Tin tức
Nguyên nhân trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng và cách xử trí an toàn cho trẻ
- 25/04/2025 | Ghẻ ngứa ở trẻ em: Triệu chứng, cách chữa trị và phòng ngừa
- 25/04/2025 | Trẻ phát ban sau sốt có được tắm không và cách chăm sóc để trẻ sớm hồi phục?
- 25/04/2025 | Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc vào ban ngày: Nguyên nhân và cách đảm bảo giấc ngủ sâu cho trẻ
1. Các dạng mẩn đỏ có thể gặp sau khi trẻ tiêm vắc xin
Sau khi tiêm vắc xin, trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ với một trong các dạng sau:
- Nổi mẩn đỏ tại chỗ
Đây là tình trạng nổi mẩn đỏ phổ biến nhất, thường chỉ gặp tại khu vực da mà trẻ vừa được tiêm vắc xin. Biểu hiện dễ nhận biết là da sưng nhẹ, đỏ và có cảm giác hơi ấm khi chạm vào. Sau vài ngày, mẩn đỏ này sẽ tự hết.
- Nổi mẩn đỏ toàn thân.
Khi tiêm một số loại vắc xin, nhất là vắc xin sởi - quai bị - rubella (MMR), trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ toàn thân trong 1 - 2 tuần. Trường hợp này, trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng là phản ứng bình thường của cơ thể với vắc xin được tiêm.
- Nổi mề đay toàn thân
Sau tiêm một số loại vắc xin, trẻ có thể xuất hiện các nốt sẩn đỏ gây ngứa ở bất cứ vùng da nào.
Trẻ bị nổi mẩn đỏ toàn thân sau tiêm vắc xin
2. Tại sao trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng?
Trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng thường là hiện tượng xuất phát từ các nguyên nhân:
2.1. Phản ứng bình thường của cơ thể
Sau tiêm phòng, hệ miễn dịch của trẻ sẽ kích hoạt để tạo ra kháng thể chống lại virus hoặc vi khuẩn có trong vắc xin. Quá trình này đôi khi gây ra phản ứng tại chỗ bao gồm sưng, đỏ hoặc nổi mẩn. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang đáp ứng miễn dịch, hoàn toàn không nguy hiểm và sẽ tự khỏi sau vài ngày.
2.2. Dị ứng với thành phần trong vắc xin
Một số trẻ có thể dị ứng với các mức độ khác nhau trước các thành phần của vắc xin như protein trứng, gelatin, kháng sinh hoặc chất bảo quản. Dị ứng có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, phát ban hoặc nặng hơn là sốc phản vệ (hiếm gặp).
2.3. Do da nhạy cảm
Với những trẻ có làn da nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ như kim tiêm chích vào da cũng có thể gây kích ứng tại chỗ, khiến da bé nổi mẩn đỏ. Hiện tượng này thường không kèm theo sốt hay các dấu hiệu toàn thân khác.
2.4. Tác động từ môi trường bên ngoài
Trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân không phải do vắc xin mà là do các yếu tố môi trường như nhiệt độ, bụi bẩn, mồ hôi, hoặc băng cồn sát khuẩn, bông băng vết tiêm, do mặc đồ quá chật sau tiêm khiến vùng da bị ma sát, gây kích ứng.
3. Trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng khi nào bất thường?
Không phải mọi trường hợp trẻ nổi mẩn đỏ sau tiêm đều đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu con gặp phải các hiện tượng sau thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám:
- Mẩn đỏ lan rộng, kéo dài trên 2 ngày không thuyên giảm.
- Mẩn đỏ kèm ngứa dữ dội, con gãi ngứa nhiều gây trầy xước da.
- Sốt cao trên 39 độ C, không hạ sau khi trẻ đã được dùng thuốc hạ sốt.
- Có dấu hiệu khó thở, tím tái, mệt lả.
- Mẩn đỏ có dạng bọng nước hoặc dạng Nổi mề đay toàn thân.
Trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng dạng mề đay toàn thân cần được khám bác sĩ ngay
4. Cách xử trí an toàn khi trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng
Để đảm bảo sự an toàn cho trẻ trước tình trạng nổi mẩn đỏ sau tiêm vắc xin, cha mẹ cần:
4.1. Theo dõi sát phản ứng của trẻ sau tiêm
Sau khi tiêm, cha mẹ nên cho con lưu lại cơ sở tiêm chủng 30 phút và chú ý quan sát tình trạng sức khỏe của trẻ để kịp thời xử lý nếu có phản ứng nặng. Sau khi về nhà, cha mẹ tiếp tục theo dõi trong vòng 48 giờ đầu tiên.
4.2. Chăm sóc vùng da bị nổi mẩn
Sau khi về nhà, nếu phát hiện trẻ nổi mẩn đỏ, cha mẹ cần theo dõi các biểu hiện của con. Nếu trẻ chỉ bị nổi mẩn nhẹ, không kèm sốt hay dấu hiệu toàn thân, cha mẹ có thể áp dụng các cách sau:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị nổi mẩn bằng nước muối sinh lý hoặc khăn ấm.
- Không bôi thuốc mỡ hay kem bôi ngoài da khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Tránh để trẻ gãi hoặc chà xát mạnh vào vùng da bị mẩn đỏ.
4.3. Dùng thuốc hạ sốt khi cần thiết
Trường hợp trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng kèm sốt từ 38.5 độ C, cha mẹ hãy cho con dùng thuốc hạ sốt Paracetamol đúng liều lượng theo cân nặng. Cha mẹ không được tự ý dùng kháng sinh hoặc các loại thuốc chống dị ứng cho con nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
4.4. Mặc đồ thoáng mát cho trẻ và bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi được làm từ chất liệu mềm và thấm hút tốt. Điều này giúp trẻ cảm thấy thoải mái, da trẻ được thông thoáng và không bị kích ứng nặng hơn.
Sau tiêm vắc xin, trẻ cần được cung cấp chế độ ăn giàu dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình hồi phục. Cha mẹ hãy bổ sung 1.5 lít nước/ngày cho con và khuyến khích trẻ ăn các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C.
Sau tiêm phòng, trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để cải thiện đề kháng
4. Phòng ngừa nổi mẩn đỏ sau tiêm vắc xin cho trẻ bằng cách nào?
Để giảm nguy cơ trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng, cha mẹ nên giúp trẻ thực hiện các biện pháp như:
- Trước khi tiêm, cha mẹ hãy cung cấp đầy đủ thông tin với bác sĩ về tiền sử dị ứng của trẻ, kể cả dị ứng thuốc, thực phẩm hay vắc xin trước đó.
- Nên đưa trẻ đi tiêm tại các cơ sở tiêm chủng uy tín, có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa thăm khám trước tiêm, theo dõi sau tiêm giàu kinh nghiệm và chuyên môn giỏi.
- Giải thích, động viên con để trẻ có tâm lý thoải mái, không quá lo sợ.
- Nếu trẻ đang sốt, mắc bệnh nhiễm trùng, tiêu chảy,… nên hoãn tiêm phòng cho đến khi trẻ khỏe lại để tránh làm tình trạng trở nên nặng hơn sau tiêm.
Hiện tượng trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng không phải là điều quá đáng lo ngại nếu được theo dõi và xử trí đúng cách. Nếu trẻ gặp tình trạng này, cha mẹ hãy theo dõi sát sao để kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường và cho trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay để trẻ được bảo vệ an toàn và khỏe mạnh sau tiêm phòng.
Nếu trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng và chưa biết nên xử trí thế nào, cha mẹ hãy liên hệ ngay Hotline 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được tư vấn cách xử trí bảo đảm an toàn cho trẻ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
