Tin tức

Nghiến răng khi ngủ có phải là triệu chứng của bệnh nguy hiểm?

Ngày 22/04/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Tình trạng nghiến răng khi ngủ không chỉ gây ra những bất tiện cho những người xung quanh mà còn có thể khiến cho người bệnh gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm sau này, thậm chí là biến dạng mặt. 

1. Triệu chứng nghiến răng khi ngủ là do bị bệnh gì?

Tình trạng nghiến răng khi ngủ được hiểu là hoạt động cơ hàm siết chặt vào nhau tạo ra những âm thanh khó chịu, hiện tượng này thông thường chỉ xuất hiện khi người bệnh đang ngủ. Hiện tượng nghiến răng khi ngủ có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào thậm chí từ những người có sức khỏe rất tốt. 

Mặc dù vậy, hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy nguyên nhân chính gây ra tình trạng này mà chỉ có khác yếu tố có thể tác động đến như:

  • Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng đầu óc trong cả ngày làm việc, stress,...

  • Những người bị lệch khớp cắn cũng có nguy cơ nghiến răng nhiều hơn.

  • Người bệnh đang bị các bệnh lý dị ứng.

  • Tư thế ngủ cũng có thể là yếu tố tác động đến hiện tượng nghiến răng.

  • Tình trạng nghiến răng xuất hiện ở trẻ nhỏ nhiều hơn bình thường.

  • Những người bị mắc các chứng bệnh liên quan đến hệ thần kinh như rối loạn thần kinh, tâm thần, động kinh, mất trí nhớ,...

  • Bệnh nhân bị hội chứng trào ngược dạ dày cũng có nguy cơ bị nghiến răng.

  • Các hoạt động không lành mạnh như sử dụng các chất kích thích, uống quá nhiều rượu bia hay chế độ ăn uống cũng có tác động không nhỏ đến tình trạng nghiến răng khi ngủ.

Quá căng thẳng đầu óc khi làm việc có thể dẫn tới tình trạng nghiến răng khi ngủ

Quá căng thẳng đầu óc khi làm việc có thể dẫn tới tình trạng nghiến răng khi ngủ

Ngoài ra, các nghiên cứu nha khoa cho thấy rằng tình trạng nghiến răng khi ngủ còn có thể là do yếu tố di truyền học. Có tới hơn 20% những người bị nghiến răng khi ngủ đều có người thân trong gia đình từng gặp phải tình trạng này. 

2. Nghiến răng khi ngủ nguy hiểm như thế nào?

Mặc dù tình trạng nghiến răng khi ngủ rất dễ phát hiện bởi những người thân xung quanh thế nhưng không phải ai cũng thực sự quan tâm đến vấn đề này. Nghiến răng có thể chỉ xuất hiện một vài lần và sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng gì đến tình hình sức khỏe người nghiến răng. 

Tuy nhiên, có những trường hợp người bệnh nghiến răng trong khi ngủ kéo dài trong nhiều ngày nhưng không hề có dấu hiệu ngừng và bị mắc phải nhiều biến chứng do tình trạng này gây ra.

  • Nghiến răng thường xuyên sẽ khiến chất lượng răng bị kém dần: Như các bạn đã biết thì răng được bảo vệ tốt nhất khi có lớp men răng khỏe mạnh, vậy thì khi các chiếc răng cọ xát vào nhau quá nhiều sẽ khiến lớp men răng bị bào mòn đáng kể. Thậm chí, nhiều trường hợp người bệnh nghiến răng quá nhiều có thể khiến răng bị sứt mẻ hoặc gãy.

  • Nghiến răng khi ngủ khiến răng bị sâu: Mặc dù đây không phải là nguyên nhân điển hình gây vi khuẩn virus dễ dàng xâm nhập vào chân răng, tủy răng,...

  • Tình trạng nghiến răng khi ngủ có thể chỉ là một hiện tượng nhỏ thế nhưng nó sẽ gây ra nhiều tác hại lớn đến sức khỏe răng miệng hay thậm chí khiến mặt bị biến dạng. Xương hàm hoạt động quá nhiều sẽ khiến các cơ mặt cũng buộc phải hoạt động theo khiến cho cơ mặt bị chảy sệ, bị sưng phù. Mặc dù trường hợp mặt bị biến dạng do tình trạng nghiến răng kéo dài không quá ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe thế nhưng lại mất đi tính thẩm mỹ cao.

  • Nghiến răng khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn uống: Người bệnh nghiến răng quá nhiều vào ban đêm khiến cơ hàm hoạt động quá nhiều cho nên khi thức dậy cơ hàm sẽ bị mỏi, đau nhức hay có khi bị sưng tấy, việc nhai thức ăn sẽ gặp khó khăn,...

  • Bên cạnh những tác hại trực tiếp đến người nghiến răng, thì chính những âm thanh khó chịu được phát ra từ hiện tượng nghiến răng cũng sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ của những người xung quanh. Có nhiều trường hợp người nghiến răng gây ra âm thanh to đến mức mà người nằm bên cạnh bị chứng mất ngủ.

Tình trạng nghiến răng khi ngủ kéo dài có thể khiến răng bị sâu

Tình trạng nghiến răng khi ngủ kéo dài có thể khiến răng bị sâu

3. Chữa bệnh nghiến răng khi ngủ như thế nào?

Để có thể đưa ra những phương pháp chữa trị phù hợp thì các chuyên gia sẽ phải tìm ra các nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng nghiến răng khi ngủ của bệnh nhân. Tùy thuộc vào các yếu tố tâm lý, cấu tạo răng miệng hay những tác nhân gây ra hiện tượng này mà các biện pháp điều trị sẽ khác nhau.

Trong trường hợp người bệnh bị ảnh hưởng do tâm lý như căng thẳng đầu óc, stress công việc thì việc nghỉ ngơi sẽ giúp ích không nhỏ đến quá trình điều trị bệnh. Tiếp sau đó, người bệnh nên đi kiểm tra răng miệng xem có bất kỳ triệu chứng bệnh nào khác không hoặc có tổn thương do nghiến răng gây ra hay chưa? Từ đó các bác sĩ sẽ chỉ định chữa các bệnh về răng miệng song song với việc chữa trị tình trạng nghiến răng khi ngủ.

Một trong những phương pháp trị nghiến răng phổ biến nhất hiện nay đó chính là sử dụng máng chống nghiến răng khi ngủ. Người bệnh sẽ được chỉ định đeo máng chống nghiến răng vào miệng trước khi đi ngủ, đây là một biện pháp hiệu quả tránh các biến chứng do nghiến răng gây ra thế nhưng lại gây ra một số khó chịu cho người đeo. Chính vì vậy, cho dù biện pháp tốt thế nhưng lại ít người muốn sử dụng.

Có thể sử dụng máng chống nghiến để cải thiện tình trạng nghiến răng khi ngủ

Có thể sử dụng máng chống nghiến để cải thiện tình trạng nghiến răng khi ngủ

Ngoài ra, nếu trường hợp người bệnh bị lệch khớp cắn thì các bác sĩ sẽ khuyến cáo nên niềng răng để tránh các ảnh hưởng có thể đến sau này, không chỉ là nghiến răng mà còn là các bệnh lý về răng miệng, nướu hay tủy răng.

Thói quen sinh hoạt cũng nên được người bệnh thay đổi theo hướng tích cực hơn như: hạn chế uống các loại đồ uống có cồn, có gas, không sử dụng các chất kích thích và hạn chế tối đa việc ăn các loại thực phẩm gây tổn thương men răng.

Nếu bạn có nhu cầu khám chữa tình trạng nghiến răng khi ngủ hay các bệnh về răng miệng thì hãy liên hệ với bệnh viện chúng tôi để có được sự hỗ trợ tốt nhất. Bạn có thể dễ dàng đặt lịch khám bệnh tại bệnh viện MEDLATEC bằng cách gọi tới tổng đài 1900 56 56 56.

Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:

- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0985 01 8688 (Gọi điện - Zalo)

- Website: meddental.vn 

- Địa chỉ cơ sở:

  •  Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  •  Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
  •  Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
  •  Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
  •  Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.