Tin tức

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng và cách phòng ngừa hiệu quả

Ngày 17/10/2021
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh non thường chưa được hoàn thiện, hoạt động kém. Vì thế, trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tình trạng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh có nguy cơ gây tử vong cao, chỉ sau hội chứng suy hô hấp. Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng và chuẩn bị những phương pháp phòng ngừa hiệu quả.

1. Những nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

1.1. Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng sơ sinh là tình trạng trẻ ở sơ sinh (từ lúc sinh đến 28 ngày tuổi) bị nhiễm khuẩn. Khi bị bệnh, tùy vào những loại nhiễm khuẩn mà bé có thể xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là một số biểu hiện mà bố mẹ cần lưu ý, theo dõi và kịp thời đưa trẻ đi khám:  

- Trẻ có sự thay đổi về thói quen, chẳng hạn quấy khóc nhiều hơn, hoặc ngủ nhiều hơn,…

- Trẻ thở nhanh, thở không đều, thậm chí nghiêm trọng hơn là có những lúc trẻ bị ngừng thở,…

nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng sơ sinh xảy ra từ lúc trẻ mới sinh đến 28 ngày tuổi

- Da môi của trẻ bị nhợt nhạt hay có hiện tượng tím quanh môi.

- Trẻ bị sốt hay bị hạ thân nhiệt.

- Một số biểu hiện ở mắt như sưng mắt, chảy ghèn vàng. 

- Trẻ bú kém hoặc bỏ bú. 

- Trẻ nôn trớ hoặc bị tiêu chảy. 

1.2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần lưu ý: 

Do cơ địa của trẻ sơ sinh

Trẻ sinh non, sinh ra thiếu cân thì nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh sẽ càng cao. Bên cạnh đó, những trẻ bị ngạt khi sinh hoặc bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc một số bệnh nghiêm trọng thì rất dễ xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn sau sinh. 

Trẻ sinh non, phải can thiệp xâm lấn thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ cao hơn

Trẻ sinh non, phải can thiệp xâm lấn thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ cao hơn

Yếu tố can thiệp xâm lấn

Trẻ sinh non hoặc trẻ bị một số bệnh cần phải can thiệp xâm lấn thì nguy cơ bị nhiễm trùng sơ sinh cũng sẽ cao hơn so với những trẻ sinh ra đủ tháng, đủ cân và không cần phải can thiệp xâm lấn.

Chẳng hạn những trẻ phải đặt dụng cụ catheter trong lòng mạch, đặt nội khí quản và thở máy, chỉ một sai sót nhỏ trong quy trình thực hiện cũng có thể là nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Bên cạnh đó, một số thủ thuật xâm lấn khác như đặt ống thông tiểu, phẫu thuật bong võng mạc sơ sinh, phẫu thuật tim bẩm sinh, những trường hợp trẻ phải chạy thận, đặt ống thông dạ dày, lọc máu, hay nuôi ăn qua ống thông trong thời gian dài,… cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh. 

Yếu tố liên quan đến điều trị

Với một số trẻ sơ sinh gặp phải các vấn đề về sức khỏe và cần phải điều trị, chẳng hạn như thay máu, nằm viện kéo dài,… Trong quá trình điều trị, bé cũng có thể bị nhiễm khuẩn. Có thể lấy ví dụ như: 

- Trường hợp trẻ phải dùng thuốc ức chế thụ thể H2. Tác dụng phụ của thuốc có thể làm giảm độ PH dạ dày, khiến cho vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. 

- Trẻ phải dùng thuốc kháng sinh nhưng dùng không đúng cách hoặc dùng trong thời gian dài rất có thể dẫn đến kháng thuốc và gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

- Vì một số lý do khiến trẻ không được bú mẹ và phải nuôi ăn qua đường tiêu hóa hoặc tĩnh mạch cũng là một trong những nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng. 

Yếu tố môi trường

Yếu tố từ môi trường chẳng hạn như nguồn không khí ô nhiễm, buồng bệnh không đảm bảo sát khuẩn, từ các trẻ khác, từ nhân viên chăm sóc, người nhà đến thăm,… cũng có thể gây nhiễm khuẩn cho bé. 

Một số tác nhân gây bệnh ở trẻ sơ sinh

Trẻ cũng có thể bị nhiễm khuẩn khi nhiễm phải các loại virus, vi khuẩn, nấm chẳng hạn như thủy đậu, viêm gan, Echo virus, Listeria, Liên cầu tan huyết nhóm B, phế cầu,... Hoặc một số trường hợp, mẹ bị rỉ ối, vỡ ối kéo dài cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho con. 

2. Cách phòng ngừa nhiễm khuẩn sơ sinh

Từ việc hiểu được các nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng, các bậc cha mẹ cũng có thể phòng ngừa nhiễm khuẩn sơ sinh một cách tốt hơn. Dưới đây là những lưu ý cụ thể: 

Hạn chế khách đến thăm khi trẻ mới chào đời để phòng ngừa nhiễm trùng

Hạn chế khách đến thăm khi trẻ mới chào đời để phòng ngừa nhiễm trùng

2.1. Phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn khi trẻ ở bệnh viện

Đối với nhân viên y tế: Cần phải thường xuyên thay áo blouse mỗi ngày, khi thực hiện chăm sóc và điều trị cho trẻ cần tuân thủ mang đầy đủ những phương tiện phòng hộ bao gồm mũ, khẩu trang, găng tay. Phòng bệnh, giường bệnh, lồng ấp của trẻ cần được khử khuẩn và đảm bảo luôn sạch sẽ. 

Đối với người nhà: Cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên thay quần áo và để đầu tóc gọn gàng, tránh để tóc chạm vào trẻ, đặc biệt là mắt trẻ. Thời gian này cần hạn chế khách đến thăm để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ.

2.2. Phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn khi trẻ khi về nhà

Khi về nhà, cha mẹ cần đảm bảo những điều sau: 

- Vệ sinh phòng của bé sạch sẽ, nên dùng dung dịch sử khuẩn để đảm bảo hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng, loại bỏ những mầm bệnh từ đồ đạc trong phòng. 

- Nên cho trẻ ở phòng thông thoáng nhưng tránh gió lùa mạnh. 

- Hạn chế để khách thăm hôn trẻ để tránh nguy cơ trẻ bị nhiễm bệnh từ người đến thăm. 

- Cho trẻ bú mẹ: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời để trẻ có đủ dưỡng chất để phát triển. Hơn nữa, khi hệ thống miễn dịch của trẻ còn non yếu, các kháng thể của trẻ chủ yếu có được từ nguồn sữa mẹ. Điều này nghĩa là, bú mẹ sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng và phòng chống bệnh tật hiệu quả hơn. 

Tắm cho trẻ đúng cách để phòng ngừa nhiễm trùng

Tắm cho trẻ đúng cách để phòng ngừa nhiễm trùng

- Tắm, vệ sinh trẻ đúng cách cho trẻ, đặc biệt lưu ý khi vệ sinh vùng da, vùng rốn và vùng mắt vì những vùng này rất dễ bị nhiễm khuẩn. 

- Giữ thân nhiệt ổn định cho trẻ, không để trẻ quá nóng hay quá lạnh, không quấn tã quá chặt, quá dày cho trẻ. 

Trên đây là những nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng cũng như cách phòng ngừa nhiễm trùng cho trẻ hiệu quả. Cha mẹ có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ