Tin tức
Người bị chuột rút thiếu chất gì và cách khắc phục hiệu quả
- 02/05/2020 | Chuột rút do đâu và cách khắc phục hiệu quả
- 04/12/2020 | Chuột rút bắp chân ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục
1. Ai có khả năng cao bị chuột rút?
Tình trạng chuột rút có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Trong đó, những đối tượng sau tình trạng này có thể diễn ra thường xuyên hơn:
1.1. Phụ nữ mang thai
Khi mang thai, khối lượng của thai nhi sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên đôi chân của người mẹ, điều đó khiến cách mạch máu, các dây thần kinh bị chèn ép, lâu dần sẽ dẫn đến hiện tượng chuột rút. Không chỉ vậy, cơ chế tích nước trong cơ thể ở phụ nữ mang thai cũng gây ra tình trạng mất cân bằng điện giải dẫn đến hiện tượng chuột rút.
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị chuột rút
1.2. Người già
Hệ cơ bắp, hệ thần kinh ở người già thường đã bị suy thoái. Điều này dẫn đến những cơn co thắt cơ nghiêm trọng hoặc tê bì chân tay ở người già.
1.3. Vận động viên bơi lội, chạy bộ
Vận động viên là đối tượng sử dụng cơ bắp trong hầu hết thời gian hoạt động. Nếu không khởi động kỹ càng, các cơ rất dễ bị co thắt trong quá trình tập luyện. Không chỉ vận động viên, những người phải vận động cơ bắp quá nhiều trong thời gian ngắn cũng rất dễ bị chuột rút.
2. Bị chuột rút thiếu chất gì?
Bị chuột rút rất có thể là do bạn thiếu các chất sau:
2.1. Thiếu canxi
Bạn sẽ bị hạ canxi máu khi cơ thể thiếu canxi. Khi bị hạ canxi máu một cách đột ngột, người bệnh có thể bị co thắt cơ, chuột rút hoặc cứng cơ gây ra sự đau đớn và khó chịu.
Hiện tượng chuột rút có thể là do cơ thể thiếu các chất cần thiết như canxi
2.2. Thiếu nước hoặc thừa nước
Tình trạng thiếu hoặc thừa nước trầm trọng sẽ dẫn đến mất cân bằng điện giải trong cơ thể. Điều này khiến các cơ dễ bị co thắt hơn dẫn đến hiện tượng chuột rút.
Khi hoạt động nhiều dưới trời nắng gắt, đổ mồ hôi nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước và muối khoáng. Từ đó dẫn đến những cơn co cơ hay chuột rút. Hiện tượng mất nước do luyện tập thường khiến các dây thần kinh bị ảnh hưởng nhiều hơn là các tác nhân vật lý.
2.3. Thiếu khoáng chất
Những khoáng chất như magie, kali đóng vai trò quan trọng, giúp cơ thể khỏe mạnh. Khi bị thiếu hụt các khóa chất này, cơ thể sẽ thường xuyên bị chuột rút hơn do mất cân bằng điện giải.
Thiếu canxi và khoáng chất là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuột rút
2.4. Thiếu oxy đến các cơ
Khi vận động mạnh, cơ thể cần phải sử dụng nhiều oxy, nhịp thở tăng khiến lượng oxy đưa đến các cơ bị giảm đi. Sự thiếu hụt oxy sẽ khiến các cơ dễ bị chuột rút.
2.5. Những nguyên nhân khác
Bạn đã biết bị chuột rút thiếu chất gì rồi chứ. Ngoài ra, hiện tượng này còn do các nguyên nhân sau:
Căng thẳng, lo lắng
Tâm trạng lo lắng quá mức sẽ khiến các hormone trong cơ thể bị rối loạn. Mất cân bằng hormone sẽ dẫn đến tình trạng tăng nhịp tim, tăng huyết áp gây ra hiện tượng chuột rút.
Thường xuyên lo lắng, stress cũng khiến các hormone trong cơ thể bị mất cân bằng gây ra hiện tượng chuột rút
Vận động quá sức
Trường hợp này thường xuyên xảy ra ở các vận động viên hoặc những người lao động nặng nhọc. Tình trạng cơ bắp bị mỏi gây ra chấn thương sẽ dẫn đến hiện tượng chuột rút. Ngoài ra, việc vận động quá sức khiến lượng đường ở gan bị sụt giảm đột ngột cũng dẫn đến hiện tượng co cơ, chuột rút.
Suy giảm hệ tĩnh mạch ở chân
Có đến 70% trường hợp người thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm là do nguyên nhân suy giảm hệ thống tĩnh mạch ở chân. Sự tắc nghẽn máu tĩnh mạch khiến các cơ dễ bị kích thích và gây ra hiện tượng chuột rút khi đang ngủ.
3. Nên ăn, uống gì để tránh bị chuột rút?
Để tránh bị chuột rút, bạn thực hiện theo các cách dưới đây:
3.1. Uống đủ nước
Bạn cần phải uống đủ nước để đảm bảo lượng nước nạp vào cơ thể trong khoảng 2 - 3 lít mỗi ngày. Bạn không nên uống ít nước và cũng nên uống quá nhiều nước vì cả hai trường hợp đều có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng điện giải trong cơ thể.
Nếu là người thường xuyên chơi thể thao, bạn cần chuẩn bị trước những thức uống bù nước và điện giải hiệu quả để tránh bị chuột rút.
3.2. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều kali
Những thực phẩm chứa nhiều kali bạn có thể lựa chọn như:
-
Chuối.
-
Nho.
-
Quả chà là.
-
Các loại đậu.
-
Cải bắp.
-
Cam, bưởi.
-
Cà chua.
-
Cá ngừ.
Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều kali bạn cũng cần lưu ý về tình trạng sức khỏe thận của mình.
3.3. Bổ sung các thực phẩm giàu canxi
Các loại thực phẩm giàu canxi:
-
Sữa và các chế phẩm từ sữa.
-
Tôm, cua, cá.
-
Các loại hạt dinh dưỡng.
-
Rau xanh có lá đậm.
Thói quen ăn uống này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng hạ canxi máu và cũng giảm được nguy cơ bị chuột rút.
Uống nhiều nước và bổ sung đầy đủ canxi, kali và magie để tránh hỏi tình trạng bị chuột rút
3.4. Sử dụng thực phẩm chức năng
Đôi khi việc hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm không đạt được hiệu quả cao nên bạn có thể dùng thêm các viên uống bổ sung canxi, magie, kali và các vitamin khác.
Bạn nên đến thăm khám tại các phòng khám, cơ sở y tế uy tín để biết được tình trạng chuột rút của mình là do đâu, từ đó có hướng giải quyết đúng đắn. Chỉ bổ sung thực phẩm chức năng khi có chỉ định của bác sĩ.
4. Nên làm gì để tránh bị chuột rút?
Những cách đơn giản sau có thể khiến chứng chuột rút tránh xa bạn:
-
Giữ ấm chân vào mùa lạnh: Nếu bạn bị chuột rút thường xuyên, bạn cần phải chú ý giữ ấm hoặc chườm ấm cho chân, đặc biệt là vùng hay bị chuột rút.
-
Thư giãn cơ thể, tránh căng thẳng, mệt mỏi: Hãy chú ý dành thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc để hormone trong cơ thể được cân bằng.
-
Không ngồi hoặc nằm đè lên chân quá lâu, tránh đi giày cao gót trong thời gian dài.
-
Tập thể dục thường xuyên, bạn có thể chọn những bài tập nhẹ nhàng như Yoga, đi bộ hoặc đạp xe,...
Bạn đã biết bị chuột rút thiếu chất gì rồi chứ? Bạn có thể áp dụng những biện pháp mà MEDLATEC đã nêu ra trong bài viết để giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng bị chuột rút thường xuyên.
Nếu bạn gặp phải tình trạng chuột rút kéo dài không dứt thì bạn cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!