Tin tức

Nhận biết, chẩn đoán sớm để điều trị bệnh gout hiệu quả

Ngày 11/05/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Hiện nay, bệnh gout trở thành một căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Đây là căn bệnh đặc trưng trong các bệnh về xương khớp, có liên quan đến quá trình chuyển hóa uric trong cơ thể mỗi người. Việc tìm hiểu, nhận biết và chẩn đoán bệnh gout sớm rất quan trọng để có những phương pháp điều trị bệnh gout hiệu quả.

1. Bệnh gout là gì và bệnh gout có mức độ nguy hiểm như thế nào?

Bệnh gout là bệnh về xương khớp với nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn như ở Pháp gọi là goutte, Trung Quốc gọi là thống phong hay gout ở Việt Nam. Bệnh gout là dạng viêm khớp có biểu hiện sưng đỏ, khiến bệnh nhân đau dữ dội và đau đột ngột ở một vài vị trí khớp cơ thể, đặc biệt đau nhiều nhất khu vực ngón chân cái, mắt cá chân, khu vực cổ tay, bàn tay,...

Tìm hiểu bệnh gout là gì?

Tìm hiểu bệnh gout là gì?

Gout là bệnh xương khớp có liên quan đến quá trình chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Gout có thể khỏi nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi, khả năng tái phát lại bệnh rất cao, đặc biệt nếu không được điều trị bệnh gout đúng phương pháp. Do đó, việc nhận biết bệnh gout có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp người bệnh có phương pháp điều trị triệt để, ngăn chặn sự tái phát của bệnh.

Trên thực tế, tỷ lệ nam giới bị gout cao hơn nhiều so với nữ tuổi, trong đó độ tuổi thường bị gout nằm trong khoảng từ 30 tuổi đến 60 tuổi. Nguyên nhân tại sao những người bị gout trong độ tuổi này là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ, thiếu khoa học dẫn đến tình trạng tỷ lệ mắc bệnh gout tăng cao và có xu hướng trẻ hóa.

Người bị bệnh gout có thể gây đến những bất tiện cho bệnh nhân, đặc biệt là gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là ảnh hưởng đến quá trình đi lại. Tuy nhiên, nếu bệnh gout được phát hiện được phát hiện kịp thời và có những phương pháp điều trị đúng cách và có thói quen sinh hoạt, sống lành mạnh thì bệnh gout có hoàn toàn được chữa khỏi.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout

Bệnh gout là căn bệnh được hình thành do sự rối loạn về sự chuyển hóa của axit uric trong cơ thể con người. Vậy axit uric là gì? Axit uric là axit ở trong cơ thể người có chức phân hủy sinh lý nhân bên trong của DNA và RNA ở người bình thường. Ngoài ra, axit uric còn được hình thành tự sự thoái giáng acid nucleic từ thức ăn hoặc từ các tế bào chết, các axit uric được hình thành sẽ di chuyển vào máu và lọc lại thận, điều này sẽ giúp thải chất ra bên ngoài.

Nguyên nhân dẫn đến bị gout

Nguyên nhân dẫn đến bị gout

Khi nồng độ axit uric trong máu tăng lên hoặc axit uric sản sinh quá nhiều nhưng không đào thải ra bên ngoài được, những axit uric này sẽ tích trữ lại ngay trong các mô ở dạng thể urat, trong đó xương khớp là phần có nhiều urat nhất. Sự tích trữ urat trong cơ thể thể con người dẫn đến viêm khớp, đau nhức khớp và đây được gọi là bệnh gout.

Ngoài ra, bệnh gout cũng có thể hoàn toàn đến từ yếu tố di truyền hoặc tác động từ những yếu tố bên ngoài môi trường dẫn đến nồng độ axit uric trong máu tăng cao, có thể kể đến như:

  • Axit uric bị giảm đào thải niệu.

  • Bệnh lý liên quan đến thận cùng với sự tích tụ của axit uric dẫn đến bệnh gout.

  • Cách bệnh lý ở tim mạch như bạch cầu cấp, tăng huyết áp.

  • Bệnh nhân nạp vào cơ thể quá nhiều thức ăn có chứa đạm động vật, thực phẩm chứa purin, đặc biệt là hải sản, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật,...

  • Lạm dụng quá nhiều rượu, bia, chất kích thích là nhân tố làm khả năng mắc bệnh gout ngày càng tăng.

  • Sử dụng những loại thuốc làm tăng nồng độ axit uric trong máu chẳng hạn như những loại thuốc làm ức chế sự phát triển của tế bào nhằm chữa trị bệnh ác tính, thuốc trị cao huyết áp, thuốc giúp lợi tiểu.

  • Trong gia đình tiền sử có người mắc bệnh gout.

3. Dấu hiệu để nhận biết liệu chúng ta có đang mắc bệnh gout

Bệnh gout là bệnh liên quan đến xương khớp, gây bất lợi cho người bệnh trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh gout có thể nặng hơn và gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Do đó, cách nhận biết bệnh gout có ý nghĩa rất quan trọng để có những phương pháp điều trị bệnh gout và chăm sóc kịp thời rất cần thiết giúp bệnh nhân hạn chế gặp phải những điều không mong muốn.

Người bị gout thường có những biểu hiện gì?

Người bị gout thường có những biểu hiện gì?

Vậy làm thế nào để có thể nhận biết bệnh gout? Để dễ dàng nhận biết liệu chúng ta có bị bệnh gout không, chúng ta cần phải nhận biết thông qua những dấu hiệu về căn bệnh này. Cụ thể:

  • Xuất hiện những cơn đau đột ngột dữ dội tại khu vực các khớp, thời điểm đau nhất là vào buổi đêm.

  • Có biểu hiện sưng đỏ, viêm, cảm giác nóng ran tại khu vực các khớp, đặc biệt khi chạm vào khu vực này sẽ cảm thấy đau đớn.

  • Những cơn đau khớp do bệnh gout gây ra thường kéo dài từ 5 ngày 7 ngày và sau đó cơn đau này sẽ giảm dẫn. Khi khớp hết đau, những hoạt động sinh hoạt của con người sẽ bình thường trở lại thay vì vận động thường ngày bị hạn chế do những cơn đau khớp.

Khi quan sát thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như trên, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám và làm các xét nghiệm liên quan để đưa ra kết quả chính xác nhằm phát hiện liệu mình có đang bị gout không để có những phương pháp điều trị bệnh gout chính xác, kịp thời. Một số thí nghiệm thường được sử dụng để xét nghiệm, chẩn đoán bệnh gout là: xét nghiệm máu, chụp X-quang, kiểm tra dịch lỏng trong khớp hay làm siêu âm.

4. Bệnh gout có thể dẫn đến những biến chứng nào, có nguy hiểm không?

Người bị gout nếu như không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, những người này có thể có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này mang lại. Vậy bệnh gout gây nên những biến chứng gì?

Gout rất nguy hiểm nếu như không phát hiện và điều trị bệnh gout kịp thời

Gout rất nguy hiểm nếu như không phát hiện và điều trị bệnh gout kịp thời

  • Tái phát lại bệnh gout nhiều lần: Người bị gout sau khi được chữa khỏi, bệnh vẫn có thể hoàn toàn tái phát trở lại và mang lại nhiều đau đớn cho người bệnh. Đặc biệt, nếu bệnh nhân không phát hiện và kiểm soát sớm căn bệnh này có thể khiến xương khớp của người bệnh bị phá hủy.

  • Các cục tophi bên trong khớp hình thành và phát triển: Khi người bị bệnh gout chưa điều trị dứt điểm căn bệnh này có thể dễ dàng nhận biết thông qua sự xuất hiện của các hạt tophi ngay khu vực sụn vành tai, ngón chân, khuỷu tay,... Điều này sẽ dẫn đến tình trạng cứng xương khớp và sưng khớp, làm biến dạng khớp và giảm khả năng vận động của khớp.

  • Sỏi thận: bệnh gout chính là sự tích trữ quá nhiều của tinh thể urat, điều này là tổn hại đến thận của người bệnh. sự tích trữ này tạo nên sỏi đường tiết niệu.

Bệnh gout có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, do đó người bệnh cần phải phát hiện và điều trị bệnh gout kịp thời chính là để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

5. Những phương pháp phòng ngừa bệnh gout

Bệnh gout là căn bệnh thường gặp trong cuộc sống và gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị bệnh gout kịp thời. Do đó, những phương pháp phòng ngừa bệnh gout rất quan trọng giúp ngăn ngừa và làm chậm diễn biến của căn bệnh này, cụ thể:

  • Phải thăm khám bác sĩ nếu người bệnh có biểu hiện bị gout, không được tự ý dùng thuốc hoặc không sử dụng những thuốc đã kê toa, không làm theo hướng dẫn, chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Tái khám theo đúng lịch hẹn, điều này sẽ giúp kiểm soát tình trạng bệnh và phát hiện, xử lý kịp thời những vấn đề bất thường.

  • Tập thể dụng thể thao hàng ngày.

  • Duy trì sức khỏe, mức cân nặng phù hợp.

  • Cần có chế độ ăn uống khoa học.

  • Không được ăn nội tạng của động vật.

  • Không nên các loại thịt đỏ, hải sản.

Làm thế nào để ngăn ngừa và điều trị bệnh gout hiệu quả

Làm thế nào để ngăn ngừa và điều trị bệnh gout hiệu quả

Phát hiện và ngăn ngừa, làm chậm sự tiến triển của bệnh gout rất quan trọng nhằm có những phương pháp điều trị bệnh gout hợp lý, phù hợp, bảo vệ sức khỏe chúng ta. Do đó, việc tìm hiểu, nhận biết thông qua các dấu hiệu và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này rất quan trọng. Nếu có dấu hiệu bất thường về bệnh gout, các bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc gọi đến số 1900 56 56 56 để thăm khám và được hỗ trợ kịp thời. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.