, Yamada,...
  • Bảo hành: Sản phẩm cần được bảo hành chính hãng để đảm bảo quyền lợi khi sử dụng, nếu có lỗi kỹ thuật cũng được đổi mới hoặc sửa chữa.
  • Vị trí đo: Những dòng máy đo huyết áp tại vị trí bắp tay sẽ cho độ chính xác cao hơn, do đó, bạn nên ưu tiên sử dụng dòng máy này.
  • Giá thành: Giá máy đo huyết áp thủy ngân cao nhất, tiếp đến là máy đo huyết áp điện tử và cuối cùng là máy đo huyết áp cơ.
  • Chức năng: Ngoài chức năng chính là đo huyết áp, bạn có thể cân nhắc lựa chọn những dòng máy tích hợp thêm nhiều tính năng hiện đại như bộ nhớ cao (dành cho nhiều người dùng), thông báo kết quả bằng giọng nói (dành cho người già, người mắt kém), kết nối với điện thoại thông minh,… 

4. Lưu ý khi sử dụng máy đo huyết áp

Ngoài tìm hiểu nên mua máy đo huyết áp loại nào, bạn cũng cần biết cách sử dụng máy đo huyết áp để đảm bảo cho kết quả chính xác, nhất là khi bạn tự thực hiện đo huyết áp tại nhà.

  • Đi tiểu trước khi đo huyết áp.
  • Trong vòng 30 - 60 phút trước khi đo huyết áp, không hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng chất kích thích, đồng thời nghỉ ngơi trước khi đo khoảng 15 - 30 phút.
  • Mặc áo ngắn tay hoặc áo sát nách để thuận tiện khi quấn vòng bít vào bắp tay.
  • Có thể thực hiện đo 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 phút để chắc chắn về độ chính xác của kết quả.
  • Không thực hiện đo huyết áp khi ngồi trên ô tô hoặc ngồi gần các thiết bị điện tử để tránh làm sai lệch kết quả. 
  • Vệ sinh máy 2 - 3 tháng/ lần và đặt máy ở nơi sạch sẽ, tránh độ ẩm cao, tránh ánh nắng mặt trời. 
  • Với máy đo huyết áp điện tử, nên kiểm tra pin và thay pin định kỳ để đảm bảo máy hoạt động ổn định, chính xác. 

Sử dụng đúng cách để máy đo huyết áp cho kết quả chính xác

Sử dụng đúng cách để máy đo huyết áp cho kết quả chính xác

Hy vọng bạn sẽ biết nên mua máy đo huyết áp loại nào qua các chia sẻ trên, đồng thời, có cách sử dụng máy đo huyết áp sao cho đúng và chính xác. Quý khách hãy gọi 1900 56 56 56 để đặt lịch khám tại Chuyên khoa Tim mạch của Hệ thống Y tế MEDLATEC khi có nhu cầu.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ