Tin tức
Viêm da tã lót - cách nhận diện và phòng tránh như thế nào?
- 19/04/2021 | Tìm hiểu về viêm da tiếp xúc và biện pháp phòng ngừa
- 21/03/2021 | Khái niệm và cách ứng phó với bệnh viêm da cơ địa
- 03/03/2021 | Giải đáp thắc mắc: Viêm da cơ địa có di truyền không?
1. Những biểu hiện và nguyên nhân viêm da tã lót
Viêm da tã lót hay còn tên thường gọi là hăm tã ở trẻ em là một dạng kích ứng da do sử dụng bỉm, tã ẩm trong thời gian lâu. Rất nhiều phụ huynh thường cho đây là biểu hiện bình thường của việc dùng tã khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Biểu hiện khi viêm da do dùng tã lót sai cách
Biểu hiện thường thấy của các em bé khi bị hăm tã là da vùng mông, sinh dục, bẹn bị ửng đỏ. Ở thể nhẹ, lớp da bị lằn đỏ, chưa nổi mụn. Nếu để nặng hơn thì lớp da có thể phồng rộp, nổi mụn li ti thành từng mảng. Các vết hăm tạo thành mảng đỏ lớn quanh vùng mông khiến em bé đau đớn và quấy khóc, ngủ không ngon giấc, chậm tăng cân.
Sử dụng tã không đúng cách là nguyên nhân gây viêm da tã lót
Những nguyên nhân gây viêm da vùng tã lót
Dùng tã ẩm nhiều giờ: Trong giai đoạn sơ sinh, da bé thường rất nhạy cảm với các đồ dùng bên ngoài. Nếu sử dụng tã, bỉm kém chất lượng, để bé mặc tã ướt quá lâu sẽ khiến da bé bị hăm. Lâu dần thành viêm da.
Do kích ứng da: Nhiều mẹ chữa hăm cho bé bằng cách dùng kem dưỡng ẩm mà không hiểu rõ về thành phần của thuốc. Nếu trong kem đó có chứa các chất gây kích ứng da thì vô hình đã khiến tình trạng hăm tã càng nặng thêm.
Chăm sóc sai cách: Khi bé chỉ bị hăm nhẹ mà mẹ không biết chăm sóc và chữa trị để phục hồi đúng cách sẽ khiến tình trạng hăm trở thành viêm da. Da bé nhạy cảm, dễ viêm, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm trong tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Nhận diện các loại viêm da tã lót
Viêm da tã lót cũng được nhận định với nhiều dạng khác nhau. Chủ yếu được xác định dựa theo nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng, biểu hiện của bệnh:
Viêm da kích ứng
Đây là dạng viêm da do hăm tã thường gặp phổ biến nhất. Nguyên nhân chính là do da bị kích ứng do tiếp xúc với tã ẩm nhiều giờ hoặc các thành phần gây kích ứng trong tã. Vùng da ở mông, bẹn, bộ phận sinh dục bị mẩn đỏ. Nếu bệnh mới và còn nhẹ thì mẹ chỉ cần dùng thuốc chống hăm và giữ khô vùng da này là ổn.
Tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ
Bệnh hăm kẽ
Đây là tình trạng bé bị hăm và viêm da ở những vùng kẽ, nếp gấp của da. Nhất là vùng mông và đùi của những em mập mạp. Nếu hàng ngày không được vệ sinh sạch sẽ, các nếp gấp này thường bị ẩm ướt dẫn đến tình trạng hăm đỏ, ngứa rát khiến cho em bé đau và quấy khóc. Vào mùa nắng nóng, tình trạng này càng trở nên phổ biến hơn.
Bệnh vảy nến tã lót
Đây là một dạng bệnh hình thành ở nhiều nơi không chỉ ở phần mông và bẹn. Bệnh có thể xuất hiện cả trên da đầu. Biểu hiện thường thấy là những vùng da bị bệnh sẽ hình thành các mảng da dày, bị bong tróc thành vảy. Nếu kèm theo bị hăm tã có thể khiến bệnh vảy nến trở nên trầm trọng hơn.
Một dạng viêm da tã lót ở trẻ nhỏ
Bệnh nấm da
Nếu vùng da tã lót bị tổn thương sẽ rất dễ bị nhiễm nấm Candida. Đây là dạng viêm da tã lót không nên xem thường. Vùng da bị bệnh thường bị các nốt nhỏ màu đỏ hoặc trắng, có chứa dịch, tróc vảy. Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu và đau đớn cho trẻ nếu để quá nặng.
Da bị nhiễm trùng
Tình trạng này xảy ra khi viêm da vùng tã lót trở nặng, hình thành các vết đỏ, sưng, ứ mủ, chảy dịch. Các vết hăm tã lúc này đã bị nhiễm trùng nên bé có thể bị sốt, li bì và mệt mỏi, bỏ bú. Đây là biểu hiện nặng của viêm da vùng tã lót do mẹ chăm sóc sai cách và sử dụng thuốc không đúng.
3. Cách điều trị khi trẻ bị viêm da tã lót
Tùy thuộc vào từng tình trạng khi hăm tã và viêm da mà mẹ có thể chọn những giải pháp phù hợp để điều trị tại nhà hay phải đi bác sĩ:
Trị viêm da do kích ứng
Với tình trạng hăm tã nhẹ do kích ứng da, mẹ có có thể tự xử trí tại nhà. Sử dụng các loại kem bôi có chứa kẽm oxit hoặc petrolatum (vaseline) bôi lên vết hăm. Có thể bôi nhiều lần trong ngày. Chú ý thay tã liên tục giữ cho vùng da này luôn khô thoáng để thuốc phát huy tác dụng.
Chữa trị viêm da do nấm
Nếu tình trạng nặng các mẹ không nên chần chừ mà đưa con đến gặp bác sĩ ngay. Tại đây, bác sĩ có thể chỉ định làm những xét nghiệm cần thiết để xem bé bị viêm da tã lót có phải do nhiễm nấm hay không. Nếu là do nhiễm nấm thì phải sử dụng một số thuốc bôi tại chỗ có công dụng kháng nấm theo đơn của bác sĩ.
Chữa viêm da bội nhiễm
Với những tình trạng bội nhiễm viêm da, vi khuẩn xâm nhập làm bệnh trầm trọng, nhiễm trùng, bé nên nhập viện để điều trị. Lúc này bé cần được dùng kháng sinh tại chỗ và tiêm, truyền nếu cần thiết để kháng viêm và đề phòng nhiễm trùng máu.
Nếu trình trạng viêm da nặng, trẻ có thể được kê kháng sinh điều trị
4. Cách phòng tránh viêm da tã lót
Cách tốt nhất để đề phòng viêm da tã lót ở trẻ là các mẹ bỉm phải chăm sóc con đúng cách ngay từ khi mới chào đời. Đặc biệt lưu ý những điều sau:
Thay tã thường xuyên: nên thay tã cho bé thường xuyên, không để quá 3 tiếng đồng hồ. Thay tã ngay khi bẩn, bị ướt. Đồng thời cần cho vùng da mặc tã tiếp xúc với không khí liên tục để bé được khô thoáng.
Sử dụng tã sạch: Nên dùng các loại tã, bỉm chính hãng, rõ nguồn gốc xuất xứ. Thay loại bỉm khác ngay nếu có dấu hiệu hăm tã ngay từ lần sử dụng đầu tiên.
Giữ sạch vùng tã lót: Luôn luôn để ý đến con để thay tã ngay khi bé tè hoặc đại tiện. Sử dụng khăn mềm, loại không có mùi để thấm nước ấm sạch khi vệ sinh cho bé. Không nên dùng khăn ướt vì loại này có chứa cồn, gây kích ứng da.
Giữ vùng tã lót của trẻ luôn khô thoáng, sạch sẽ để phòng hăm tã
Tránh sử dụng phấn rôm: nhiều mẹ sử dụng phấn rôm để phòng hăm tã nhưng điều này hoàn toàn sai. Vì khi vùng tã bị ẩm ướt, bột phấn rôm lại tạo thành hỗn hợp kết dính, rất khó vệ sinh và bám sâu vào các kẽ da khiến da bé bị viêm nặng hơn. Bên cạnh đó, bột này khi khô còn dễ bay vào miệng, bé hít phải không tốt cho đường hô hấp.
Với những thông tin trên đây, hy vọng đã giúp ích được các gia đình có con nhỏ về cách nhận dạng, điều trị và phòng tránh viêm da tã lót ở trẻ em.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!