Tin tức

Nhiễm ceton do tiểu đường có triệu chứng gì? Phương pháp điều trị như thế nào?

Ngày 14/03/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng và một trong số đó là nhiễm toan ceton. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể bị phù não, hôn mê, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nhiễm ceton do tiểu đường và phương pháp điều trị bệnh. 

1. Nhiễm ceton do tiểu đường gây ra những triệu chứng gì? 

1.1. Tình trạng nhiễm toan ceton do tiểu đường là như thế nào?

Nhiễm ceton tiểu đường có thể hiểu đơn giản là tình trạng cơ thể bệnh nhân sản sinh quá nhiều axit trong máu. Hiện tượng này thường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin. Từ đó dẫn tới những rối loạn nghiêm trọng trong vấn đề chuyển hóa protid, lipid và carbohydrate.

Nhiễm ceton do cơ thể không sản xuất đủ insulinNhiễm ceton do cơ thể không sản xuất đủ insulin

Khi bị nhiễm toan ceton do tiểu đường, cơ thể có thể gặp phải 2 loại rối loạn sinh hóa nguy hiểm đó là tình trạng tăng glucose trong máu và rối loạn điện giải. Các trường hợp này cần được cấp cứu kịp thời và theo dõi tại khoa điều trị tích cực để tránh những nguy cơ rủi ro nghiêm trọng nhất. 

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm toan ceton do tiểu đường là: 

- Do tình trạng thiếu hụt insulin: Những trường hợp mắc bệnh tiểu đường nhưng áp dụng kỹ thuật tiêm insulin chưa đúng hoặc ngừng bổ sung insulin cũng có thể gây ra thiếu hụt insulin. 

- Các trường hợp mắc phải tình trạng rối loạn tâm thần và thể chất.

- Một số trường hợp bệnh nhân đã phải trải qua các cuộc phẫu thuật, từng bị chấn thương hay từng mắc bệnh lý cấp tính, nhiễm trùng,… khiến cho cơ thể sản sinh ra những loại nội tiết tố như Glucagon, Cortisol, Catecholamine,… và đây chính là nguyên nhân khiến cho hoạt động của insulin bị tác động và khi không kịp thời điều chỉnh có thể dẫn đến nhiễm toan ceton tiểu đường. 

- Các trường hợp bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

- Bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường không đúng với chỉ dẫn của bác sĩ. 

- Sử dụng quá nhiều các loại đồ uống có cồn và một số chất kích thích, chẳng hạn như ma tuý.

- Gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc lợi hay thuốc corticoid.

- Các trường hợp bị căng thẳng quá mức 

- Những bệnh nhân mắc bệnh về nội tiết. 

1.2. Một số triệu chứng khi bị nhiễm ceton do tiểu đường

Khi gặp phải tình trạng nhiễm toan ceton do tiểu đường, bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng như sau: 

  • Bệnh nhân mệt mỏi.

  • Ý thức mơ màng. 

  • Nhìn mờ. 

  • Buồn nôn hoặc nôn kèm theo tình trạng đau bụng. 

  • Bệnh nhân bị sụt cân.

  • Khát nước nhiều hơn, thèm uống nước, đi tiểu nhiều hơn. 

  • Một số trường hợp nghiêm trọng có thể xuất hiện tình trạng bị mất nước như môi khô, da khô,…

  • Huyết áp hạ, nhịp tim nhanh hơn bình thường. 

  • Khi sử dụng máy đo đường huyết tại nhà thì kết quả thu được là Glucose trong máu > 13,9 mmol/L. 

  • Bệnh nhân có mùi ceton trong hơi thở, chính là mùi giống như mùi táo chín. 

  • Một số trường hợp có hiện tượng thân nhiệt giảm nhẹ: Đây được cho là một triệu chứng cảnh báo bệnh nhân đang gặp nguy hiểm, tiên lượng xấu. 

Nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng hôn mêNếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng hôn mê

Lưu ý: Nếu bệnh nhân gặp phải từ 2 biểu hiện bệnh trở lên, đường huyết người bệnh liên tục ở mức cao hơn 16.7 mmol/L hoặc bệnh nhân có ceton trong nước tiểu và không thể giảm xuống mức cho phép, thì cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu càng sớm càng tốt.  

2. Điều trị nhiễm ceton do tiểu đường bằng phương pháp nào?

Quá trình điều trị tình trạng nhiễm toan ceton do tiểu đường cần áp dụng theo nguyên tắc chống mất nước, bổ sung đủ insulin, điều trị rối loạn toan kiềm, cân bằng điện giải. 

- Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ những triệu chứng của bệnh nhân, các dấu hiệu sinh tồn. Bệnh nhân cần được xét nghiệm cận lâm sàng định kỳ. Trường hợp bệnh nhân gặp phải những dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị, cần thực hiện một số xét nghiệm để nhận biết rõ về tình trạng của bệnh nhân. Từ đó, điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp. 

Bệnh nhân được truyền đường tĩnh mạch loại insulin liều cao có tác dụng nhanhBệnh nhân được truyền đường tĩnh mạch loại insulin liều cao có tác dụng nhanh

- Bù insulin: Bệnh nhân cần được bổ sung lượng insulin thiếu hụt bằng cách dùng insulin tác dụng nhanh. Đối với những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân được truyền đường tĩnh mạch loại insulin liều cao có tác dụng nhanh: 0,1 đơn vị/kg, sau đó tiêm bắp với liều dùng 0,1 đơn vị/kg/giờ, tiêm bắp từng giờ. Hoặc bệnh nhân có thể được bổ sung bằng phương pháp truyền liên tục. 

Insulin, Kali và Glucose có liên quan mật thiết đến nhau. Do đó, bệnh nhân cũng cần bổ sung Kali nếu chỉ số Kali máu không tăng vượt ngưỡng. Những trường hợp bị thiếu hụt Kali trong máu có thể khiến cho tình trạng rối loạn điện giải nghiêm trọng hơn và gây ra những biến chứng tim mạch. 

Nếu bệnh nhân tỉnh táo và có thể ăn uống được bình thường, đồng thời đường huyết của bệnh nhân đã dần ổn định trở lại thì không cần truyền insulin qua tĩnh mạch mà có thể bổ sung bằng cách tiêm dưới da. Liều lượng tiêm lúc này sẽ phụ thuộc vào nồng độ glucose trong máu.  

Bệnh nhân thường xuyên kiểm tra lượng glucose trong máuBệnh nhân thường xuyên kiểm tra lượng glucose trong máu

- Bổ sung dịch và điện giải: Bệnh nhân cần được đảm bảo luôn đủ dịch trong quá trình điều trị. Trước hết, bệnh nhân cần được bổ sung lượng dịch đã mất bằng dung dịch muối Natri Clorid 0,9%. Trong vòng một giờ đầu tiên, bệnh nhân cần bổ sung khoảng 1 lít dung dịch muối NaCl 0,9%. Sau đó bệnh nhân cần truyền từ 300 đến 500 ml mỗi giờ và đồng thời cần được theo dõi chỉ số kali huyết thanh. Lưu ý: Nếu bổ sung lượng dịch quá ít, bệnh nhân sẽ khó hồi phục. Nhưng ngược lại, bổ sung quá nhiều dịch lại có thể làm tăng nguy cơ bị phù não hoặc suy hô hấp. 

- Bồi phụ kali: Trong 24 giờ đầu, bệnh nhân cần bổ sung 10 đến 30g KCL. Khi bệnh nhân đã dần hồi phục sức khỏe, có thể ăn uống bình thường, có thể cho bệnh nhân ăn những thực phẩm có chứa nhiều kali. 

Như vậy, có thể nói rằng, nhiễm ceton do tiểu đường là biến chứng rất nguy hiểm. Nhưng nếu bệnh nhân được cấp cứu kịp thời vẫn có thể được điều trị hiệu quả. Để phòng ngừa biến chứng nhiễm ceton do tiểu đường bằng cách thường xuyên kiểm tra lượng glucose trong máu và ceton nước tiểu, tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dừng thuốc, nếu có triệu chứng bất thường cần đi khám để được điều trị kịp thời. 

Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh nhân là người cao tuổi, người bận rộn không muốn đến thăm khám trực tiếp tại bệnh viện thì Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC cũng là một giải pháp hợp lý. 

Nhân viên của MEDLATEC sẽ đến tận nơi để thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, sau đó kết quả xét nghiệm sẽ được trả tận nhà hoặc khách hàng cũng có thể tra cứu online trên website của bệnh viện. Mang lại sự thuận tiện cho khách hàng, nhưng chi phí của dịch vụ này vẫn theo đúng giá niêm yết tại viện và chỉ cộng thêm 10.000đ cho phụ phí đi lại. Bạn có thể gọi tới Tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết về cách đăng ký sử dụng dịch vụ lấy mẫu tại nhà. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.