Tin tức
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt
- 13/10/2020 | Hiểu đúng về bệnh tâm thần phân liệt và một số cách điều trị bệnh
- 17/05/2020 | Tâm thần phân liệt là gì, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả?
1. Thế nào là tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là một dạng bệnh tâm thần mãn tính làm nhiễu loạn suy nghĩ khiến cho tư duy của người bệnh trở nên lộn xộn và bị tách ra ngoài thực tại. Người bệnh sẽ bị nhanh, chậm hoặc dừng hẳn tốc độ tư duy, mất khả năng suy nghĩ, hiểu hay nhớ bất kỳ điều gì.
Tâm thần phân liệt là trạng thái nhiễu loạn suy nghĩ khiến cho người bệnh không thể tư duy bất kỳ điều gì
Tính tình của người bệnh sẽ ngày càng có chiều hướng nặng lên sau một lần bệnh tái phát nên họ ngày càng xa lánh người thân, có những hành vi và ngôn ngữ khó hiểu, bị ảo tưởng và cảnh giác quá mức, có xu hướng bạo lực, nóng nảy, hướng vào nội tâm và thờ ơ với tất cả.
2. Nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng tâm thần phân liệt là gì
2.1. Nguyên nhân gây tâm thần phân liệt
Nguyên nhân khiến nhiều người bị tâm thần phân liệt là:
- Di truyền
Những người có bố hoặc mẹ bị mắc bệnh này thì sẽ có khoảng 10% nguy cơ tâm thần phân liệt.
- Sinh hóa
Một số chất, nhất là chất dẫn truyền thần kinh trung gian (Dopamin) có vai trò giúp các tế bào não ở những phần khác nhau giao tiếp với nhau được xem là tác nhân góp phần khiến cho bệnh này hình thành.
- Quan hệ gia đình
Một số bệnh nhân bị tâm thần phân liệt rất nhạy cảm với mọi sự căng thẳng trong quan hệ gia đình nên dễ tái phát bệnh. Vì thế có thể nói quan hệ gia đình cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
- Môi trường
Khi ở trong môi trường có quá nhiều sang chấn thì cũng góp phần vào nguy cơ bị tâm thần phân liệt. Ngoài ra, theo 1 số nghiên cứu thì tiếp xúc với một số virus có trong môi trường tử cung của người mẹ cũng có mối liên hệ với bệnh tâm thần phân liệt.
- Ma túy
Sử dụng ma túy có thể làm thay đổi tâm trí và tăng nguy cơ bị bệnh tâm thần phân liệt.
2.2. Triệu chứng cho thấy bị tâm thần phân liệt
Hoang tưởng
Bệnh nhân tâm thần phân liệt thường xuyên có những ý tưởng không phù hợp với thực tế hoặc sai lầm nhưng họ lại luôn cho là mình đúng nên người khác không thể phê phán hay giải thích cho họ hiểu được. Xu hướng hoang tưởng của những người này thường là:
- Hoang tưởng tự cao: họ cho rằng mình có thể làm tướng chỉ huy quân đội mặc dù thực tế họ còn chưa từng đi bộ đội lần nào hoặc họ nghĩ mình có khả năng làm được những điều siêu phàm như chữa khỏi bệnh ung thư trong khi họ không học và không biết gì về ý thức.
Người bị tâm thần phân liệt thường hoang tưởng cho rằng có ai đó hại mình nên họ tìm mọi cách trốn người xung quanh
- Hoang tưởng bị hại: đây là loại hoang tưởng thường xuyên cho rằng có ai đó luôn tìm cách hãm hại họ.
- Hoang tưởng bị chi phối: họ cho rằng các hành động và suy nghĩ của mình bị một thế lực vô hình nào đó điều khiển, kiểm soát.
Tùy theo nội dung mà hoang tưởng mà người bị tâm thần phân liệt sẽ có phản ứng, hành động khác nhau. Ví dụ như khi họ nghĩ họ đang bị ai đó tìm cách đầu độc họ sẽ tự nấu ăn và từ chối ăn chung với gia đình.
Rối loạn khả năng suy nghĩ
Do bị rối loạn khả năng suy nghĩ nên bệnh nhân bị tâm thần phân liệt luôn có những lời nói rất khó hiểu, đang nói đột ngột dừng lại mãi lúc sau mới nói tiếp chuyện còn dang dở hoặc chuyển luôn sang đề tài khác. Rất nhiều người mắc bệnh này hay nói lung tung khiến cho người nghe không thể hiểu được họ nói cái gì.
Ảo thanh
Đây là hiện tượng rất phổ biến ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Theo đó, họ thường xuyên nghe thấy âm thanh hay giọng nói tưởng tượng ở trong đầu mình, vang bên tai mình. Nội dung của những âm thanh này là những lời chửi bới, buộc tội, nhạo báng, đe dọa,... dành cho chính họ.
Tùy theo nội dung của ảo thanh mà người bệnh sẽ có những phản ứng khác nhau. Có thể lấy một ví dụ như: khi nghe thấy tiếng chửi mình bệnh nhân sẽ bịt tai lại, khi nghe thấy tiếng đe dọa bệnh nhân sẽ có hành vi tự vệ,...
Người bị tâm thần phân liệt hay nghe thấy ảo thanh trong đầu hay bên tai mình
Không còn ý muốn làm việc
Ban đầu, người bị tâm thần phân liệt không thể làm việc hay học tập tốt được. Theo thời gian, khi bệnh nặng dần lên họ sẽ không còn đủ khả năng làm bất cứ việc gì, thậm chí ngay cả vệ sinh cá nhân hay tự ăn họ cũng không làm được.
Biểu lộ tình cảm suy giảm
Người bị tâm thần phân liệt sẽ suy giảm khả năng biểu lộ tình cảm nên trước những sự kiện vui hay buồn họ sẽ không phản ứng hoặc phản ứng theo chiều ngược lại.
Cách ly với xã hội
Do không muốn tiếp xúc với mọi người, kể cả người thân nên bệnh nhân tâm thần phân liệt không muốn nói chuyện với ai cả. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do khả năng nói chuyện của họ suy giảm hoặc chính bản thân họ hoang tưởng sợ mình bị hại nên không muốn nói chuyện.
Không có khả năng nhận thức mình bị bệnh
Hầu hết các bệnh nhân tâm thần phân liệt không nghĩ rằng mình bị bệnh này nên họ không chấp nhận đến gặp bác sĩ để điều trị.
Bản thân người bệnh không biết và không thừa nhận mình bị tâm thần phân liệt. Vì thế, khi thấy người thân có những triệu chứng trên đây hay có hành vi bất thường mà bạn nghi ngờ là bị tâm thần phân liệt, tốt nhất hãy đưa họ đến gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng.
Trường hợp bệnh nhân có hành vi bỏ trốn hay chống đối, hãy tìm người hỗ trợ hoặc liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa thần kinh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tốt nhất, tránh được những hành động gây tổn thương cho người bệnh và cho chính bạn.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác có liên quan đến bệnh lý này, đừng ngần ngại gọi đến tổng đài của chúng tôi, các chuyên viên y tế luôn sẵn lòng có mặt để lắng nghe chia sẻ của bạn và gửi tới bạn những thông tin hữu ích, những lời tư vấn hiệu quả.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!