Tin tức

Bệnh tiêu chảy trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Ngày 23/10/2021
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Tiêu chảy là một vấn đề sức khỏe rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do trẻ bị nhiễm virus, vi khuẩn, hoặc ký sinh trùng, phổ biến nhất là rotavirus, vi khuẩn salmonella. Ở mức độ nhẹ, bệnh không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, ở những trường hợp nặng, bệnh có thể gây mất nước nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ tử vong. Vì thế, cha mẹ nên trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh tiêu chảy trẻ sơ sinh để biết cách xử trí hiệu quả, đảm bảo an toàn cho con. 

1. Những triệu chứng tiêu chảy trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sẽ có một số triệu chứng điển hình như bỏ bú, mệt mỏi, trẻ đi ngoài nhiều lần(nhiều hơn 3 lần mỗi ngày) và đặc điểm phân lỏng, có màu vàng hoặc xanh, một số trường hợp có lẫn máu trong phân. Tình trạng tiêu chảy trẻ sơ sinh có thể gây mất nước cho trẻ ở những mức độ khác nhau, cụ thể như sau: 

- Đối với những trường hợp trẻ bị mất nước mức độ nhẹ sẽ có biểu hiện khô miệng, trẻ khóc chảy ít nước mắt hoặc không chảy nước mắt, trẻ đi tiểu ít hơn bình thường, hay quấy khóc, trẻ có biểu hiện mệt mỏi

Khi bị tiêu chảy, trẻ thường quấy khóc

Khi bị tiêu chảy, trẻ thường quấy khóc

- Đối với những trường hợp trẻ bị mất nước mức độ vừa sẽ có dấu hiệu khô da, mắt trũng, bé uể oải, lờ đờ,...

- Đối với những trường hợp trẻ bị mất nước mức độ nặng sẽ có biểu hiện nghiêm trọng như thóp trũng, da của trẻ có dấu hiệu mất khả năng đàn hồi, trẻ li bì, thậm chí hôn mê, mạch đập nhanh, huyết áp tụt nhanh. Những trường hợp này không được điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. 

2. Tiêu chảy trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tiêu chảy chính là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vì thế, các bậc phụ huynh không nên chủ quan với căn bệnh này. Cụ thể:  

- Đối với những trường hợp tiêu chảy nhẹ, cha mẹ có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ và chăm sóc, theo dõi trẻ tại nhà. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan, cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. 

Nếu không xử trí đúng cách, bệnh tiêu chảy có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ

Nếu không xử trí đúng cách, bệnh tiêu chảy có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ

- Trong trường hợp chăm sóc sai cách khiến cho trẻ không được bù nước kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm, khiến cho trẻ bị kiệt sức, thậm chí gây trụy mạch và có thể dẫn đến tử vong. Mỗi năm trên thế giới có 3 - 5 triệu trẻ tử vong vì tiêu chảy. 

- Tình trạng tiêu chảy trẻ sơ sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng. Cụ thể là khi trẻ bị tiêu chảy, vi khuẩn, virus sẽ tấn công và gây tổn thương ruột của trẻ và dẫn tới thiếu enzym chuyển hóa đường lactose. Chính vì thế Lactose sẽ không được chuyển hóa mà có xu hướng tích lũy trong lòng ruột, giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở trẻ. Về lâu dài, tình trạng suy dinh dưỡng còn có thể khiến trẻ hạn chế phát triển về vóc dáng và trí tuệ. 

- Trên thực tế, một số bậc phụ huynh chưa hiểu rõ về tình trạng bệnh của trẻ đã tự ý mua thuốc cho con uống khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng và thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. 

3. Hướng dẫn cách xử lý tình trạng tiêu chảy sơ sinh

Khi trẻ có những biểu hiện bị tiêu chảy, mẹ nên xử lý như sau: 

- Trước hết, để tránh tình trạng trẻ bị mất nước quá nhiều, mẹ cần phải cho con bú nhiều hơn. Lượng sữa này sẽ có thể bù lại lượng nước mà cơ thể bé đã mất do tình trạng tiêu chảy gây ra. 

- Trong trường hợp bé đã uống được nước, mẹ có thể cho bé bổ sung nước điện giải oresol theo hướng dẫn của bác sĩ và hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất. Thông thường mẹ nên cho con uống thêm 50 - 100ml nước oresol. 

Mẹ nên đưa con đi khám kịp thời để phòng ngừa biến chứng

Mẹ nên đưa con đi khám kịp thời để phòng ngừa biến chứng

- Trước khi cho con bú và sau khi thay tã cho con, mẹ cần vệ sinh tay thật sạch sẽ. 

- Mẹ lưu ý không nên tự ý mua thuốc chống tiêu chảy cho con mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

- Đối với những bé đã bước sang thời kỳ ăn dặm, mẹ không nên vì quá lo sợ mà bắt con phải kiêng khem quá mức. Mẹ cần bổ sung vào bữa ăn của trẻ một số loại thực phẩm như chuối, táo, sữa chua,… Đồng thời cần tránh cho con ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ để tránh tình trạng tiêu chảy trẻ sơ sinh trở nên nghiêm trọng hơn. 

- Nếu trường hợp trẻ đang bú, mẹ có thể bổ sung vào chế độ ăn của mình một số loại thực phẩm như chuối, táo, bánh mì, trứng, sữa chua,… để cải thiện tình trạng phân lỏng của trẻ. 

- Mẹ cũng nên lưu ý rằng, trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài khoảng vài lần trong ngày và đặc điểm phân cũng như màu sắc của phân cũng có thể khác nhau vì thế mẹ cần quan sát và theo dõi chi tiết để tránh nhầm lẫn hiện tượng sinh lý với những vấn đề về tiêu hóa. Nếu phân có sự thay đổi nhẹ nhưng trẻ vẫn ăn, bú mẹ đầy đủ và ngủ tốt thì mẹ không cần quá lo lắng. 

Cho trẻ uống vắc xin Rotavirus chính là một trong những phương pháp phòng bệnh hiệu quả

Cho trẻ uống vắc xin Rotavirus chính là một trong những phương pháp phòng bệnh hiệu quả

 - Tình trạng tiêu chảy trẻ sơ sinh có thể diễn biến nhanh chóng và nếu không chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng, suy thận cấp, thậm chí là tử vong. Chính vì thế, mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt khi con có biểu hiện bị mất nước nghiêm trọng. 

Để phòng bệnh, nên cho bé bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất mà còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật. Hơn nữa, sữa mẹ dễ chuyển hóa, giúp vi khuẩn axit lactic phát triển tốt, hạn chế sự phát triển của trực khuẩn đại tràng từ đó làm giảm nguy cơ mắc tiêu chảy. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên rửa tay sạch trước cho con bú và chế biến thức ăn cho con, đảm bảo cho trẻ ăn chín uống sôi. 

Hiện nay, cho trẻ uống vắc xin Rotavirus từ 6 tuần tuổi chính là một trong những phương pháp hiệu quả để phòng tiêu chảy trẻ sơ sinh do Rotavirus. Nếu cha mẹ còn thắc mắc về những vấn đề liên quan đến bệnh tiêu chảy hoặc những vấn đề sức khỏe khác ở trẻ hay muốn cho con uống vắc xin Rotavirus, hay tiêm phòng bệnh, có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo tổng đài 1900 56 56 56. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.