Tin tức
Nhận diện dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 2 và phương pháp chẩn đoán
- 16/10/2024 | Phát hiện sớm ung thư đại tràng: Tăng cơ hội điều trị thành công
- 18/02/2025 | Ung thư đại tràng có chữa được không và phác đồ điều trị từ bác sĩ chuyên khoa
- 20/02/2025 | Triệu chứng ung thư đại tràng giai đoạn đầu nhận biết như thế nào?
1. Các cấp độ của bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 2
ung thư đại tràng giai đoạn 2 là giai đoạn khối u ác tính đã lan đến bên dưới lớp cơ đại tràng nhưng chưa xâm lấn hạch bạch huyết và các hệ cơ quan ở xa. Theo phân loại của hệ thống TNM, ở giai đoạn 2, bệnh ung thư đại tràng được chia thành:
- Giai đoạn 2A: Khối u đã xâm lấn vào trong lớp ngoài cùng của đại - trực tràng nhưng không đi qua lớp này.
- Giai đoạn 2B: Khối u đi xuyên qua thành đại - trực tràng nhưng chưa xâm lấn đến mô hoặc cơ quan xung quanh.
- Giai đoạn 2C: Khối u xuyên qua thành đại - trực tràng, xâm lấn đến mô hay cơ quan xung quanh.
Hình ảnh mô tả tiến triển nhanh chóng của tế bào ác tính qua các giai đoạn bệnh ung thư đại tràng
2. Nhận biết dấu hiệu cảnh báo ung thư đại tràng giai đoạn 2 và tiên lượng sống của người bệnh
2.1. Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 2
Các dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 2 có thể xuất hiện là:
- Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài nhưng không xác định được nguyên nhân.
- Đi ngoài phân có kích thước nhỏ bất thường.
- Đau bụng dưới âm ỉ trong thời gian dài và thường đi kèm đầy hơi.
- Trong phân có máu đỏ tươi hoặc màu đen sẫm.
- Có thể xuất huyết hậu môn không rõ nguyên nhân.
- Cơ thể bị suy nhược.
- Có dấu hiệu thiếu máu như chóng mặt, da xanh xao, nhợt nhạt.
- Sụt cân nhanh bất thường.
2.2. Tiên lượng sống của người mắc bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 2
Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư đại tràng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Kích thước và mức độ xâm lấn của khối u tại thời điểm được chẩn đoán.
- Tình trạng bất thường của tế bào ác tính quan sát được qua kính hiển vi.
- Thể trạng của người bệnh cũng ảnh hưởng đến thời gian sống khi mắc ung thư đại tràng giai đoạn 2:
+ Người bệnh có sức khỏe tốt thường sẽ chống chọi tốt hơn với bệnh tật và khả năng đáp ứng điều trị cũng cao hơn.
+ Trước điều trị, nếu bệnh nhân ung thư đại tràng có kháng nguyên CEA cao thì thường có tiên lượng sống ngắn hơn.
+ Nếu bệnh nhân bị tắc ruột thì cũng tăng nguy cơ thủng thành ruột. Trường hợp này, tiên lượng sống cũng kém hơn bình thường.
Bác sĩ của MEDLATEC thực hiện nội soi cho bệnh nhân nghi ngờ có dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 2
3. Phương pháp chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn 2 là gì?
Sau khi thăm khám cho bệnh nhân và nghi ngờ dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 2, bác sĩ thường chỉ định một số phương pháp sau để có cơ sở đưa ra chẩn đoán xác định:
3.1. Xét nghiệm máu
Bác sĩ thường yêu cầu người bệnh tiến hành một số xét nghiệm máu như:
- Xét nghiệm công thức máu: Nhận định tình trạng thiếu máu.
- Xét nghiệm men gan: Kiểm tra chức năng gan dự phòng nguy cơ ung thư đại tràng di căn đến gan.
- Xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư: Dấu hiệu khối u ác tính có thể nhận diện trong xét nghiệm máu là sự xuất hiện của kháng nguyên carcinoembryonic (CEA).
Xét nghiệm CEA (kháng nguyên carcinoembryonic) là một xét nghiệm quan trọng trong việc theo dõi ung thư đại tràng, nhưng CEA có thể không luôn chính xác trong việc chẩn đoán ung thư giai đoạn đầu hoặc có thể không tăng cao ở tất cả bệnh nhân.
3.2. Nội soi đại tràng
Đây là phương pháp dùng ống nội soi mềm có gắn camera đưa qua hậu môn trực tràng tới đại tràng. Hình ảnh nội soi giúp bác sĩ quan sát trực tiếp bên trong đại tràng và lấy mẫu mô sinh thiết để xác định ung thư.
3.3. Xét nghiệm MMR
Xét nghiệm giúp tìm kiếm sự thay đổi về gen MMR thường gặp ở hội chứng Lynch. Đại đa số ca bệnh ung thư đại tràng không có biến đổi bất thường về gen MMR trừ trường hợp liên quan đến hội chứng này.
Việc chẩn đoán hội chứng Lynch sẽ giúp bác sĩ có kế hoạch sàng lọc các bệnh ung thư có liên quan, như ung thư nội mạc tử cung và đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp với từng ca bệnh.
Xét nghiệm MMR chủ yếu được chỉ định cho những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng do hội chứng Lynch (di truyền), và không phải tất cả bệnh nhân ung thư đại tràng đều cần làm xét nghiệm này.
3.4. Chụp CT-Scanner
Hình ảnh chi tiết, rõ nét từ phim chụp CT-Scanner giúp bác sĩ xác định vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn của khối u đại tràng. Qua đây bác sĩ sẽ có căn cứ để đánh giá khả năng di căn của khối u ác tính đại tràng.
3.5. Chụp MRI
Phương pháp này được áp dụng đối với các trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 2 cần được đánh giá chi tiết cấu trúc đại tràng và các mô lân cận để xác định ung thư có xâm nhập vào các cơ quan khác hay không.
3.6. Chụp động mạch
Nếu ung thư đại tràng đã di căn đến gan thì hình ảnh chụp động mạch sẽ giúp bác sĩ nhận diện các động mạch cung cấp máu cho khối u đó. Nhờ vậy bác sĩ sẽ đánh giá được khối u có thể loại bỏ qua phẫu thuật hay không để lên kế hoạch điều trị tốt nhất.
Sớm thực hiện điều trị theo phác đồ của bác sĩ giúp tăng tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 2
Phát hiện sớm và điều trị kịp thời là cách duy nhất để cải thiện tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư đại tràng. Dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 2 thường khiến bệnh nhân nhầm lẫn với bệnh lý đường tiêu hóa khác. Vì thế, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào như đã đề cập ở trên, người bệnh cần sớm đến khám bác sĩ để thực hiện các kiểm tra giúp chẩn đoán đúng tình trạng của mình.
Ngoài ra, khám sức khỏe hoặc tầm soát ung thư định kỳ cũng là phương pháp được khuyến nghị để phát hiện sớm yếu tố nguy cơ, có phương án ngăn chặn tiến triển ung thư đại tràng.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, tầm soát bệnh ung thư đại tràng có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được tư vấn kỹ càng và hướng dẫn thực hiện thao tác đặt lịch hẹn nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
