Tin tức
Nguyên nhân hôi miệng điển hình và cách khắc phục
- 29/10/2021 | Nguyên nhân và cách chữa hôi miệng - tư vấn từ bác sĩ
- 18/04/2022 | Hôi miệng: nguyên nhân thường gặp nhất và cách khắc phục
- 23/12/2021 | Lưỡi bị trắng kèm hôi miệng: Nguyên nhân và cách điều trị
1. Nguyên nhân hôi miệng phổ biến nhất
Có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng, một người có thể bị hôi miệng do đồng thời nhiều nguyên nhân phức tạp.
Hôi miệng gây ảnh hưởng rất lớn đến giao tiếp và cuộc sống
Song dưới đây là những nguyên nhân hôi miệng phổ biến nhất:
1.1. Hôi miệng do vệ sinh răng miệng không tốt
Hoạt động ăn uống hàng ngày khiến mảng bám thức ăn thừa còn sót lại rất nhiều ở các kẽ răng, cùng với nước bọt khiến chúng bị phân hủy và là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng tốt, mảng bám thức ăn thừa ở lưỡi và kẽ răng cùng với vi khuẩn phân hủy sẽ gây mùi hôi khó chịu.
Không chỉ gây hôi miệng, thói quen vệ sinh răng miệng không tốt còn dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày sau bữa ăn, kết hợp với chỉ nha khoa và cạo lưỡi để vệ sinh loại bỏ mảng bám thức ăn thừa tốt nhất. Ngoài ra, nước súc miệng sẽ giúp hoàn thiện quá trình vệ sinh răng miệng, loại bỏ vi khuẩn và mùi hôi miệng.
1.2. Hôi miệng do chế độ ăn uống không hợp lý
Hôi miệng của bạn có thể chỉ do chế độ ăn uống hàng ngày, hãy kiểm tra mình có những thói quen ăn uống không tốt sau không?
Hôi miệng có thể do ăn quá nhiều đồ ngọt
Ăn nhiều đường và đồ ngọt chứa đường tinh chế
Các thực phẩm chứa nhiều đường tinh chế như kẹo, bánh, nước ngọt,... là điều kiện tốt cho vi khuẩn có hại phát triển, tấn công răng miệng và gây mùi hôi khó chịu. Thói quen ăn uống này kéo dài sẽ làm mòn men răng, gây hại cho răng, dẫn đến sâu răng và hôi miệng.
Ăn thực phẩm có mùi
Đôi khi mùi hôi miệng không phải xuất phát từ miệng mà do bạn ăn các thực phẩm nặng mùi như: hành, tỏi, nước mắm,... Sau khi ăn, những thức ăn và mùi thức ăn này còn đọng lại ở khoang miệng, khi vệ sinh không tốt sẽ khiến hơi thở của bạn bị ảnh hưởng.
Ăn ít carbohydrate
Một chế độ ăn ít carbohydrate không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Khi đó, cơ thể có xu hướng giải phóng khí lưu huỳnh trong một số phản ứng và gây là nguyên nhân gây mùi hôi miệng.
Bệnh lý răng miệng hoặc bệnh lý cơ thể
Hôi miệng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:
-
Bệnh nha chu: xảy ra thường do vệ sinh răng miệng không tốt, vừa gây hôi miệng, làm tổn thương nướu và răng.
-
Bệnh về đường tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, táo bón, rối loạn đường ruột, trào ngược dạ dày,... khiến hợp chất lưu huỳnh được tạo ra đẩy ngược lên miệng gây hôi miệng.
-
Bệnh đường họng: viêm họng, viêm đường hô hấp, viêm amidan,... ảnh hưởng tới hoạt động tiết nước bọt và dịch mủ cũng là nguyên nhân gây mùi hôi.
Hôi miệng thường do bệnh lý răng miệng và đường họng
-
Các bệnh mạn tính ở gan, thận, tiểu đường,...
-
Hội chứng chảy dịch mũi sau hoặc bệnh lý ở xoang mũi.
Thói quen sinh hoạt không tốt
Phần lớn trường hợp hôi miệng lâu năm, khó cải thiện do những nguyên nhân sau:
-
Hút thuốc lá: hợp chất trong thuốc lá là nguyên nhân gây mùi hôi ở miệng, hơn nữa còn làm xỉn màu răng, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và gây nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như viêm phổi, ung thư phổi, nhiễm trùng đường hô hấp.
-
Uống nhiều rượu bia: Quá nhiều thức uống có cồn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất nước bọt, gây ra tình trạng hôi miệng. Một số ít trường hợp được ghi nhận có liên quan đến bệnh lý chuyển hóa nghiêm trọng hoặc ung thư.
-
Uống nhiều cà phê: mặc dù tốt cho sự tỉnh táo và năng suất công việc nhưng uống nhiều và liên tục cà phê sẽ làm giảm tiết nước bọt, gây khô miệng và tạo mảng bám trên răng. Nguyên nhân này cũng làm gia tăng mùi hôi ở miệng.
Có thể thấy, nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng rất đa dạng, đôi khi nhiều nguyên nhân kết hợp khiến việc xác định và điều trị khó khăn hơn.
2. Cách khắc phục tình trạng hôi miệng tại nhà
Để có hơi thở thơm tho, sảng khoái mỗi ngày để tự tin hơn trong giao tiếp, hãy áp dụng những biện pháp đơn giản ngay tại nhà sau:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là biện pháp đầu tiên để giảm hôi miệng
2.1. Vệ sinh răng miệng đầy đủ, sạch sẽ
Các bước để vệ sinh sạch sẽ răng miệng gồm:
-
Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, nhất là sau bữa ăn với bàn chải mềm. Lưu ý nên thay bàn chải đánh răng định kỳ 2 - 3 tháng.
-
Làm sạch các kẽ răng bằng chỉ nha khoa, tăm nước và nước súc miệng, những nơi mà bàn chải đánh răng khó có thể vệ sinh.
-
Cạo lưỡi: Không chỉ răng và các kẽ răng mà lưỡi cũng là nơi bám nhiều thức ăn thừa, vi khuẩn cùng tế bào chết gây mùi hôi. Do đó, đừng quên bữa cạo lưỡi trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày.
2.2. Tránh để miệng bị khô
Nên tránh các thói quen gây khô miệng, giảm tiết nước bọt như: uống nhiều bia rượu, cà phê,... Thay vào đó, nên uống nhiều nước liên tục trong ngày để giữ cho miệng luôn ẩm ướt. Nếu những biện pháp trên không giúp cải thiện thì bạn cần đi khám bác sĩ nha khoa để được gợi ý dùng thuốc kích thích tuyến nước bọt.
2.3. Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
Những thói quen sau giúp tiết nhiều nước bọt, hạn chế khô miệng và giảm mùi hôi miệng hiệu quả:
-
Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường.
-
Hạn chế ăn các thực phẩm gây tích tụ mảng bám nhiều như bánh quy, bánh mì,..
-
Hạn chế thực phẩm gây mùi khó chịu như tỏi, hành, các loại mắm,...
Tỏi là thực phẩm có thể gây mùi hôi miệng
-
Duy trì thói quen khám răng định kỳ 6 tháng/lần, lấy cao răng và điều trị các bệnh lý răng miệng.
Hi vọng với những chia sẻ của MEDLATEC qua bài viết này, bạn đọc đã có thể hiểu rõ nguyên nhân gây hôi miệng và cách khắc phục hiệu quả với từng nguyên nhân cụ thể. Nếu đang gặp tình trạng hôi miệng, hãy áp dụng ngay để có được sự tự tin trong giao tiếp.
Cần tư vấn chi tiết hơn bạn có thể liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!