Tin tức

Nhận biết đau thần kinh tọa và phương pháp phòng tránh

Ngày 30/03/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Đau thần kinh tọa khiến người bệnh gặp phải không ít khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Những cơn đau của bệnh lý này thường kéo dài âm ỉ hoặc biểu hiện theo hướng cấp tính. Liệu việc điều trị đau thần kinh tọa có phức tạp hay không?

1. Tìm hiểu bệnh lý đau thần kinh tọa 

Đau thần kinh tọa hay Sciatica Pain là thuật ngữ dùng để chỉ những cơn đau xuất hiện dọc theo hệ thống dây thần kinh tọa. Theo đó, mạng lưới dây thần kinh này phân nhánh từ khu vực cột sống xuống dưới hông, và từ hông xuống chân. Trong phần lớn các trường hợp, cơn đau chỉ tác động mạnh vào một bên cơ thể. 

Đau thần kinh tọa là những cơn đau dọc theo hệ thống dây thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là những cơn đau dọc theo hệ thống dây thần kinh tọa

Bệnh thường có liên quan đến tình trạng thoát vị đĩa đệm tại vùng cột sống thắt lưng. Hệ thống đốt sống vốn được phân tách và đệm bởi nhiều đĩa tròn cùng mô liên kết. Nếu một đĩa bị thoái hóa hoặc mài mòn do tác động của chấn thương, khu vực trung tâm đĩa cũng bị trượt khỏi vòng ngoài gây hiện tượng đau, viêm. 

Ngoài ra, tình trạng hẹp cột sống, khiến dây thần kinh bị chèn ép cũng có thể gây ra cảm giác đau thần kinh tọa. Người bệnh khi đó thường bị tê chân, cơn đau có xu hướng khởi phát từ khu vực hông. 

2. Triệu chứng đặc trưng 

Phụ thuộc vào nguyên nhân khởi phát, triệu chứng thường gặp ở người bị đau thần kinh tọa có thể thay đổi đôi chút. Tuy vậy, bệnh thường có biểu hiện chung như:

  • Cơn đau nhói xuất hiện tại khu vực cạnh đốt sống. 
  • Vùng hông cũng bị đau. 
  • Chân bị nóng ran, ngứa rát khó chịu. 
  • Bàn chân bị tê. 
  • Di chuyển khó khăn. 
  • Cơn đau khiến người bệnh khó đứng lên. 
  • Khi vận động, đi lại hoặc mang vác nặng, cơn đau lại có xu hướng xuất hiện. 
  • Cảm giác đau nhói ngày càng trầm trọng nếu người bệnh ngồi, đứng quá lâu. 
  • Cơn đau xuất hiện tại 1 hoặc 2 bên chân. 

Đau nhói tại vùng dưới lưng

Đau nhói tại vùng dưới lưng

3. Nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa

3.1. Do mắc bệnh về xương khớp

Bệnh lý liên quan đến xương khớp được cho là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau thần kinh tọa. Theo đó, phổ biến nhất là:

  • Thoát vị đĩa đệm hoặc đĩa đệm bị thoái hóa. 
  • Đốt sống bị trượt. 
  • Hệ thống khớp bị thoái hóa gây chèn ép dây thần kinh. 
  • Khối u xuất hiện trong cột sống thắt lưng. 
  • Cột sống hoặc dây thần kinh tọa bị tổn thương. 
  • Hội chứng cờ lê hoặc hội chứng chùm đuôi ngựa ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh. 
  • Viêm xương khớp. 

Người bị thoát vị đĩa đệm có nguy cơ cao bị đau thần kinh tọa

Người bị thoát vị đĩa đệm có nguy cơ cao bị đau thần kinh tọa

3.2. Một số yếu tố rủi ro

Bên cạnh bệnh lý liên quan đến xương khớp, nhiều yếu tố rủi ro khác cũng là nguyên nhân gây đau thần kinh tọa. Chẳng hạn như: 

  • Chấn thương. 
  • Xương khớp bị lão hóa. 
  • Béo phì, thừa cân. 
  • Lười vận động
  • Duy trì một tư thế quá lâu.
  • Người có công việc vận động, đặc biệt là mang vác nặng, thể thao.
  • Nghiện thuốc lá, nicotin trong thuốc lá ảnh hưởng đến mô cột sống,… 

4. Biến chứng người bệnh có thể gặp phải

Người bị đau thần kinh tọa dễ gặp phải biến chứng nguy hiểm nếu không chú ý điều trị sớm. Bao gồm: 

  • Cơ bị teo: Khiến chức năng vận động suy giảm, người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển. 
  • Bại liệt: Liệt một phần hoặc toàn thân. Lúc này, bệnh nhân không thể di chuyển, sinh hoạt như người bình thường. 
  • Cột sống mất dần khả năng di động: Cột sống người bị đau thần kinh tọa có xu hướng cứng dần, không còn khả năng di động linh hoạt. 
  • Bàng quang suy giảm: Người bệnh dễ bị đi tiểu hoặc đi đại tiện không kiểm soát. 

Bại liệt - biến chứng nguy hiểm người bệnh có thể gặp phải

Bại liệt - biến chứng nguy hiểm người bệnh có thể gặp phải 

5. Cách chẩn đoán đau thần kinh tọa

5.1. Khám lâm sàng

Trong bước khám lâm sàng, bác sĩ sẽ thăm hỏi tiền sử bệnh của bản thân bệnh nhân và gia đình, các biểu hiện bất thường. Bác sĩ sau đó có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một vài động tác để kiểm tra như: 

  • Di chuyển bằng mũi và gót chân. 
  • Nâng cao chân. 
  • Làm động tác kéo giãn để kiểm tra độ dẻo dai, sức bền của cơ bắp. 

4.2. Khám cận lâm sàng

Để chắc chắn hơn về kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Cụ thể như:

  • Chụp X quang: Xác định vị trí cột sống có vấn đề như thoát vị đĩa đệm, tình trạng nhiễm trùng, khối u (nếu có). 
  • Chụp CT hoặc chụp MRI: Cung cấp hình ảnh chính xác hơn về hệ thống xương, mô mềm tại thắt lưng. Theo đó, kỹ thuật chụp MRI sẽ cho phép bác sĩ xác định dây thần kinh nào bị chèn ép. 
  • Đo điện cơ đồ: Giúp kiểm tra xung điện chạy qua hệ thống dây thần kinh, hỗ trợ kiểm tra mức độ phản ứng của hệ cơ bắp. 

Chụp CT giúp xác định chính xác hơn về tình trạng tại xương khớp, mô mềm

Chụp CT giúp xác định chính xác hơn về tình trạng tại xương khớp, mô mềm 

6. Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa phổ biến 

6.1. Điều trị không dùng thuốc

Tập trung vào chế độ nghỉ ngơi. Cụ thể, người bệnh được khuyên nên nằm giường cứng, hạn chế mang vật nặng, nằm và ngồi đúng tư thế, không thực hiện hoạt động mạnh. 

6.2. Dùng thuốc

Người bệnh có thể sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ,.. theo đường uống hoặc đường tiêm, tùy theo tình trạng bệnh cụ thể. 

6.3. Tập vật lý trị liệu

Massage, thực hiện bài tập kéo giãn cột sống,... là những bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ điều chỉnh tư thế, kích thích quá trình phục hồi và hạn chế chấn thương. Ngoài ra, người bệnh có thể đeo thêm đai lưng để giảm bớt lực tác động lên đĩa đệm cột sống. 

Tập vật lý trị liệu cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt

Tập vật lý trị liệu cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt

5.4. Phẫu thuật

Biện pháp phẫu thuật chỉ định trong trường hợp các phương pháp khác không còn hiệu quả. Đặc biệt là khi tình trạng bệnh đã trở nặng, người bệnh có dấu hiệu bị teo cơ, chi dưới bị liệt. 

Phụ thuộc theo mức độ tiến triển bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Trong đó, phẫu thuật nội soi, sóng cao tần,... là một số kỹ thuật đang được áp dụng cho người bị đau thần kinh tọa cần phẫu thuật. 

6. Cách phòng ngừa đau thần kinh tọa

Phòng ngừa chứng đau thần kinh tọa, bạn nên duy trì tư thế phù hợp, hạn chế sử dụng thuốc lá, kiểm soát cân nặng, tập thể dục hàng ngày. 

  • Duy trì tư thế khoa học: Bạn hãy cố gắng đứng, ngồi, nằm đúng tư thế nhằm giảm phần nào áp lực xuống phần lưng dưới. Ngoài ra cần hạn chế vận động mang vác nặng.
  • Hạn chế và không hút thuốc lá: Giảm lượng nicotin xâm nhập vào máu rồi vận chuyển đến xương. 
  • Kiểm soát cân nặng chặt chẽ: Điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập sao cho cân nặng không tăng nhanh, giảm áp lực lên cột sống. 
  • Tập thể dục thể thao hàng ngày: Bạn nên duy trì các bài tập thể dục thể thao phù hợp mỗi ngày. Tác dụng chính của việc làm này là hỗ trợ kéo giãn, giúp hệ thống các khớp linh hoạt. 

Đau thần kinh tọa là bệnh lý thường gặp ở nhiều người. Trường hợp nhận thấy dấu hiệu bệnh, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt. Bạn có thể lựa chọn thăm khám tại Chuyên khoa Cơ Xương Khớp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám và nhận tư vấn chi tiết, Quý khách hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.