Tin tức

Nguyên nhân và cách trị hăm cho bé - bố mẹ cần lưu ý

Ngày 01/08/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Hăm tã là một tình trạng viêm da rất dễ gặp ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Việc mang tã thường xuyên có thể khiến cho làn da non yếu của con bị ảnh hưởng, mẫn cảm hơn làm xuất hiện các vết sưng đỏ vô cùng khó chịu. Vậy làm cách nào để trị hăm cho bé? Một vài thông tin được bài viết cập nhật ngay sau đây sẽ có ích cho các bố mẹ bỉm sữa. 

1. Nguyên nhân khiến trẻ hăm tã

Hăm tã là một vấn đề thường gặp ở trẻ em. Hăm xuất hiện ở các vùng như mông hoặc bẹn của bé khiến làn da bị đỏ và trở nên đau, rát hơn. Một số nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng này có thể kể đến như:

Trẻ bị hăm tã do những nguyên nhân nào?

Trẻ bị hăm tã do những nguyên nhân nào?

  • Da bé khá mẫn cảm và thường bị dị ứng với những chất liệu ở bên trong tã, giấy ướt được sử dụng khi lau và vệ sinh cho các bé. 

  • Tình trạng nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm cũng là một nguyên nhân làm xuất hiện hăm ở bé. Nấm và các vi trùng ký sinh ở trên da mặc dù không có hại nhưng gặp điều kiện ẩm ướt (có thể là do nước tiểu hoặc phân của trẻ) sẽ thúc đẩy chúng phát triển nhanh hơn. Từ đó, các mầm bệnh sẽ xuất hiện ở trên da, khiến làn da của trẻ bị ửng đỏ, xuất hiện các nốt mụn nhỏ khiến bé bị ngứa, rát vô cùng khó chịu. 

  • Chất liệu tã quá thô ráp khi tiếp xúc với làn da nhạy cảm của bé khiến các con cảm thấy vô cùng khó chịu. 

  • Hóa chất ở trong bột giặt hoặc các chất làm mềm vải cũng có thể tác động đến làn da non yếu của các con. 

  • Một số những loại xà phòng hoặc nước thơm cũng có thể khiến làn da non yếu của các con bị kích thích. 

  • Các loại quần không đảm bảo sự thông thoáng khiến làn da của bé luôn ẩm nên rất dễ bị hăm tã.

2. Những triệu chứng dễ nhận biết của hăm tã

Để trị hăm cho bé đúng cách, bố mẹ cần phải nhận biết chính xác tình trạng hiện tại của con. Một số dấu hiệu để nhận biết hăm tã ở trẻ vô cùng đơn giản như:

Một vài dấu hiệu nhận biết hăm tã ở trẻ

Một vài dấu hiệu nhận biết hăm tã ở trẻ

  • Bé thể hiện sự khó chịu và giấc ngủ cũng không còn được sâu và, lâu như trước.

  • Phần da non nớt của con khi tiếp xúc với tã (không tính bộ phận sinh dục) bị ửng đỏ, nổi các vết mụn nhỏ. 

  • Phần da bị dị ứng ở trẻ có thể khô hoặc ướt. 

  • Một số trường hợp có thể bị sưng, nổi mụn gây nên tình trạng lở loét ở trên vùng da. 

  • Những vùng da bị tổn thương vì hăm tã sẽ rất đau, khiến bé khó chịu và quấy khóc. Đặc biệt khi những khu vực này tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu. 

  • Bé thường xuyên giật mình và đôi lúc sẽ khóc thét lên vì cảm thấy đau. 

Để xử lý vấn đề hăm tã ở trẻ, bố mẹ cần lưu ý một số việc như sau:

  • Vệ sinh phần mông và bẹn bằng nước sạch, xà phòng chuyên dùng cho trẻ nhỏ để loại bỏ vi khuẩn.

  • Lau khô da bé một cách thật nhẹ nhàng. 

  • Sử dụng kem thuốc đặc trị hăm tã ở những vùng da mông và bẹn chỉ với một lớp mỏng. 

  • Mặc tã cho bé (nên ưu tiên sử dụng những sản phẩm có chất liệu an toàn, mềm mại).

3. Bố mẹ không nên làm gì khi bé bị hăm tã?

Hăm tã là một trong những triệu chứng khiến cho các bé cảm thấy vô cùng khó chịu. Chính vì vậy, nếu bố mẹ không chú ý có thể khiến cho tình trạng hăm của con trở nên nặng hơn. Một số vấn đề mà bố mẹ cần lưu ý để giảm thiểu tình trạng hăm tã cho con như sau:

Những điều bố mẹ tuyệt đối không được làm khi con bị hăm tã

Những điều bố mẹ tuyệt đối không được làm khi con bị hăm tã

  • Thường xuyên thay tã cho con, tránh để tã bị ẩm ướt trong nhiều giờ liền làm bé khó chịu và có ảnh hưởng không tốt đến làn da non yếu của bé. 

  • Không nên quấn tã cho bé quá chặt khiến da bị bí bách.

  • Không được bôi phấn rôm để tránh làm bít tắc lỗ chân lông, càng làm nặng thêm tình trạng bị hăm tã. 

  • Không sử dụng các loại kem bôi điều trị hăm khi chưa hỏi ý kiến của các bác sĩ để tránh làm nặng hơn tình trạng dị ứng của con. 

4. Chăm sóc bé khi bị hăm tã sao cho đúng?

Chăm sóc làn da trong quá trình điều trị hăm cho bé cần bố mẹ cẩn thận hơn. Khi được chăm sóc kỹ càng thì tình trạng bị hăm của con mới được cải thiện. Điều này đồng thời cũng giúp cho làn da của con nhanh chóng phục hồi và con không bị khó chịu. Một vài cách chăm sóc cho da bé mà bố mẹ cần để ý cụ thể như sau:

  • Sau khi tắm hoặc vệ sinh cho con, bố mẹ cần phải lau khô người cho con rồi mới quấn tã. Nhất định không được quấn tã cho con khi người còn ướt.

  • Mẹ cần chú ý để thay tã thường xuyên cho con, không để con mang tã cũ quá lâu. 

  • Luôn để làn da của con trong tình trạng khô thoáng, không sử dụng các loại bột, kem hay lá để tắm rửa cho con khi chưa có sự chỉ định của các bác sĩ. 

Vệ sinh và chăm sóc cẩn thận khi con bị hăm tã

Vệ sinh và chăm sóc cẩn thận khi con bị hăm tã

  • Khi lau rửa và vệ sinh cho con, mẹ cần vệ sinh kỹ các vùng da như bẹn, bộ phận sinh dục ngay sau khi bé vừa đi vệ sinh xong bằng nước ấm. Sau đó, mẹ sử dụng khăn bông khô mềm để lau cho con rồi mới thay tã mới. 

  • Khi vệ sinh, mẹ cần phải thật nhẹ nhàng để không làm con bị đau đồng thời tránh làm xuất hiện các vết trầy xước mới. 

  • Hạn chế sử dụng khăn ướt để tránh làm khô da của con. Nếu phải sử dụng, mẹ hãy ưu tiên sử dụng các sản phẩm không có cồn và không có hương liệu để dịu nhẹ nhất với làn da của con. 

  • Mẹ hãy để cho làn da của con được tiếp xúc với bầu không khí khô thoáng một thời gian nhất định rồi mới mặc bỉm cho con. Như vậy, bé cũng sẽ thấy dễ chịu hơn, các vết hăm cũng sẽ nhanh phục hồi hơn. 

  • Thường xuyên kiểm tra tã bỉm của bé để thay đồ mới cho con khi cần thiết. 

Trong trường hợp, các vùng da bị hăm của bé không có dấu hiệu cải thiện mà còn tệ hơn trước thì bố mẹ nên đưa con đi khám ngay để kịp điều trị. Một số dấu hiệu trở nặng của vùng hăm như da bị lở loét, có mụn mủ ngoài da và có nguy cơ lan rộng đến vùng bụng của con. 

Khi trẻ bị hăm tã sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. Kéo theo đó, giấc ngủ của các con cũng sẽ không được kéo dài như trước. Những vết sưng và lở loét trên da khiến các con cảm thấy đau và không thoải mái. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải theo dõi con thường xuyên. Nếu bé có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì hãy nhanh chóng tìm đến các bác sĩ để được thăm khám cụ thể hơn. 

Bài viết đã tổng hợp những thông tin cụ thể về tình trạng hăm tã và cách trị hăm cho bé. Các bố mẹ có thể tham khảo những phương pháp này hoặc liên hệ trực tiếp với các bác sĩ, chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số điện thoại 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ cho từng trường hợp cụ thể. 

Từ khoá: hăm tã vi khuẩn

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.