Tin tức

Bệnh đau thần kinh tọa là gì? Phải làm sao để khắc phục bệnh?

Ngày 09/04/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Đau thần kinh tọa gây ra rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh. Nếu chủ quan không điều trị sớm, bệnh cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bệnh nhân. Vậy bệnh đau thần kinh tọa là gì, có triệu chứng ra sao và cách chữa trị như thế nào?

1. Bệnh đau thần kinh tọa là gì?

Với thắc mắc “bệnh đau thần kinh tọa là gì”, các chuyên gia giải đáp như sau: Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể con người, chạy từ vùng thắt lưng tới các ngón chân. Những cơn đau dây thần kinh tọa là cơn đau dọc theo chiều dài của dây thần kinh này. 

Đau thần kinh tọa làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân

Đau thần kinh tọa làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân

Bệnh ít có nguy cơ gây tử vong nhưng lại khiến cho chất lượng sống của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng bởi những cơn đau nhức. Nếu không được điều trị sớm, các chi của người bệnh ngày càng suy yếu, thậm chí bị liệt khiến cuộc sống của người bệnh phải phụ thuộc rất nhiều vào người khác.

2. Đau thần kinh tọa và những nguyên nhân thường gặp

Những cơn đau dây thần kinh tọa có thể xảy ra vì những nguyên nhân sau: 

- Do thoát vị đĩa đệm: Khi các đốt sống có chứa quá nhiều áp lực, đĩa đệm có thể bị trượt ra ngoài và đè lên dây thần kinh, khiến cho bệnh nhân bị đau nhức. 

- Thoái hóa đĩa đệm: Khi đĩa đệm giữa mỗi đốt sống bị thoái hóa, có thể khiến cho những đường dẫn truyền thần kinh bị thu hẹp lại và khiến cho rễ thần kinh tọa bị chèn ép. Từ đó, người bệnh phải đối mặt với những cơn đau từ thắt lưng tới những ngón chân. 

- Trượt đốt sống: Nếu đốt sống không nằm đúng vị trí của nó mà lại trượt ra ngoài sẽ dẫn tới lỗ thông mà dây thần kinh đi ra bị thu hẹp lại và gây đau nhức. 

- Thoái hóa khớp. 

- Chấn thương cột sống thắt lưng.

- Do có những khối u trong cột sống thắt lưng. 

- Hội chứng cơ hình lê: Đây là khối cơ nhỏ và nằm sâu ở trong mông. Khi khối cơ này co thắt hay căng lên sẽ tạo ra áp lực đối với các dây thần kinh hông và gây đau. 

- Hội chứng chùm đuôi ngựa: Bệnh không phổ biến nhưng rất đáng lo ngại. Khi mắc hội chứng này, người bệnh cảm nhận rõ những cơn đau ở quan hậu môn, đau xuống bàn chân và còn có thể bị mất kiểm soát ruột và bàng quang.

- Những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành những cơn đau thần kinh tọa: 

Người thừa cân béo phì là đối tượng dễ mắc bệnh

Người thừa cân béo phì là đối tượng dễ mắc bệnh

+ Chấn thương vùng cột sống. 

+ Lão hóa.

+ Bị thừa cân, béo phì. 

+ Thường xuyên mang vác nặng. 

+ Vận động hay làm việc sai tư thế. 

+ Mắc bệnh tiểu đường

+ Lười vận động. 

+ Thường xuyên hút thuốc. 

3. Triệu chứng của bệnh

Khi bị đau dây thần kinh tọa, bệnh nhân thường gặp phải một số triệu chứng như sau:

- Vùng lưng dưới bị đau nhói. 

- Cơn đau lan xuống chân và khi ngồi thì mức độ đau càng nặng hơn. 

- Đau hông. 

- Bị ngứa hay nóng rát ở chân. 

- Tê hoặc yếu chân hay bàn chân. 

- Người bệnh rất khó đứng dậy. 

- Nếu ngồi hoặc đứng quá nhiều thì sẽ càng cảm thấy đau nhức nhiều hơn. 

- Khi vặn mình hoặc bỗng dưng bệnh nhân chuyển động đột ngột thì cơn đau có thể càng tồi tệ hơn. 

- Có thể bị đau ở một hoặc cả hai chân. 

Những triệu chứng cho thấy, bạn cần đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt: 

- Cơn đau nghiêm trọng và kéo dài trong nhiều giờ. 

- Bị tê hay yếu ở một bên chân. 

- Người bệnh bị mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang.

- Sau khi bị chấn thương do va chạm, tai nạn hay tập thể thao, cơ thể xuất hiện những cơn đau dữ dội và đột ngột. 

4. Điều trị bệnh đau thần kinh tọa

Căn bệnh này cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gặp biến chứng, giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động và tăng chất lượng sống. Tùy từng nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau thần kinh tọa phổ biến: 

Điều trị bệnh bằng thuốc

Điều trị bệnh bằng thuốc

- Dùng thuốc điều trị: Chẳng hạn như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, các loại thuốc giãn cơ, thuốc Corticoid tiêm ngoài màng cứng,... Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi đã được bác sĩ hướng dẫn chi tiết. 

- Vật lý trị liệu:

+ Điện kích thích thần kinh qua da: Phương pháp này khá phù hợp với những trường hợp đau thần kinh tọa mãn tính. 

+ Thực hiện những động tác kéo giãn lưng để “xoa dịu” những cơn đau thần kinh tọa. Lưu ý rằng, những bài tập này cần đúng kỹ thuật, luyện tập phù hợp theo sức của mình và nên có sự hướng dẫn của các chuyên gia, bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất, đồng thời tránh được những vấn đề nghiêm trọng nếu tập sai cách. 

+ Người bệnh có thể dùng dây đai hỗ trợ để giảm áp lực cho phần cột sống. 

Nên đi khám nếu có dấu hiệu bất thường

Nên đi khám nếu có dấu hiệu bất thường

Những biện pháp này cần kiên trì thực hiện để đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, lợi ích của phương pháp này không đơn giản chỉ làm giảm đau ở thời điểm hiện tại mà còn giúp người bệnh hạn chế được những tổn thương cho cột sống trong tương lai. 

- Phẫu thuật: Những trường hợp đau kéo dài và nguyên nhân do chèn ép dây thần kinh ở cột sống, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Hiện nay, có 2 loại phẫu thuật đang được áp dụng phổ biến đó là: 

+ Phẫu thuật lấy nhân đĩa đệm: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị - nguyên nhân khiến dây thần kinh bị chèn ép và gây đau. 

+ Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống: Phù hợp với những trường hợp đau dây thần kinh tọa do ống sống bị hẹp. 

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “bệnh đau thần kinh tọa là gì?”. Nếu có những biểu hiện nghi ngờ bị đau thần kinh tọa, bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám sớm để tránh những biến chứng nghiêm trọng, làm giảm chất lượng sống. Nếu còn vấn đề cần được giải đáp hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sức khỏe, mời bạn liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên tư vấn nhanh nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.