Tin tức

Người mắc cúm khi nào cần đến viện? Có nên tự điều trị cúm tại nhà?

Ngày 13/02/2025
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Phương Dung
Mặc dù phần lớn các ca cúm có thể được điều trị tại nhà, nhưng có những trường hợp bệnh nhân cần phải đến viện để được chăm sóc y tế kịp thời. Vậy, mắc cúm khi nào cần đến viện và có nên tự điều trị cúm tại nhà? Bài viết này sẽ giúp bạn nhận diện dấu hiệu nguy hiểm và quyết định cách điều trị phù hợp nhất để bảo vệ sức khỏe.

1. Bệnh cúm: Nguyên nhân và triệu chứng 

Cúm là một trong những bệnh lý hô hấp rất phổ biến, do virus cúm (Influenza virus) gây ra. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp, đặc biệt vào mùa đông, khi điều kiện thời tiết khô lạnh dễ dàng tạo cơ hội cho virus phát triển.

Nguyên nhân gây bệnh cúm

Bệnh cúm chủ yếu do virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Có ba loại virus cúm chính: A, B và C với những thông tin cụ thể như sau: 

  • Virus cúm A: Đây là loại virus gây dịch cúm lớn và có thể thay đổi chủng (đột biến), dẫn đến những đợt cúm mới;

Cúm A có khả năng biến đổi nhanh chóng và gây ra dịch bệnh lớn nếu thiếu sự kiểm soát

Cúm A có khả năng biến đổi nhanh chóng và gây ra dịch bệnh lớn nếu thiếu sự kiểm soát 

  • Virus cúm B: Thường gây bệnh với mức độ nhẹ hơn và ít có khả năng biến đổi như cúm A;
  • Virus cúm C: Các triệu chứng ở mức độ nhẹ, không có nguy cơ gây dịch.

Triệu chứng bệnh cúm

Các triệu chứng của bệnh cúm thường xuất hiện đột ngột và có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng. Những dấu hiệu điển hình của cúm bao gồm:

  • Sốt cao (thường từ 38-40°C), kèm theo ớn lạnh;
  • Ho khan hoặc ho có đờm, đặc biệt là ho mạnh;
  • Đau họng và đau cơ;
  • Mệt mỏi và thiếu năng lượng, có thể kéo dài nhiều ngày;
  • Đau đầu;
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi;
  • Mất cảm giác ngon miệng và đôi khi có thể buồn nôn, tiêu chảy (nhất là ở trẻ em).

Ngoài các triệu chứng phổ biến này, một số người có thể cảm thấy khó thở hoặc có triệu chứng nghiêm trọng khác, đặc biệt là người già, trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc người có bệnh lý nền.

2. Người mắc cúm khi nào cần đến viện? 

Trong một số trường hợp, bệnh cúm có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt đối với những người có hệ miễn dịch yếu hoặc các nhóm nguy cơ cao. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là trẻ em từ 5 - 9 tuổi. Tuy nhiên, nhóm trẻ dưới 2 tuổi, người già và người mắc bệnh lý nền là những đối tượng có nguy cơ cao diễn biến nặng, thậm chí tử vong. Vì thế, việc nhận diện sớm các dấu hiệu nguy hiểm và biết được mắc cúm khi nào cần đến viện là rất quan trọng. 

Dưới đây là những dấu hiệu và trường hợp khi người mắc cúm cần đến viện ngay lập tức:

Khó thở hoặc thở gấp

Bệnh nhân cảm thấy khó thở, thở gấp hoặc cảm giác không thể thở đủ, đây là dấu hiệu nghiêm trọng có thể là biến chứng viêm phổi hoặc suy hô hấp.

Đau ngực hoặc cảm giác nặng ở ngực

Người bệnh có tình trạng đau ngực, đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề liên quan đến tim hoặc viêm phổi do virus cúm gây ra. 

Biết được bị cúm khi nào cần đến viện giúp người bệnh hạn chế những biến chứng nguy hiểm

Biết được bị cúm khi nào cần đến viện giúp người bệnh hạn chế những biến chứng nguy hiểm

Sốt cao không giảm

Nếu bệnh nhân bị sốt cao liên tục (trên 39°C) và không giảm dù đã uống thuốc hạ sốt, cần đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe và nhận sự chăm sóc y tế.

Triệu chứng kéo dài hoặc nặng dần

Nếu các triệu chứng cúm như ho, mệt mỏi kéo dài hơn 1 tuần hoặc trở nên nặng dần, người bệnh cần đến bệnh viện để xác định có bị nhiễm trùng thứ phát (như viêm phổi, viêm tai giữa) hay không.

Tiêu chảy hoặc nôn mửa nghiêm trọng (đặc biệt ở trẻ em)

Nếu bị cúm kèm theo tiêu chảy hoặc nôn mửa kéo dài, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được cấp cứu tại bệnh viện để bù nước và điều trị thích hợp.

Nếu gặp phải các dấu hiệu nguy hiểm kể trên, việc đến bệnh viện ngay lập tức là rất cần thiết để được chăm sóc y tế kịp thời. Việc chủ quan hoặc tự áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và để lại nhiều hệ lụy khôn lường đối với sức khỏe. 

3. Cách phòng ngừa cúm hiệu quả 

Cúm rất dễ lây lan, đặc biệt trong mùa đông hoặc khi thời tiết thay đổi. Hãy áp dụng những biện pháp dưới đây giúp giảm nguy cơ mắc cúm và bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như cộng đồng: 

Tiêm vắc xin cúm

Tiêm vắc xin hàng năm là phương pháp phòng ngừa cúm hiệu quả nhất. Vắc xin giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ bạn khỏi các chủng virus cúm phổ biến, giảm thiểu nguy cơ biến chứng khi nhiễm bệnh, đặc biệt là cúm mùa.

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa cúm hữu hiệu

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa cúm hữu hiệu 

Rửa tay thường xuyên

Virus cúm có thể lây lan khi chúng ta chạm vào các bề mặt bị nhiễm virus rồi đưa tay lên mặt (mắt, mũi, miệng). Do đó, hãy rửa tay đúng cách để ngăn ngừa cúm. 

Tránh tiếp xúc với người mắc cúm

Cúm lây qua không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc thậm chí nói chuyện. Do đó, nếu bạn biết ai đó đang mắc cúm, hãy tránh tiếp xúc trực tiếp và giữ khoảng cách an toàn tránh đến những địa điểm đông người khi địa phương đang có dịch. 

Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi

Khi ho hoặc hắt hơi, hãy dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay để che miệng và mũi, tránh việc virus lan ra không khí và trên các bề mặt xung quanh. Sau khi ho, bạn nên vứt khăn giấy vào thùng rác ngay và rửa tay sạch sẽ.

Giữ không gian sống và làm việc sạch sẽ

Thường xuyên lau chùi các bề mặt mà mọi người tiếp xúc nhiều như tay nắm cửa, bàn phím máy tính, điện thoại, điều khiển từ xa và các bề mặt công cộng khác bằng dung dịch sát khuẩn.

Tăng cường hệ miễn dịch

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin C và các dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng;
  • Vận động giúp cơ thể khỏe mạnh và cải thiện hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Như vậy, thông tin được trình bày trên đây đã góp phần giải đáp thắc mắc người mắc cúm khi nào cần đến viện? Người dân hãy theo dõi sức khỏe một cách chặt chẽ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường và chủ động tới các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. 

Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là cơ sở đáp ứng chẩn đoán, điều trị cúm một cách an toàn, hiệu quả. Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh phức tạp và điều kiện thời tiết bất lợi như hiện nay, người dân xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc cúm có thể sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi MEDLATEC để chẩn đoán bệnh một cách chính xác, nhanh chóng, tiện lợi.

MEDLATEC đáp ứng xét nghiệm cúm tận nơi nhanh chóng - tiện lợi

MEDLATEC đáp ứng xét nghiệm cúm tận nơi nhanh chóng - tiện lợi

Mọi nhu cầu tư vấn và chăm sóc sức khỏe người dân hãy liên hệ tới MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ