Tin tức
Nguyên nhân nào dẫn tới đau quặn thận và cách xử lý đúng
- 15/04/2021 | Các phương pháp tán sỏi thận đang được ứng dụng trong y học hiện đại
- 19/04/2021 | Dấu hiệu suy thận mạn tính, nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
- 07/11/2020 | Cơn đau quặn thận cảnh báo dấu hiệu gì và cách xử lý?
1. Dấu hiệu điển hình giúp nhận biết cơn đau quặn thận
Cơn đau quặn thận thường gặp nhất là ở vùng mạn sườn thắt lưng và hố thắt lưng, vị trí thận nhất bởi phần lớn nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ sỏi hệ tiết niệu như sỏi thận, niệu quản. Bệnh nhân có thể gặp phải những tình trạng đau khác nhau ở vị trí khác nhau tùy thuộc vào kích thước sỏi, số lượng sỏi cũng như vị trí sỏi gây tắc nghẽn trong hệ tiết niệu.
Đau quặn thận thường xuất hiện đột ngột, dữ dội
Cơn đau quặn thận cấp tính thường xuất hiện đột ngột, đầu tiên ở vùng thắt lưng. Cơn đau dữ dội từng cơn khiến người bệnh không thể đứng thẳng, phải gập người ôm bụng để giảm cảm giác đau. Cơn đau có xu hướng lan xuống bộ phận sinh dục.
Đau cấp tính quặn thận này thường đỡ hơn khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn cơ, các thuốc giảm đau có thể không có tác dụng.
Sỏi gây bít tắc sẽ gây đau cấp tính nghiêm trọng
Ngoài ra, đau quặn thận mạn tính thường đi kèm với các dấu hiệu khác như đái máu, đái ra mủ khi thận ứ mủ,… Nếu đau quặn thận do nhiễm khuẩn nặng, cơ thể sẽ có nhiều triệu chứng nhiễm khuẩn toàn thân như: sốt cao, rét run,…
Bệnh nhân cần sớm liên hệ với bác sĩ nếu đau quặn thận có những triệu chứng sau: Không thể đi tiểu, nôn không kiểm soát, sốt cao kéo dài trên 38 độ C,… Rất có thể lúc này, sỏi thận đã gây bít tắc hệ tiết niệu nên cần cấp cứu xử lý càng sớm càng tốt.
2. Đau quặn thận do nguyên nhân nào?
Nguyên nhân thường gặp nhất, gây ra khoảng 70 - 80% trường hợp đau quặn thận là liên quan đến sỏi hệ tiết niệu. Thông thường sỏi thận sẽ gây triệu chứng âm thầm, nhưng khi sỏi kích thước lớn, di chuyển rơi xuống niệu quản hoặc gây bít tắc đường tiểu, đau quặn thận sẽ xuất hiện.
Sỏi rơi từ trên thận xuống hoặc xuất hiện khối u, huyết khối chèn ép niệu quản thường gây bít tắc cấp tính đường dẫn tiểu. Khi nước tiểu không được giải phóng, nó sẽ gây căng trướng đài bể thận và gây ra những cơn đau quặn thận đột ngột.
Sỏi di chuyển và gây tắc nghẽn là nguyên nhân gây đau quặn thận
Như vậy, đau quặn thận sẽ xuất hiện ở những bệnh nhân có sỏi thận hoặc sỏi tiết niệu. Nhiều người không biết về tình trạng bệnh của mình cho đến khi đau quặn thận cũng như các triệu chứng nghiêm trọng khác đe dọa đến sức khỏe xuất hiện. Dưới đây là những yếu tố nguy cơ cao dẫn tới đau quặn thận cần xác định:
-
Chế độ ăn thiếu lành mạnh, nhiều chất thành phần tạo sỏi như: protein, canxi, oxalate,…
-
Cơ thể mất nước do uống ít nước hoặc sốt cao, tiêu chảy, ra quá nhiều mồ hôi, nôn ói.
-
Phẫu thuật dạ dày làm tăng hấp thụ canxi và tăng đào thải canxi từ thận ra, gây hình thành sỏi.
-
Nhiễm trùng đường tiết niệu.
-
Rối loạn chuyển hóa, bệnh cận giáp, bệnh di truyền,… làm tăng nguy cơ hình thành sỏi trong cơ thể.
Ngoài ra, sỏi thận nói riêng và sỏi tiết niệu nói chung còn liên quan đến yếu tố di chuyển. Do đó khi thăm khám bệnh, hãy cung cấp thông tin về tiền sử gia đình hoặc bản thân mắc sỏi tiết niệu, đặc biệt là sỏi thận để bác sĩ chẩn đoán điều trị.
3. Xử trí thế nào với cơn đau quặn thận?
Khi xác định đau quặn thận là do sỏi thận, bác sĩ đầu tiên sẽ cho bạn sử dụng thuốc giãn cơ kết hợp với nghỉ ngơi để làm dịu cơn đau. Song vẫn phải điều trị từ nguyên nhân gây bệnh, nghĩa là cần kiểm soát hoặc loại bỏ sỏi tiết niệu gây ra bệnh. Việc loại bỏ sỏi này còn phụ thuộc vào kích thước, vị trí sỏi và mức độ cấp tính của bệnh.
Sỏi nhỏ thường được đẩy tự nhiên bằng đường tiểu ra ngoài
3.1. Hỗ trợ đẩy sỏi ra ngoài theo đường tiểu
Hầu hết viên sỏi nhỏ, thuộc các loại sỏi khác nhau như: sỏi acid uric, sỏi canxi, sỏi struvite, sỏi cystin,… đều có thể tự di chuyển ra ngoài theo nước tiểu. Tỉ lệ còn cao hơn nếu bệnh nhân phát hiện sỏi sớm, kích thước sỏi còn nhỏ.
Để đẩy sỏi ra ngoài, bệnh nhân sẽ được uống tăng cường nước để viên sỏi dễ dẫn theo đường tiểu, lúc này có thể xuất hiện những cơn đau nghiêm trọng theo đường sỏi đi. Bác sĩ sẽ theo dõi đồng thời kê thuốc giảm đau cho bạn.
3.2. Thủ thuật xử lý sỏi lớn
Nếu sỏi tiết niệu lớn gây đau quặn thận và nhiều triệu chứng khác, không thể đẩy sỏi ra ngoài qua đường tiểu, bác sĩ sẽ lựa chọn một trong các thủ thuật can thiệp sau:
-
Nội soi tán sỏi niệu quản: Đây là thủ thuật phẫu thuật xâm lấn, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào đường tiết niệu, dựa trên hình ảnh để xác định vị trí sỏi và loại bỏ chúng.
-
Bắn sỏi thận qua da: Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân, sau đó tạo một vết cắt nhỏ sau thận để xâm nhập rồi dùng dụng cụ nhỏ để loại bỏ sỏi.
Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp mới trong điều trị sỏi thận
-
Tán sỏi ngoài cơ thể: Đây là phương pháp điều trị mới, bác sĩ sẽ sử dụng tần số âm thanh thấp để tác động gây vỡ sỏi. Khi sỏi đã vỡ thành nhiều mảnh nhỏ, cơ thể sẽ tự thải lọc chúng bằng đường tiểu. Quá tình này có thể gây đau nên thuốc điều trị triệu chứng sẽ được sử dụng.
-
Phẫu thuật mở: Những viên sỏi lớn hoặc kẹt cấp tính gây tắc đường tiểu thì bắt buộc phải phẫu thuật mở sớm để khắc phục. Ưu tiên can thiệp vẫn là tán nhỏ và phá vỡ viên sỏi, sau đó đẩy ra ngoài qua nước tiểu.
Đau quặn thận là dấu hiệu của sỏi thận, ngoài ra còn là biến chứng của sỏi tiết niệu di chuyển. Cần sớm chẩn đoán và điều trị, loại bỏ sỏi thì đau quặn thận mới có thể được kiểm soát.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!