Tin tức
Nghiệm pháp dây thắt trong chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết
- 10/11/2022 | Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và hướng xử lý
- 09/02/2023 | Mách bạn địa chỉ thực hiện xét nghiệm sốt xuất huyết Hưng Yên chất lượng
- 07/02/2023 | Giải đáp: có vắc xin phòng sốt xuất huyết không?
1. Nghiệm pháp dây thắt là như thế nào?
Nghiệm pháp dây thắt là một nghiệm pháp được thực hiện với mục đích kiểm tra, đánh giá sức bền thành mạch của người bệnh; trong đó, thành mao mạch là chủ yếu.
Nguyên lý của nó là chủ động cản trở tuần hoàn về tim nhằm làm cho áp lực trong lòng tĩnh mạch và mao mạch tăng, rồi sẽ thực hiện giảm áp lực một cách đột ngột. Trường hợp thành mạch của người bệnh kém bền vững thì hồng cầu trong máu bị đẩy ra khỏi thành mạch. Từ đó, gây ra xuất huyết dưới da ở hình thái là các chấm xuất huyết nhỏ.
Tất cả các trường hợp có nghi ngờ gặp phải tình trạng suy giảm sức bền thành mao mạch đều có thể được chỉ định tiến hành nghiệm pháp này.
Nghiệm pháp này có thể được bác sĩ sử dụng với mục đích chẩn đoán sớm bệnh sốt xuất huyết, song đây không phải là dấu hiệu đặc hiệu của bệnh lý này. Ngoài ra, có thể có kết quả dương tính đối với những trường hợp như: viêm mao mạch dị ứng, giảm tiểu cầu nguyên phát, thiếu hụt các yếu tố đông máu,...
Sử dụng trong việc chẩn đoán sớm bệnh sốt xuất huyết là một mục đích của nghiệm pháp dây thắt
2. Về cách thực hiện
Đối với nghiệm pháp này, người bệnh sẽ không cần chuẩn bị gì đặc biệt để tiến hành thực hiện nó, ngoại trừ trường hợp bác sĩ có đưa ra chỉ định riêng.
Cụ thể, các bước thực hiện nghiệm pháp này như sau:
- Trước tiên, cần tiến hành kiểm tra nốt xuất huyết trên tay bệnh nhân và ghi rõ lại nếu có. Bước này là nhằm phân biệt với những nốt xuất huyết xuất hiện sau khi nghiệm pháp dây thắt được tiến hành. Từ đó, tránh khỏi việc nhầm lẫn dẫn đến sai sót khi đọc kết quả.
- Dùng máy đo huyết áp thực hiện đo chỉ số huyết áp của người bệnh.
Đo chỉ số huyết áp của bệnh nhân với máy đo huyết áp là một bước khi thực hiện nghiệm pháp dây thắt
- Tiếp tục thực hiện duy trì áp lực với máy đo huyết áp ở trị số trung bình của huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu với thời gian là vào khoảng 10 phút.
- Nhanh chóng tháo máy đo huyết áp ra khỏi tay của người bệnh, thực hiện giơ cao tay của người bệnh giúp máu được lưu thông bình thường. Sau đó, đợi trong khoảng 2 phút, rồi quan sát, đếm và đọc kết quả nhận được là số lượng chấm (nốt) xuất huyết xuất hiện ở vị trí trên 1cm2 da vùng mặt trước cánh tay và cẳng tay phần dưới dây thắt.
3. Về việc đánh giá kết quả nghiệm pháp dây thắt
Dựa trên số lượng các nốt xuất huyết, việc đánh giá kết quả nghiệm pháp dây thắt sẽ tương ứng như sau:
-
Từ 5 đến 9 nốt/1cm2: nghi ngờ (+)
-
Từ 10 đến 19 nốt/1cm2: dương tính (++)
-
Trên 19 nốt/ 1cm2: dương tính (+++)
Bác sĩ sẽ đánh giá kết quả nghiệm pháp dây thắt dựa vào số lượng các nốt xuất huyết
Để nhận biết nốt xuất huyết, có thể dựa vào các đặc điểm sau:
-
Đường kính vào khoảng vài milimet hoặc to hơn nhưng không vượt quá 1cm;
-
Có màu đỏ;
-
Phẳng với da;
-
Không mất đi khi ấn phiến kính hay đè căng da;
-
Biến mất trong khoảng thời gian từ 2 ngày đến 5 ngày.
Về các trường hợp có kết quả dương tính, thì có thể bao gồm:
- Đối với đối tượng người bệnh có sốt:
Cần thực hiện xét nghiệm thêm các bệnh lý nhiễm khuẩn, ví dụ là bệnh viêm màng não mô cầu, thương hàn, sởi, bệnh bạch hầu,...
- Đối với đối tượng người bệnh không bị sốt:
Cần tham khảo các trường hợp sau:
-
Do bệnh miễn dịch, dị ứng, chẳng hạn là viêm thành mạch dị ứng.
-
Do bị thiếu vitamin C hay vitamin PP.
-
Do một số bệnh như: xơ gan, lao, suy thận, tiểu đường,…
-
Do những yếu tố đông máu của huyết tương bị thiếu hụt.
-
Do bệnh tiểu cầu.
-
Do có sự xuất hiện hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch.
Ngoài ra, trong ngoại khoa, sản khoa hoặc trong các chuyên khoa khác cũng có thể gặp kết quả dương tính của nghiệm pháp này.
4. Một số lưu ý liên quan đến nghiệm pháp dây thắt
Đây là một nghiệm pháp có những ưu điểm như đơn giản, dễ tiến hành; đồng thời cũng không tiềm ẩn rủi ro. Mặc dù vậy, kết quả nhận được có thể bị ảnh hưởng bởi một số sai sót như:
- Nhầm lẫn với những nốt xuất huyết đã xuất hiện trước khi tiến hành thực hiện nghiệm pháp này do không kiểm tra hoặc đã kiểm tra nhưng không kỹ càng.
- Tạo áp lực trong một khoảng thời gian chưa đủ dài.
- Tạo áp lực quá thấp hoặc quá cao (làm người bệnh bị đau).
Nghiệm pháp dây thắt có thể được sử dụng để phát hiện sớm sốt xuất huyết. Tuy nhiên, nó không phải là dấu hiệu đặc hiệu của bệnh lý này. Đối với các trường hợp bệnh nhân muốn có kết quả chính xác xác định có bị sốt xuất huyết hay không thì nên thực hiện thêm các xét nghiệm khác.
Lời khuyên dành cho người bệnh là không nên tự ý thực hiện này tại nhà và đưa ra kết luận. Thay vào đó, cần đến tại các cơ sở y tế.
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để thực hiện nghiệm pháp dây thắt
Thông qua bài viết trên đây, bạn đọc đã được chia sẻ một số thông tin tổng quan về nghiệm pháp dây thắt. Nếu có nhu cầu được chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe, quý khách có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - một địa chỉ y tế với bề dày hoạt động gần 30 năm kinh nghiệm đồng hành trong chăm sóc khỏe người dân.
Bệnh viện không những được đầu tư về nguồn nhân lực với đội ngũ chuyên gia y tế, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tận tâm với bệnh nhân; mà còn nổi bật ở sự đầu tư về hệ thống trang thiết bị y tế tiên tiến, đáp ứng mọi nhu cầu khám chữa bệnh cho khách hàng.
Để được tư vấn sức khỏe, quý khách hàng có thể gọi điện trực tiếp đến đường dây nóng: 1900 56 56 56 của MEDLATEC. Ngoài ra, quý khách cũng có thể đặt lịch khám sớm để không mất thêm thời gian chờ đợi khi đến thăm khám trực tiếp tại bệnh viện.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!