Tin tức
Người điều trị ung thư nên biết: ưu nhược điểm của phương pháp hóa trị
- 01/09/2021 | Thực phẩm giải độc sau hóa trị ung thư theo tư vấn của bác sĩ
- 25/08/2021 | Hóa trị trong điều trị ung thư và những thông tin cần biết
- 17/09/2020 | Giúp bạn tìm hiểu về tác dụng phụ của hóa trị
1. Một số kiến thức tổng quan về phương pháp hóa trị
1.1. Thế nào là hóa trị
Hóa trị (tên khoa học là Chemotherapy) là phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng một hay nhiều loại thuốc để tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển, xâm lấn của các tế bào ung thư tới những vùng khác của cơ thể.
Hóa trị ung thư giúp kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư tới các vùng khác trên cơ thể
Tùy vào độ tuổi, sức khỏe của bệnh nhân và giai đoạn bệnh mà sẽ dùng loại thuốc phù hợp với từng người. Thuốc dùng để hóa trị sẽ được đưa vào cơ thể thông qua đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch, động mạch.
1.2. Mục đích của hóa trị trong điều trị ung thư là gì
Việc áp dụng điều trị hóa trị cho bệnh nhân ung thư chủ yếu nhằm:
- Ngăn cản tế bào ung thư không lây lan.
- Khiến cho sự phát triển của khối u trở nên chậm hơn.
- Giảm nhẹ các triệu chứng ung thư ở từng bệnh nhân.
1.3. Khi nào cần điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị
Hóa trị là biện pháp dùng để điều trị rất nhiều bệnh ung thư khác nhau. Phương pháp này thường không có sự phân biệt áp dụng cho loại bệnh ung thư nào nhưng điều đó không có nghĩa là mọi giai đoạn của bệnh ung thư đều có thể điều trị bằng hóa trị. Việc khi nào dùng hóa trị cho từng bệnh nhân cụ thể là do bác sĩ cân nhắc và định hướng.
Có những bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng hóa trị kết hợp với chế độ luyện tập và dinh dưỡng là đủ nhưng cũng có trường hợp lại phải kết hợp hóa trị với các phương pháp điều trị ung thư khác. Hóa trị áp dụng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có tác dụng giúp bệnh nhân giảm đau đớn để có chất lượng sốt tốt hơn.
Hóa trị đem lại hiệu quả trị bệnh tích cực với nhiều bệnh nhân ung thư phổi
Cụ thể, hầu hết các trường hợp sau sẽ cần điều trị ung thư bằng hóa trị:
- Sau phẫu thuật: hóa trị nhằm mục đích loại bỏ tế bào ung thư mà phẫu thuật chưa loại bỏ hết hoặc tế bào ung thư quá nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nhờ đó mà nguy cơ tái phát ung thư được giảm xuống.
- Trước phẫu thuật: hóa trị giúp cho kích thước khối u được thu nhỏ từ đó tạo điều kiện cho quá trình phẫu thuật trở nên thuận lợi hơn.
- Trường hợp di căn: hóa trị giúp giảm bớt các triệu chứng nghiêm trọng do khối u di căn hoặc làm giảm bớt kích thước của khối u.
1.4. Số lần hóa trị ở mỗi bệnh nhân là bao nhiêu
Cũng giống như trên, số lần hóa trị trong điều trị ung thư ở từng bệnh nhân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: phản ứng của cơ thể với thuốc, loại thuốc dùng để hóa trị, loại bệnh ung thư đang mắc phải,... Có trường hợp chỉ phải hóa trị vài lần nhưng lại cũng có những trường hợp phải hóa trị đều đặn mỗi ngày, mỗi tuần hoặc mỗi tháng.
Bác sĩ giải thích cặn kẽ về ưu nhược điểm của phương pháp hóa trị trước khi điều trị cho bệnh nhân
Nhìn chung, hầu hết các cuộc hóa trị đều có một chu kỳ nhất định và giữa các đợt hóa trị sẽ có quãng thời gian nghỉ ngơi để cho các tế bào bình thường kịp khỏe lại trước khi đến với chu kỳ hóa trị tiếp theo. Thường thì hóa trị sẽ chia làm nhiều đợt điều trị, mỗi đợt khoảng 1 ngày - 1 tuần. Lần hóa trị đầu tiên được gọi là chu kỳ một và cứ thế các lần sau sẽ là chu kỳ 2, chu kỳ 3,... Những trường hợp tái phát ung thư sau điều trị bác sĩ có thể cân nhắc tiếp tục hóa trị nên thời gian thực hiện phương pháp này của bệnh nhân sẽ dài hơn.
2. Những ưu nhược điểm của phương pháp hóa trị trong điều trị bệnh ung thư
Bất kỳ một phương pháp điều trị bệnh lý nào chứ không chỉ ung thư đều có những ưu - nhược điểm nhất định. Tìm hiểu ưu nhược điểm của phương pháp hóa trị sẽ giúp bản thân mỗi bệnh nhân hiểu hơn về cách thức mà mình đang được điều trị, từ đó giảm thiểu được những lo lắng vu vơ không đáng có. Riêng đối với điều trị ung thư bằng hóa trị, ưu - nhược điểm của phương pháp này là:
2.1. Ưu điểm
Bản thân tế bào ung thư có khả năng sinh trưởng và phát triển với tốc độ rất nhanh nên việc dùng thuốc hóa trị qua mạch máu sẽ nhanh chóng tìm được và tiêu diệt chúng để giúp cho khối u teo dần. Hiệu quả đạt được là thời gian sống của bệnh nhân được kéo dài hơn. Đặc biệt, với một số loại bệnh ung thư hóa trị còn giúp chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
2.2. Nhược điểm
Nhược điểm của điều trị ung thư bằng hóa trị đó là trong quá trình dùng thuốc, một số tế bào có tốc độ phát triển nhanh như các tế bào ung thư nhưng không phải ung thư cũng sẽ bị hóa chất tiêu diệt. Bên cạnh đó, hóa trị còn có nhiều tác dụng phụ như: chán ăn, khó ăn, mệt mỏi, viêm niêm mạc, rụng tóc, khó nói chuyện, sức đề kháng kém nên dễ bị cảm cúm,...
Thực ra tìm hiểu ưu - nhược điểm của phương pháp hóa trị là cần thiết nhưng điều đó không có nghĩa là thấy nhược điểm của nó liền từ chối điều trị. Bất kỳ phương pháp nào khi đưa ra áp dụng cho mỗi bệnh nhân đều có sự cân nhắc kỹ lưỡng từ bác sĩ.
Không những thế, hiện nay đã có một số loại thuốc hóa chất kháng ung thư mới có thể tập trung trúng đích vào các tế bào bị biến đổi ADN hoặc DNA để không tiêu diệt nhầm cả tế bào khỏe mạnh nên những tác dụng phụ của hóa trị cũng được giảm đi. Đặc biệt, sau khi điều trị bằng hóa trị bác sĩ còn hướng dẫn bệnh nhân về chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý để cơ thể có được sự phục hồi tốt nhất nên người bệnh không cần lo lắng quá.
Hy vọng chia sẻ về ưu nhược điểm của phương pháp hóa trị trên đây có thể giúp bạn đọc hình dung dễ hơn về hóa trị trong điều trị ung thư. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn đọc có thể gọi tới tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ có những thông tin giải đáp cặn kẽ và chính xác.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!