Tin tức
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ: Dấu hiệu bệnh và cách điều trị
- 29/04/2022 | Cấy nước tiểu quan trọng như thế nào trong chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu?
- 05/05/2022 | Hướng dẫn điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu với Dimitazol
- 17/10/2022 | Vai trò của nhuộm gram nước tiểu trong chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu
- 26/06/2024 | Viêm bàng quang - Căn bệnh chiếm khoảng 50% bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu
1. Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ nguy hiểm như thế nào?
Tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan đường tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ cần được điều trị sớm, nếu phát hiện và điều trị muộn, bệnh có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như sau:
Mẹ bầu có nguy cơ sinh non nếu mắc nhiễm trùng đường tiểu mà không được chữa trị sớm
- Bà bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng không nhận biết sớm, không được kiểm soát bệnh kịp thời có thể dẫn đến tình trạng sinh non, sảy thai, thai thai chết lưu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu còn có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản của nữ, thậm chí gây tắc vòi trứng và làm giảm khả năng sinh sản của chị em.
- Những triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ khiến bệnh nhân gặp phải nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như đi tiểu quá nhiều lần hay tiểu buốt hoặc trong nước tiểu lẫn máu. Không những vậy, những triệu chứng này cũng khiến chị em đau đớn khi quan hệ và giảm hứng thú với chuyện chăn gối.
- Nếu không kịp thời chữa trị, bệnh có thể dẫn đến viêm thận cấp tính, mạn tính và làm suy giảm nghiêm trọng chức năng thận.
- Thậm chí, nhiễm trùng đường tiểu còn có thể dẫn tới áp xe thận, nhiễm trùng máu và đe dọa tính mạng người bệnh.
2. Triệu chứng nhiễm trùng đường đường tiết niệu ở nữ
Để hạn chế biến chứng, chị em nên đi thăm khám ngay khi cơ thể có những triệu chứng bất thường. Dưới đây là những triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ thường gặp:
Người bệnh đi tiểu nhiều lần trong một ngày
- Chị em đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, hay có cảm giác buồn tiểu nhưng lượng tiểu thường rất ít, hay đi tiểu vào ban đêm, đau tức bụng dưới, nhất là khi đi tiểu.
- Tiểu buốt hoặc có cảm giác nóng rát khi tiểu.
- Nước tiểu khai nồng, có màu đặc, nguy hiểm hơn là nước tiểu có máu.
- Đau vùng thắt lưng.
- Khi bệnh tiến triển, chị em còn có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng như sốt, ớn lạnh, buồn nôn.
3. Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ là do vi khuẩn xâm nhập vào những cơ quan thuộc hệ thống đường tiết niệu. Trong đó, những loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp là E.Coli, Enterobacter, Chlamydia hay khuẩn lậu cầu,... Môi trường nước tiểu rất thuận lợi để cho những loại vi khuẩn này sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu ở nữ có thể kể đến như:
- Sỏi đường tiết niệu (sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu quản,...)
- Nước tiểu bị ứ trệ tại các cơ quan đường tiểu do có khối u, do phì đại tuyến tiền liệt, mắc bệnh tiểu đường, do người bệnh có dị tật bẩm sinh tại các cơ quan thuộc đường tiết niệu, người cao tuổi hay các trường hợp bị suy giảm miễn dịch,...
- Ngoài ra, những trường hợp quan hệ với người bị nhiễm trùng đường tiết niệu cũng khiến chị em tăng nguy cơ bị lây bệnh.
Nữ giới bị viêm bàng quang tái phát nhiều lần cũng dễ nhiễm trùng đường tiểu
- Người bị viêm bàng quang, bệnh tái phát nhiều lần (trên 3 lần/năm), bị hẹp lỗ tiểu, chị em không vệ sinh vùng kín không đúng cách (nhất là khi có kinh nguyệt hoặc sau khi giao hợp), người thường xuyên bị táo bón,... cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Do mãn kinh: Trong giai đoạn mãn kinh, chị em bị suy giảm nội tiết tố nữ, độ pH nước tiểu cũng thay đổi nhiều, đồng thời niêm mạc âm đạo, niệu đạo và đáy bàng quang cũng mỏng hơn so với khi còn trẻ. Chính vì thế, ở lứa tuổi này, chị em cũng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn.
4. Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ
Để điều trị bệnh triệt để, cần tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và loại bỏ những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh. Với những trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh sẽ khỏi bệnh mà không mất quá nhiều thời gian điều trị.
Tuy nhiên, với những trường hợp nghiêm trọng hơn thì bệnh nhân có thể phải dùng thuốc kháng sinh lâu hơn. Đặc biệt với những trường hợp bị tái phát nhiều lần thì thời gian dùng thuốc sẽ lâu dài hoặc người bệnh có thể dùng thêm một đợt thuốc kháng sinh ngắn, ngay cả khi triệu chứng bệnh đã hết.
Nếu nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu là do “yêu” không lành mạnh thì cần phải điều trị dự phòng bằng phương pháp dùng liều kháng sinh sau mỗi khi quan hệ.
Các trường hợp bệnh nghiêm trọng, bệnh nhân cần nhập viện điều trị để được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Thông thường những trường hợp này sẽ cần dùng thuốc kháng sinh qua đường tĩnh mạch.
Trường hợp tái phát hoặc nhiễm trùng đã tiến triển thành bệnh mạn tính, người bệnh cần được kiểm tra và theo dõi. Bác sĩ sẽ cân nhắc để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, giúp bệnh nhân phòng tránh tối đa nguy cơ biến chứng suy thận.
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ là bệnh rất dễ tái phát. Do đó, nếu người bệnh bị tái phát thường xuyên thì bác sĩ thường chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng liều thấp và sử dụng trong nhiều tháng.
Người bệnh nên đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân không nên tự ý mua hay dừng thuốc hoặc dùng lại các loại thuốc còn thừa từ lần điều trị trước. Sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể khiến vi khuẩn nhờn thuốc, không mang lại hiệu quả điều trị và khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ gây ra phiền toái và các biến chứng nghiêm trọng. Chính vì thế, chị em nên điều trị càng sớm càng tốt. Nếu có nhu cầu thăm khám bệnh, quý khách có thể liên hệ đến tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, các tổng đài viên sẽ tư vấn chi tiết hơn cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!