Nguyên nhân gây sốt đi ngoài ở trẻ nhỏ và cách điều trị hiệu quả | Medlatec

Nguyên nhân gây sốt đi ngoài ở trẻ nhỏ và cách điều trị hiệu quả

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh về đường ruột, tiêu hóa, nhất là tiêu chảy. Nếu tiêu chảy kèm theo triệu chứng sốt thì tình trạng sức khỏe của bé càng nguy hiểm hơn. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng sốt đi ngoài ở trẻ nhỏ hiệu quả?


23/10/2021 | Bệnh tiêu chảy trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?
23/10/2021 | Tiêu chảy rota là gì? Phương pháp điều trị bệnh như thế nào?
27/12/2020 | Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt

1. Tìm hiểu về tình trạng sốt đi ngoài ở trẻ nhỏ

1.1. Hiện tượng tiêu chảy (đi ngoài) ở trẻ

Bệnh tiêu chảy hay bố mẹ vẫn thường gọi là “đi ngoài” là hiện tượng phân của bé có dạng lỏng, thậm chí có chất nhầy hoặc có máu, bé đi ngoài nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, nếu con đi ngoài nhiều hơn mọi ngày mà đặc điểm phân không có bất thường, đồng thời trẻ vẫn bú nhiều, chơi đùa vui vẻ thì có thể do ngày hôm đó con ăn nhiều hơn mọi ngày. Trường hợp này mẹ không cần lo lắng quá. 

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt đi ngoài ở trẻ nhỏ

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt đi ngoài ở trẻ

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ: 

- Do trẻ bị nhiễm virus Rota. 

- Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn . 

- Một số bà mẹ cho con uống quá nhiều kháng sinh dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn, trong số đó bao gồm tiêu chảy.  

- Một số trẻ gặp phải những rắc rối khi cơ thể dung nạp Lactose cũng có thể là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy. 

- Trẻ bị dị ứng và ngộ độc thực phẩm. 

1.2. Khi bị tiêu chảy bé có thể kèm theo sốt

Những trường hợp trẻ bị tiêu chảy thường kèm theo một số dấu hiệu sau đây

- Cơ thể trẻ mệt mỏi và chán ăn. 

- Phân của trẻ có dạng lỏng, màu xanh hoặc vàng, kèm theo chất nhầy, kèm theo máu hoặc mủ, hoặc lẫn thức ăn không tiêu.

Cơ thể trẻ mệt mỏi khi bị sốt

Cơ thể trẻ mệt mỏi khi bị sốt

- Trẻ thường xuyên nôn trớ. 

- Sốt đi ngoài ở trẻ nhỏ cũng là một triệu chứng của bệnh tiêu chảy. Bé có thể sốt cao hoặc sốt nhẹ, tùy vào từng trường hợp. 

- Trẻ có hiện tượng đau bụng, mót rặn.

- Trẻ thường xuyên quấy khóc.

- Nguy hiểm hơn khi bé gặp phải triệu chứng mất nước do tiêu chảy, chẳng hạn như môi trẻ khô, mắt trũng, li bì, tiểu ít,… Tình trạng mất nước cần khắc phục kịp thời nếu không có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. 

2. Mẹ phải xử trí như thế nào với tình trạng sốt đi ngoài ở trẻ nhỏ

2.1. Nếu trẻ bị tiêu chảy mức độ nhẹ 

Với những trẻ bị tiêu chảy nhưng vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, mẹ có thể chăm sóc con tại nhà mà không phải dùng đến thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy. Mẹ nên lưu ý những điều sau: 

- Với những trường hợp trẻ đang bú mẹ, mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn để tránh tình trạng mất nước do tiêu chảy, đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho con giúp con có thêm năng lượng, tăng cường sức đề kháng từ sữa mẹ. 

Cho trẻ bú nhiều hơn để tránh nguy cơ mất nước

Cho trẻ bú nhiều hơn để tránh nguy cơ mất nước

- Với những trẻ đã bước vào giai đoạn ăn dặm: Mẹ nên cho con uống nhiều nước, có thể là nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau củ hoặc bổ sung nước điện giải sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ. Mẹ cũng có thể cho con uống nước dừa và pha thêm một chút muối. Nước dừa được đánh giá là chất điện giải tự nhiên, rất tốt cho trẻ để phòng ngừa tình trạng mất nước.

- Bé có thể chán ăn nhưng mẹ nên tìm cách để duy trì bổ sung bữa ăn và dưỡng chất cho trẻ một cách đầy đủ nhất để tránh tình trạng cơ thể bị suy nhược và đồng thời bổ sung dưỡng chất giúp cơ thể bé chống lại bệnh tốt hơn. Mẹ nên cho con ăn những thức ăn dạng lỏng, mềm để hạn chế áp lực cho hệ tiêu hóa và cũng là để giúp con ăn dễ dàng hơn. Nên chia nhỏ các bữa ăn và tránh ép trẻ ăn quá nhiều. 

- Đối với những trường hợp sốt đi ngoài ở trẻ nhỏ, mẹ nên cho con nghỉ ngơi và nới lỏng quần áo của bé, chườm khăn ấm cho bé để giúp bé hạ sốt. 

- Mẹ không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ mà chưa có sự tham khảo, tư vấn của bác sĩ, bao gồm cả men tiêu hóa và các loại thuốc cầm tiêu chảy,…

2.2.  Sốt đi ngoài ở trẻ nhỏ: Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc: 

- Trẻ khát nước nhiều.

- Trẻ khóc ra ít nước mắt hoặc không ra nước mắt. 

- Trẻ đi ngoài quá nhiều lần, trong khoảng 6 tiếng trẻ có thể đi ngoài nhiều hơn 8 lần. 

- Trẻ nôn mửa và đau bụng dữ dội. 

- Trẻ mệt mỏi, ngủ nhiều, lả dần đi, li bì, yếu ớt. 

- Trẻ liên tục sốt cao. 

- Bệnh kéo dài khoảng 3 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm. 

- Bệnh kéo dài, sau 3 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm.

3. Cách phòng ngừa sốt đi ngoài ở trẻ nhỏ

Dưới đây là những lưu ý để phòng ngừa tình trạng sốt đi ngoài ở trẻ nhỏ: 

- Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho trẻ ăn và trước khi chế biến đồ ăn cho trẻ, đồng thời vệ sinh dụng cụ nấu ăn cho trẻ sạch sẽ. 

- Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và thay bỉm cho bé. 

Mẹ nên rửa tay sạch trước khi chế biến món ăn cho trẻ

Mẹ nên rửa tay sạch trước khi chế biến món ăn cho trẻ

- Khi xử lý chất thải cho con mẹ nên cho chất thải của con vào túi kín và bỏ vào thùng rác, sau đó đừng quên đậy nắp thùng rác. 

- Nếu quần áo hay ga trải giường của bé có dính phân, mẹ nên giặt sạch sẽ và phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. 

- Đối với đồ ăn của trẻ, mẹ cần nấu chín kỹ, không cho trẻ ăn những loại đồ ăn ôi thiu. 

Hi vọng với những thông tin trên mẹ đã hiểu hơn về tình trạng sốt đi ngoài ở trẻ, đồng thời biết cách xử trí đúng hướng, chăm sóc trẻ đúng cách để trẻ sớm khỏe trở lại. Để tìm hiểu về các vấn đề sức khỏe của trẻ và được hướng dẫn chi tiết hơn về cách chăm sóc trẻ, mẹ có thể liên hệ với các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900565656. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với gói dịch vụ y tế chất lượng luôn mong muốn đồng hành cùng các bậc cha mẹ trên hành trình chăm sóc con yêu. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp