Tin tức
Nguyên nhân nằm điều hoà bị nghẹt mũi và cách khắc phục
- 11/05/2021 | Những cách giảm nghẹt mũi đơn giản mà hiệu quả tại nhà
- 15/02/2023 | Tìm hiểu nguyên nhân gây nghẹt mũi nhưng không có nước mũi
- 05/04/2022 | Làm thế nào để “đối phó” với chứng nghẹt mũi khó thở kéo dài?
- 17/06/2024 | Mách bạn cách hết bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ
- 01/02/2024 | Tình trạng nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó và cách khắc phục
1. Nằm điều hòa bị nghẹt mũi
do đâu?
Nằm điều hoà bị nghẹt mũi là rất phổ biến, xảy ra ở nhiều người. Nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:
Không khí khô
Dễ dàng nhận thấy trong phòng mở điều hòa, không khí sẽ trở nên khô hơn so với bên ngoài do bị thiếu độ ẩm. Lúc này, niêm mạc bên trong mũi sẽ tăng hoạt động khiến dịch nhầy tiết ra nhiều hơn dẫn đến phản ứng tự nhiên của cơ thể là nghẹt mũi, sổ mũi và hắt hơi. Trường hợp nặng hơn, bạn có thể bị khô họng, cảm lạnh, nhất là khi gió từ điều hòa phả thẳng vào đầu giường ngủ.
Nằm điều hòa bị nghẹt mũi có thể do độ ẩm trong phòng thấp, không khí khô
Phòng bí bách
Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn bị nghẹt mũi khi nằm điều hòa. Đơn giản là vì khi mở điều hòa thì hệ thống các cửa và ô thoáng của phòng bị đóng kín. Điều này khiến không khí trong phòng không được lưu thông, đồng thời, tạo điều kiện để vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ trong phòng, gây nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng.
Điều hòa bẩn
Nằm điều hoà bị nghẹt mũi không loại trừ do điều hòa bị bẩn, không được vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ. Lúc này, các bộ phận của điều hòa, đặc biệt là bộ lọc không khí bị bám bẩn và tích tụ nấm mốc, vi khuẩn. Khi bật lên, không khí đi qua bộ phận này và ra ngoài sẽ “mang theo” các yếu tố gây bệnh, khiến bạn bị nghẹt mũi hoặc các bệnh hô hấp khác.
Điều hòa bẩn tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn, nấm mốc, gây ra các vấn đề về sức khỏe
2. Cách khắc phục tình trạng nghẹt mũi khi nằm điều hòa
Bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng nằm điều hoà bị nghẹt mũi bằng các biện pháp sau đơn giản sau.
Tăng độ ẩm trong phòng
40 - 60% là mức độ ẩm an toàn cho sinh hoạt của con người. Nếu độ ẩm thấp hơn sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như nghẹt mũi, khó thở. Do đó, khi nằm ngủ trong phòng có điều hòa, bạn hãy tăng độ ẩm trong phòng bằng cách lắp đặt máy phun sương tạo độ ẩm hoặc đặt một thau nước, thùng nước trong phòng. Bạn cũng có thể cho thêm vài giọt tinh dầu vào trong nước để tạo hương thơm dễ chịu.
Chênh lệch nhiệt độ trong và bên ngoài phòng không cao
Mức chênh lệch nhiệt độ lý tưởng giữa phòng có điều hòa và bên ngoài là từ 8 - 10 độ C. Nếu vượt ngưỡng này thì bạn có thể bị sốc nhiệt, rối loạn các chức năng trong cơ thể, thậm chí là ngất, hôn mê, tử vong. Do đó, bạn cần đảm bảo nhiệt độ trong phòng và bên ngoài không chênh lệch quá 10 độ C. Và trước khi vào phòng có điều hòa, hãy lau sạch mồ hôi để tránh các biến chứng.
Vệ sinh điều hòa thường xuyên
Bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa định kỳ không chỉ giúp tăng tuổi thọ cho thiết bị mà còn phòng tránh tình trạng nằm điều hoà bị nghẹt mũi. Bởi lúc này, bộ lọc của thiết bị sẽ được sạch sẽ nên không khí đi qua bộ lọc sẽ không còn “mang theo” bụi bẩn, vi khuẩn hay nấm mốc gây bệnh.
Nên vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa định kỳ để không khí trong phòng được trong lành
Giữ phòng ốc sạch sẽ, thoáng đãng
Khi không bật điều hòa, bạn hãy mở cửa sổ và các ô thoáng trong phòng rồi bật quạt để không khí được lưu thông; vi khuẩn, nấm mốc không bị tích tụ, sinh sôi. Ngoài ra, cần vệ sinh, dọn dẹp phòng ốc mỗi ngày, đảm bảo phòng được sạch sẽ và thông thoáng. Khi bật điều hòa lên bạn sẽ cảm nhận được sự trong lành và dễ chịu.
Uống nhiều nước
Nếu bạn nằm điều hoà bị nghẹt mũi, hãy uống thật nhiều nước. Nước sẽ làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi, từ đó, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, dễ thở hơn. Đặc biệt, ngăn chặn tình trạng dịch nhầy ứ đọng dẫn đến biến chứng nghẹt xoang. Lưu ý là chỉ nên uống nước lọc và nước ép trái cây, không uống nước ngọt hay thức uống chứa caffeine.
Dùng xịt mũi
Để giữ ẩm và làm thông mũi khi nằm điều hòa, bạn có thể dùng xịt mũi chứa muối biển và khoáng chất. Sản phẩm sử dụng được cho tất cả mọi người, kể cả trẻ em và phụ nữ có thai. Bạn hãy xịt trước và sau khi ngủ dậy để phòng tránh tình trạng nghẹt mũi khi nằm điều hòa.
Xịt mũi trước và sau khi ngủ để làm giảm tình trạng nghẹt mũi khi nằm điều hòa
Không nằm điều hòa quá lâu
Nằm điều hòa quá lâu không chỉ khiến bạn gặp các vấn đề về hô hấp mà còn làm cơ thể suy nhược, mệt mỏi do mất nước. Vì vậy, không nên nằm ngủ dưới điều hòa quá 5 tiếng để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Ngoài ra, cũng không nên để gió từ điều hòa phả thẳng vào người.
3. Nằm điều hoà bị nghẹt mũi - khi nào cần gặp bác sĩ?
Thực tế thì nằm điều hoà bị nghẹt mũi không quá nghiêm trọng hay nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn không được chủ quan nếu tình trạng kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường sau. Lúc này, việc đi khám là cần thiết để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
● Tình trạng nghẹt mũi kéo dài hơn 10 ngày.
● Nghẹt mũi kèm đau họng, khó thở, sốt.
● Dịch nhầy ở mũi có màu xanh, vàng hoặc kèm theo máu.
● Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không thể bú và ngủ.
Nghẹt mũi kéo dài kèm các triệu chứng bất thường, bạn cần nhanh chóng đi khám
Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tai mũi họng, cần được thăm khám và điều trị để phòng tránh biến chứng. Nếu phân vân không biết khám ở đâu, bạn có thể đến Chuyên khoa Tai mũi họng của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Chuyên khoa quy tụ bác sĩ giỏi cùng máy móc hiện đại, giúp chẩn đoán nhanh, chính xác và điều trị tích cực, hiệu quả.
Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bạn biết được nằm điều hoà bị nghẹt mũi do đâu và làm sao để khắc phục. Mọi nhu cầu cần được tư vấn kỹ hơn hoặc muốn tiết kiệm thời gian thăm khám, khách hàng có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên giải đáp và hỗ trợ đặt lịch trước.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!