Tin tức
Vì sao trẻ bị hắc lào? Cách khắc phục như thế nào?
- 07/07/2022 | Điểm danh các loại thuốc trị hắc lào hiệu quả, phổ biến nhất hiện nay
- 14/11/2022 | Bạn đã biết sử dụng thuốc trị hắc lào đúng cách chưa?
- 10/04/2023 | Điểm danh các loại thuốc hắc lào hiệu quả được bác sĩ khuyên dùng
- 01/12/2023 | Thuốc chữa hắc lào: những điều nên biết trước khi sử dụng
- 01/07/2023 | Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh hình thành do đâu?
1. Trẻ bị hắc lào có biểu hiện gì?
Bệnh hắc lào là một dạng nấm và thường xảy ra ở những quốc gia có khí hậu nóng và ẩm. Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có nguy cơ bị bệnh hắc lào. Đáng lo ngại hơn khi làn da của trẻ rất mỏng manh và dễ bị tổn thương khi mắc căn bệnh này.
Trẻ bị hắc lào có biểu hiện ngứa da
Một trong những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là những mảng vảy tròn hoặc dài trên da, ở mọi vị trí trên cơ thể. Đường kính của những mảng vảy này thường khoảng 1cm và nhẵn ở phần giữa, bên ngoài là một vòng vảy.
Đối với những trẻ bị hắc lào da đầu, phụ huynh có thể nhìn thấy rõ những đốm hói, mảng vảy và tóc ở những vùng da bị bệnh thường bị rụng khá nhiều. Những trường hợp này dễ bị nhầm với bệnh viêm da tiết bã. Do đó, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ phân biệt bệnh.
Khi bị hắc lào, trẻ thường rất ngứa ngáy, khó chịu, biếng ăn và thường xuyên quấy khóc. Phản ứng với tình trạng ngứa ngáy trẻ sẽ gãi nhiều với mục đích giảm cơn ngứa. Tuy nhiên, chính hành động này của trẻ sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Trẻ khó chịu, quấy khóc khi bị hắc lào
Nếu không được kiểm soát sớm, bệnh có thể biến chứng thành kerion (tầng ong) để có thể phản ứng với nấm. Khi đó, triệu chứng của bệnh là tình trạng viêm, ẩm ướt trên da đầu và xuất hiện những mụn bọc, mụn mủ, các mảng vảy sẽ bong tróc dần ra trên da đầu.
2. Lý do khiến trẻ bị hắc lào
Hắc lào do nấm Dermatophytes gây ra. Hơn nữa, làn da của trẻ cũng rất nhạy cảm, do đó, những yếu tố tác động từ môi trường cũng rất dễ khiến trẻ bị bệnh. Một số nguyên nhân khiến trẻ bị hắc lào có thể kể đến như sau:
- Di truyền: Bố, mẹ hoặc một số thành viên trong gia đình bị bệnh thì trẻ cũng có nguy cơ cao bị hắc lào.
- Da nhạy cảm: Làn da của trẻ nhỏ rất mỏng manh và dễ nhạy cảm với tác động từ môi trường nên dễ mắc các bệnh ngoài da, bao gồm bệnh hắc lào.
- Lây nhiễm từ mọi người xung quanh: Trẻ bị hắc lào có thể là do bị lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh. Do đó, nếu ông bà, cha mẹ hay anh chị bị bệnh và tiếp xúc với trẻ đều có thể lây bệnh hắc lào cho trẻ.
- Vệ sinh: Nếu mẹ không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho trẻ thì trẻ cũng có nguy cơ bị hắc lào.
- Nguồn lây từ động vật: Một số trẻ bị hắc lào còn có thể do bị lây từ những loài vật nuôi trong nhà như chó, mèo,... Do đó, cha mẹ nên cho trẻ nhỏ tránh xa những vật nuôi để phòng ngừa lây nhiễm bệnh.
- Thời tiết khắc nghiệt cũng có thể tác động lên làn da nhạy cảm của bé và khiến trẻ tăng nguy cơ mắc các bệnh ngoài da.
Khoảng 4 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh, trẻ sẽ bắt đầu có những biểu hiện bệnh đầu tiên. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khoảng 48 giờ sau điều trị, bệnh đã có thể được kiểm soát và hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Lúc này, bé có thể thoải mái hoạt động, sinh hoạt bình thường mà không gây lây nhiễm cho mọi người xung quanh.
3. Trẻ bị hắc lào cần được điều trị như thế nào?
Trẻ bị hắc lào có thể dùng kem chống nấm để bôi lên vùng da bị bệnh. Mỗi ngày bôi 2 lần và thực hiện bôi trong 3 đến 4 tuần, bệnh sẽ khỏi hẳn. Với những loại kem chống nấm không cần kê đơn, các bậc cha mẹ nên mua ở nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc.
Trẻ có thể được bôi kem chống nấm để điều trị vùng da bị bệnh
Trong trường hợp trẻ bị dị ứng với kem chống nấm, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để thay thế loại thuốc phù hợp. Nếu trẻ gặp các triệu chứng nặng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho trẻ.
Da của trẻ rất mỏng và nhạy cảm, do đó những vùng da bị hắc lào ở trẻ sẽ lâu lành hơn người lớn. Bác sĩ có thể kê thuốc chống nấm và dầu gội đầu thuốc để giúp trẻ khỏi bệnh nhanh chóng hơn.
Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ nên cắt móng tay sạch cho trẻ để hạn chế tình trạng trẻ gãi và làm xước da, khiến vùng da bị bệnh lan rộng hơn. Với trẻ nhỏ, mẹ có thể đeo bao tay cho trẻ khi ngủ. Lưu ý, sau một tuần điều trị mà trẻ không có biến chuyển tốt thì nên đưa con đến cơ sở y tế để được bác sĩ xử trí kịp thời.
4. Lưu ý để tránh tái phát bệnh
Trẻ bị hắc lào không được chăm sóc đúng cách có thể bị tái phát bệnh. Để phòng ngừa tình trạng này, cha mẹ cần:
- Kiểm tra định kỳ vật nuôi và tốt nhất không nên để trẻ lại gần vật nuôi, nhất là những vật nuôi đang có mầm bệnh hắc lào.
- Chú ý vệ sinh cho trẻ, tắm gội kỹ càng cho trẻ. Sau khi tắm, cần lau khô người cho trẻ và thường xuyên thay quần áo, tất cho trẻ.
- Hạn chế cho trẻ đi chân trần, nhất là ở những nơi công cộng để tránh tiếp xúc với mầm bệnh.
- Không dùng chung đồ để tránh lây nhiễm bệnh.
- Thường xuyên vệ sinh phòng ngủ và không gian vui chơi của trẻ.
- Nếu trong gia đình có người bị hắc lào thì cần điều trị sớm và tránh xa trẻ.
Nên đưa trẻ đi khám nếu trẻ có biểu hiện nghi ngờ bệnh hắc lào
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân khiến trẻ bị hắc lào cũng như cách điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả. Căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng lại khiến trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, trẻ bị bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu khám sức khỏe cho trẻ, các bậc phụ huynh hãy liên hệ đến tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, đội ngũ tổng đài viên luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết và nhanh chóng cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!