Tin tức

Người bị tiểu đường ăn bí đỏ được không? Dùng bí đỏ cách nào để không tăng đường huyết?

Ngày 21/07/2025
Tham vấn y khoa: BS. Phạm Thị Nhi
Bí đỏ là thực phẩm dễ chế biến, giàu dinh dưỡng nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, hàm lượng tinh bột và vị ngọt của loại quả này lại khiến nhiều người lo lắng không biết bị tiểu đường ăn bí đỏ được không? Câu trả lời cho câu hỏi này là có thể ăn nhưng cần kiểm soát liều lượng và cách chế biến hợp lý. Để biết cách dùng bí đỏ an toàn với bệnh nhân tiểu đường, bạn có thể tham khảo chia sẻ trong bài viết sau.

1. Quả bí đỏ có thành phần dinh dưỡng như thế nào?

Bí đỏ là loại quả giàu dinh dưỡng, điển hình nhất là các loại dưỡng chất như:

  • Chất xơ giúp quá trình hấp thu đường được diễn ra chậm lại.
  • Beta-caroten tốt đối với hệ miễn dịch và thị lực.
  • Vitamin C, E, B1, B6,... góp phần tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ chuyển hóa.
  • Khoáng chất như kali, magie, sắt,... tốt cho tim mạch và hệ thần kinh.
  • Chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và chống lão hóa tế bào.

Quả bí đỏ nhiều dưỡng chất tốt với hệ miễn dịch

Quả bí đỏ nhiều dưỡng chất tốt với hệ miễn dịch

2. Người bị tiểu đường ăn bí đỏ được không? Trường hợp nào không nên ăn?

2.1. Bí đỏ có chỉ số đường huyết cao hay thấp?

Chỉ số đường huyết của bí đỏ tương đối cao (khoảng 75 - 85) nên sau khi ăn có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng. Đây chính là lý do nhiều người băn khoăn về vấn đề: bị tiểu đường ăn bí đỏ được không.

2.2. Bị tiểu đường có thể ăn bí đỏ hay không?

Câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi “bị tiểu đường ăn bí đỏ được không” là: bị tiểu đường vẫn có thể ăn bí đỏ, nhưng cần kiểm soát hàm lượng và chú ý cách chế biến phù hợp để không làm tăng đường huyết đột ngột.

Bí đỏ chứa carbohydrate dễ chuyển hóa thành đường trong máu. Vì thế, khi ăn quá nhiều hoặc chế biến theo cách không phù hợp, sau khi ăn bí đỏ, đường huyết có thể tăng cao.

2.3. Bị tiểu đường trong trường hợp nào nên hạn chế ăn bí đỏ?

Các trường hợp sau nên thận trọng với việc sử dụng bí đỏ:

  • Chỉ số đường huyết đang cao hoặc khó kiểm soát.
  • Đang điều trị tiểu đường bằng thuốc hoặc insulin.
  • Người có biến chứng tiểu đường nặng, đặc biệt là biến chứng ở thận hoặc hệ thống tim mạch.

3. Lợi ích của bí đỏ đối với bệnh nhân tiểu đường và cách sử dụng

3.1. Bí đỏ có lợi gì cho bệnh nhân tiểu đường?

Nếu biết cách sử dụng đúng, bạn không những không phải lo lắng về vấn đề “bị tiểu đường ăn bí đỏ được không” mà còn tận dụng được rất nhiều lợi ích của loại quả này:

  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết: Hàm lượng chất xơ trong bí đỏ có thể làm chậm quá trình hấp thu glucose để tránh tăng đường huyết đột ngột.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin A, C và chất chống oxy hóa trong bí đỏ chính là thành phần hỗ trợ phòng ngừa viêm nhiễm – yếu tố cần thiết để kiểm soát nguy cơ biến chứng tiểu đường.
  • Hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón: Chất xơ trong bí đỏ giúp người bệnh cải thiện tiêu hóa, tránh táo bón – một trong những vấn đề thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường lâu năm.
  • Kiểm soát cân nặng: Bí đỏ ít calo và tạo cảm giác no lâu nên sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường hạn chế ăn vặt – yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát đường huyết.

Biết cách dùng bí đỏ có thể kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường

Biết cách dùng bí đỏ có thể kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường

3.2. Cách sử dụng bí đỏ an toàn cho người tiểu đường

3.2.1. Hàm lượng bí đỏ nên dùng khi bị tiểu đường

Người bị tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 100 - 150g/bữa và không quá 2 - 3 lần/tuần. Thời điểm tốt nhất nên ăn bí đỏ là bữa sáng hoặc bữa trưa vì đây là lúc cơ thể có nhiều thời gian tiêu hóa và chuyển hóa năng lượng.

Kết hợp bí đỏ với chất đạm từ thịt nạc, cá, trứng,... và chất xơ từ rau xanh sẽ giảm tốc độ hấp thu đường, giúp người bệnh tránh được tâm lý lo lắng bị tiểu đường ăn bí đỏ được không

3.2.2. Những điều nên thực hiện khi chế biến bí đỏ cho bệnh nhân tiểu đường

Người bị tiểu đường nên chế biến bí đỏ bằng cách luộc hoặc hấp để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng. Bí đỏ có thể kết hợp với thịt bằm, tôm hoặc gà giúp tăng hương vị cho món ăn.

Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng có thể ăn súp bí đỏ, uống sữa hạt bí đỏ không đường, làm bánh bí đỏ với yến mạch hoặc ngũ cốc nguyên cám,... chủ ý không thêm đường, sữa đặc hoặc kem tươi.

3.2.3. Những điều nên tránh 

Cần tránh những điều sau đây khi sử dụng bí đỏ cho bệnh nhân tiểu đường:

  • Cho thêm bột ngọt, đường hay nước dùng từ xương vào món ăn.
  • Ăn các loại bánh bí đỏ bán sẵn có nhiều đường và chất béo.
  • Ăn chè bí đỏ, bí đỏ nấu nước cốt dừa vì đây là những món ăn giàu đường và chất béo bão hòa, có thể làm tăng đường huyết.
  • Bí đỏ chiên, xào nhiều dầu, dễ tăng calo, không tốt cho người cần kiểm soát cân nặng và mỡ máu.

3.3. Lưu ý khác khi sử dụng bí đỏ cho bệnh nhân tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường nếu ăn bí đỏ cần theo dõi đường huyết sau ăn 2 giờ, nếu phát hiện đường huyết tăng cao thì nên giảm khẩu phần ở những lần sử dụng sau đó. Tốt nhất, người bệnh nên thay đổi luân phiên các loại rau củ có chỉ số đường huyết thấp hơn bí đỏ như rau cải, mướp, bầu, bí xanh,... kết hợp tập luyện thể dục hàng ngày để tiêu hao năng lượng.

Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn chế độ ăn khi bị tiểu đường

Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn chế độ ăn khi bị tiểu đường

Như vậy, bệnh nhân tiểu đường ăn bí đỏ được không, câu trả lời là có thể ăn nhưng cần biết cách chế biến và kiểm soát hàm lượng tiêu thụ. Chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường nên được cá nhân hóa tùy vào tình trạng bệnh, loại thuốc đang sử dụng và chỉ số đường huyết ở thời điểm hiện tại. Vì thế, người bệnh nên có sự tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định đưa bí đỏ vào thực đơn của mình. 

Nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ tăng đường huyết như: khát nước liên tục, mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần,... quý khách hàng có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56, đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Bằng cách này, quý khách sẽ được chẩn đoán đúng và biết cách điều chỉnh để kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của mình.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ