Tin tức

Thực phẩm giải độc sau hóa trị ung thư theo tư vấn của bác sĩ

Ngày 01/09/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư hiệu quả. Tuy nhiên, khi cơ thể phải tiếp nhận một lượng lớn hóa chất thì phương pháp này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy, nhóm thực phẩm nào giúp giải độc sau hóa trị? Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về các loại thực phẩm làm giảm tác hại của hóa trị đến sức khỏe.

1. Tác dụng phụ xuất hiện sau hóa trị ung thư

Hóa trị là phương pháp sử dụng hóa chất có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển. Tuy nhiên, loại hóa chất này có thể gây hại và phá hủy các tế bào bình thường của cơ thể. Do đó, việc giải độc sau hóa trị được nhiều người quan tâm. Trước khi tìm hiểu các phương pháp giúp giải độc tố, chúng ta cùng xem người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ gì khi hóa trị dưới đây:

Thay đổi thành phần của máu:

Sau khi điều trị, hóa chất có thể làm thay đổi các thành phần của máu trong cơ thể như sau:

  • Lượng hồng cầu trong máu giảm khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi. Trong trường hợp, cơ thể thiếu lượng hồng cầu quá lớn thì người bệnh có thể bị khó thở, suy nhược.

  • Bạch cầu giảm tạo điều kiện cho các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Do đó người bệnh dễ bị viêm nhiễm, lở loét miệng,…

  • Tiểu cầu trong máu giảm thường dẫn đến các hiện tượng như: chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, nôn ra máu,…

Buồn nôn:

Một số loại hóa chất được dùng để điều trị ung thư có thể gây nôn, ói. Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng này người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được chỉ định biện pháp giảm nôn hiệu quả.

Một số loại hóa chất được dùng để điều trị ung thư có thể gây nôn, ói

Một số loại hóa chất được dùng để điều trị ung thư có thể gây nôn, ói

Rối loạn tiêu hóa:

Hóa chất được sử dụng trong điều trị có thể tiêu diệt niêm mạc đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, sau khi hóa trị vài ngày người bệnh sẽ gặp phải tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón.

Rụng tóc:

Thuốc hóa trị có khả năng tiêu diệt tế bào bình thường của cơ thế, nhất là tế bào biểu bì, thành phần phụ của da như: nang lông, móng,… Do đó, sau khi hóa trị người bệnh thường bị rụng tóc, da khô hoặc nổi phát ban. Đồng thời, màu sắc móng tay và móng chân cũng chuyển sang màu vàng hoặc nâu. Chúng trở nên giòn và dễ gãy hơn so với bình thường, thậm chí có thể bong ra khỏi nền móng.

Sau khi hóa trị người bệnh thường bị rụng tóc, da khô hoặc nổi phát ban

Sau khi hóa trị người bệnh thường bị rụng tóc, da khô hoặc nổi phát ban

Châm chích ở tay chân:

Khi sử dụng thuốc hóa trị thuộc nhóm Vinca alkaloids, người bệnh sẽ bị châm chích, tê buốt, thậm chí là mất cảm giác hoàn toàn ở đầu bàn tay, chân. Triệu chứng này có thể lan rộng đến các chi nếu không điều trị đúng cách.

Trong quá trình hóa trị, người bệnh sẽ gặp phải tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những tác hại do hóa trị gây ra để có biện pháp phòng ngừa và xử lý.

2. Thực phẩm giải độc sau hóa trị ung thư

Việc giải độc sau hóa trị rất cần thiết với người mắc bệnh ung thư. Để giảm thiểu tác dụng phụ, đồng thời giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, người bệnh cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, nên chia nhỏ các bữa ăn, tăng cường lượng dịch (nước uống) cho cơ thể, ưu tiên đạm thực vật. Tuy nhiên, vẫn cần ăn đa dạng đạm động vật để bổ sung các acid amin thiết yếu cho cơ thể.

Nhóm thực phẩm người vừa hóa trị ung thư nên ưu tiên đưa vào bữa ăn như sau:

Thực phẩm giàu đạm:

Để giải độc sau hóa trị, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu đạm như: cá, thịt gà, trứng, đậu nành,… Đây là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời duy trì sự phát triển của cơ bắp. Không chỉ vậy, những thực phẩm này còn bổ sung các acid amin cần thiết cho người mắc ung thư.

Trong các bữa ăn, bạn nên đa dạng và cân đối việc sử dụng thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc động vật và thực vật. Điều này sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng chán ăn, đồng thời tăng cảm giác ngon miệng.

Để giải độc sau hóa trị, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu đạm như: cá, thịt gà, trứng, đậu nành,…

Để giải độc sau hóa trị, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu đạm như: cá, thịt gà, trứng, đậu nành,…

Kẹo gừng:

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong củ gừng chứa các hoạt chất gingerol và shogaol có tác dụng làm giảm tương tác giữa hệ thần kinh với dạ dày, từ đó giảm thiểu tình trạng nôn ói. Vì vậy sau khi hóa trị bạn nên ngậm kẹo, uống trà gừng hoặc ăn các món ăn chứa nhiều gừng để xoa dịu cơn buồn nôn, chóng mặt.

Đồng thời, mùi thơm của gừng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Để có thể ăn uống ngon miệng, bạn nên sử dụng chúng trước bữa ăn.

Hành, tỏi:

Việc ăn nhiều hành tây và tỏi không chỉ có tác dụng giải độc sau hóa trị mà còn giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Bởi vì, trong loại thực phẩm này chứa nhiều chất chống oxy hóa kích thích hệ thống miễn dịch chống lại tế bào ung thư.

Không chỉ vậy, hành, tỏi còn chứa một hàm lượng lớn kháng sinh thực vật có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Vì vậy, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm này vào trong món ăn bằng cách nướng, nấu chín hoặc ăn sống,… để giảm bớt tình trạng viêm nhiễm, tổn thương trên cơ thể.

Việc ăn nhiều hành tây và tỏi không chỉ có tác dụng giải độc sau hóa trị mà còn giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục

Việc ăn nhiều hành tây và tỏi không chỉ có tác dụng giải độc sau hóa trị mà còn giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục

Thực phẩm giàu xơ:

Thực phẩm giàu xơ sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng táo bón - triệu chứng thường gặp sau hóa trị. Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước và bổ sung vào bữa ăn của mình các thực phẩm như: rau, củ, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, đậu hà lan,…

Thực phẩm cầm tiêu chảy:

Sau khi hoàn tất quá trình hóa trị, một số người có thể bị tiêu chảy. Để tránh khỏi tác dụng phụ này, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột như: gạo, khoai tây, ngô,… Những thực phẩm này sẽ làm đặc chất thải trong đường ruột, giảm số lần đi ngoài. Đồng thời, bạn cũng nên tránh ăn các món ăn chiên xào, chứa nhiều dầu mỡ, để tình trạng tiêu chảy không trở nên nặng hơn.

Thực phẩm giảm khô miệng:

Khả năng tiết nước bọt của người bệnh giảm dẫn đến tình trạng khô miệng sau khi hóa trị. Ngay lúc này, bạn nên uống một ly nước ép cam hoặc chanh, bưởi,… Vị chua có trong các loại quả sẽ kích thích tuyến nước bọt hoạt động. Tuy nhiên, nếu niêm mạc miệng bị lở loét thì bạn nên hạn chế sử dụng chúng.

Thay vào đó, bạn có thể trộn vào thức ăn các loại nước nước hầm, nước sốt, sữa giúp giảm bớt tình trạng khô miệng. Để dễ ăn, bạn nên xay nhuyễn thức ăn hoặc nấu các món súp, cháo loãng. Đồng thời, bạn cũng nên tránh ăn các loại đồ ăn cay nóng và sắc nhọn gây kích ứng, tổn thương niêm mạc miệng.

Khi bị khô miệng, bạn nên uống một ly nước ép cam để kích thích tuyến nước bọt hoạt động

Khi bị khô miệng, bạn nên uống một ly nước ép cam để kích thích tuyến nước bọt hoạt động

Cà rốt:

Cà rốt là thực phẩm có tác dụng giải độc sau hóa trị, đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Vì vậy, bạn nên uống nước ép cà rốt mỗi ngày để bổ sung vitamin và tăng hiệu quả của phương pháp điều trị. Để tránh nhàm chán, bạn có thể dùng cà rốt để nấu súp hoặc làm gỏi,…

Việc giải độc sau hóa trị không chỉ giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục mà còn làm tăng khả năng điều trị của các phương pháp. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn những thực phẩm mà chúng tôi vừa chia sẻ để bổ sung vào bữa ăn của mình. Nếu tác dụng phụ xuất hiện sau hóa trị ngày càng nghiêm trọng, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.