Tin tức

Nhận biết dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ và cách xử trí an toàn

Ngày 07/05/2025
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Chế độ sinh hoạt chưa khoa học, áp lực từ công việc, cuộc sống,... là những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ người trẻ bị tụt huyết áp có xu hướng tăng lên. Trang bị kiến thức về dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ và biết cách khắc phục là điều cần thiết để người trẻ chủ động bảo vệ sức khỏe cũng như duy trì công việc của mình một cách tốt nhất.

1. Như thế nào là tụt huyết áp ở người trẻ?

Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch trong quá trình tim co bóp và giãn nở. Với thanh thiếu niên, chỉ số huyết áp bình thường là 110/70mmHg. Huyết áp tâm thu < 85mmHg và hoặc tâm trương < 60mmHg được xem là tụt huyết áp hoặc huyết áp thấp.

Chỉ số huyết áp của người trẻ dưới 110/70mmHg được xem là bị tụt huyết áp

Chỉ số huyết áp của người trẻ dưới 110/70mmHg được xem là bị tụt huyết áp

2. 3 dạng tụt huyết áp xảy ra ở người trẻ 

Dựa trên mức độ nặng - nhẹ của triệu chứng, tụt huyết áp ở người trẻ được phân thành 3 dạng:

2.1. Tụt huyết áp trung gian thần kinh

Đây là dạng tụt huyết áp gặp phải ở người trẻ, diễn ra đột ngột khi họ đứng lâu, bị hoảng sợ quá mức, ở lâu trong điều kiện môi trường nóng bức,... Khi có sự tác động của những tác nhân này, điều hòa thần kinh tự động bị rối loạn khiến cho mạch bị giãn quá mức và lưu lượng máu đến tim giảm sút.

Dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ trong trường hợp này là: mờ mắt, chóng mặt, buồn nôn, nặng hơn có thể bị ngất. 

2.2. Tụt huyết áp tư thế đứng

Khi người trẻ thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi hoặc nằm sang đứng sẽ có nguy cơ bị tụt huyết áp tư thế đứng. Tụt huyết áp trong trường hợp này được giải thích là do sự chuyển đổi tư thế đột ngột khiến cho cơ thể không kịp điều chỉnh lưu lượng máu đến tim gây tụt huyết áp và tưới máu não giảm sút tạm thời.

Dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ ở dạng tụt huyết áp tư thế đứng là hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, nếu huyết áp tụt mạnh có thể gây ngất xỉu.

2.3. Tụt huyết áp nặng

Tụt huyết áp nặng thường xuất phát từ số phản vệ, sốc nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim,... Người bị tụt huyết áp nặng sẽ có triệu chứng vã mồ hôi lạnh, da tái xanh, chóng mặt nghiêm trọng, hôn mê. Nếu không được cấp cứu ngay, người bệnh sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng.

3. Dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ và cách xử trí

3.1. Dấu hiệu tụt huyết áp thường gặp ở người trẻ

Hầu hết người trẻ bị tụt huyết áp thường gặp phải các dấu hiệu sau:

- Chóng mặt, cảm giác quay cuồng, nhất là lúc buổi sáng mới ngủ dậy.

- Buồn nôn, nôn khan, cảm giác tức ngực nhẹ.

- Cơ thể uể oải, thiếu năng lượng, khó tập trung vào công việc hay học tập.

- Mệt mỏi kéo dài ngay cả khi đã nghỉ ngơi đủ giấc.

- Đau nhức đầu nhẹ hoặc âm ỉ kéo dài.

- Mất tập trung, hiệu suất làm việc giảm.

- Tăng nhịp tim (trên 100 lần/phút) để bù trừ khi huyết áp xuống thấp.

- Cảm giác đánh trống ngực, hồi hộp, lo lắng không rõ nguyên nhân.

- Da tái xanh, vã mồ hôi.

- Ngất xỉu nhất thời khi huyết áp tụt quá thấp.

Chóng mặt, đau tức ngực thường là dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ

Chóng mặt, đau tức ngực thường là dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ

3.2. Xử trí với tụt huyết áp ở người trẻ như thế nào?

3.2.1. Chăm sóc tại nhà

Ngay khi có dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ như đã đề cập ở trên, người bệnh cần:

- Dừng mọi hoạt động đang làm, nằm nghỉ ngơi trong tư thế chân nâng cao hơn tim để máu được tăng lưu thông đến tim và não.

- Nới lỏng bớt quần áo để tăng khả năng lưu thông máu.

- Uống ngay 1 cốc nước hoặc nước điện giải pha với liều lượng khuyến cáo từ nhà sản xuất, 1 cốc trà gừng, 1 cốc nước đường hoặc 1 cốc sữa để tăng thể tích máu, nhờ đó cải thiện chỉ số huyết áp.

- Chỉ khi các dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ đã không còn, người bệnh thấy cơ thể đã bình thường trở lại thì mới đứng lên từ từ, tuyệt đối không đứng dậy đột ngột.

- Dùng máy đo huyết áp để theo dõi huyết áp tại nhà, tối thiểu 2 lần/ngày vào trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi mới thức giấc. Người bệnh cần theo dõi chỉ số huyết áp trong 1 - 2 tuần xem có ổn định trở lại hay không.

Ngoài ra, khi người trẻ bị tụt huyết áp, việc điều chỉnh lối sống và dinh dưỡng cũng cần được thực hiện để sớm ổn định huyết áp trở lại. Người bệnh cần áp dụng chế độ ăn nhạt vừa phải, chia thành nhiều bữa ăn trong ngày và uống đủ 1.5 - 2 lít nước/ngày.

Hàng ngày, người bệnh vẫn cần vận động với các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,... trong 30 phút và duy trì các hoạt động giúp giảm stress, cải thiện giấc ngủ.

Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện các nguy cơ bất thường huyết áp ở người trẻ

Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện các nguy cơ bất thường huyết áp ở người trẻ

3.2.2. Thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa

Nếu đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như trên nhưng dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ vẫn không cải thiện thì cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, đánh giá chuyên sâu.

Bác sĩ có thể chỉ định các kiểm tra cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân gây tụt huyết áp như:

- Xét nghiệm máu: Kiểm tra điện giải, chức năng thận, nội tiết.

- Điện tâm đồ (ECG): Phát hiện rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim.

- Siêu âm tim hoặc đo Holter huyết áp 24 giờ.

Khi đã có chẩn đoán và cần điều trị, tùy từng nguyên nhân gây nên tụt huyết áp ở người trẻ mà bác sĩ sẽ cân nhắc đơn thuốc điều trị phù hợp.

Tụt huyết áp ở người trẻ ngày càng dễ gặp do những áp lực từ cuộc sống, công việc,... hàng ngày. Nhận biết sớm dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ sẽ giúp người bệnh chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp kiểm soát tốt bệnh lý này.

Nếu bạn hoặc người thân có những triệu chứng kể trên kéo dài trên 1 tuần, đừng ngần ngại liên hệ ngay Hotline 1900 56 56 56, đặt lịch cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ