Tin tức

Nhịp tim dưới 50 có nguy hiểm không? Cách nhận biết và xử lý hiệu quả

Ngày 15/04/2025
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Nhịp tim dưới 50 lần/phút có phải dấu hiệu nguy hiểm? Trong một số trường hợp, đây có thể là nhịp tim bình thường, đặc biệt ở những người tập luyện thể thao. Tuy nhiên, nếu tim đập quá chậm kèm theo chóng mặt, mệt mỏi, khó thở hoặc ngất xỉu, rất có thể bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng về tim mạch. Vậy nguyên nhân do đâu? Khi nào cần thăm khám và làm gì để bảo vệ sức khỏe tim mạch? Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu ngay!

Nhịp tim dưới 50 có phải là nhịp tim chậm không?

Nhịp tim chậm là khi tim đập dưới 60 lần/ phút nên nhịp tim dưới 50 lần/phút có thể là dấu hiệu của nhịp tim chậm, đặc biệt nếu nó đi kèm với các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, khó thở hoặc đau ngực. Khi tim đập quá chậm, lượng máu cung cấp cho cơ thể giảm sút, có thể dẫn đến suy tim hoặc thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, không phải lúc nào nhịp tim dưới 50 cũng nguy hiểm. Đối với những người trẻ, khỏe mạnh, đặc biệt là vận động viên hoặc những người thường xuyên tập luyện cường độ cao, tim có thể đập chậm hơn bình thường mà vẫn đảm bảo đủ máu nuôi cơ thể. Điều quan trọng là theo dõi sức khỏe của mình và không chủ quan nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường. 

Nhịp tim dưới 50 có nguy hiểm không?

Tình trạng này phổ biến hơn ở người trên 65 tuổi, những người mắc bệnh lý tim mạch, rối loạn điện giải hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Ngoài ra, chấn thương vùng ngực, suy dinh dưỡng hoặc rối loạn ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim. 

Nhịp tim giảm xuống dưới 50 lần/phút có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tim mạch. Khi tim đập quá chậm, lượng máu cung cấp cho cơ thể có thể không đủ, dẫn đến thiếu oxy và chất dinh dưỡng cần thiết. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như đột quỵ, đau thắt ngực, thậm chí nguy cơ ngừng tim đột ngột. Ngoài ra, người có nhịp tim chậm có thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, khó thở hoặc buồn nôn do máu lưu thông kém. 

Nhịp tim dưới 50 kèm theo triệu chứng chóng mặt, đau đầu,... có thể gây biến chứng khôn lường cho bệnh nhân

Nhịp tim dưới 50 kèm theo triệu chứng chóng mặt, đau đầu,... có thể gây biến chứng khôn lường cho bệnh nhân

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nhịp tim dưới 50?

Nhịp tim dưới 50 lần/phút có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tim và hệ tuần hoàn. Dưới đây là một số lý do thường gặp dẫn đến tình trạng nhịp tim dưới 50:

  • Mất cân bằng điện giải: Thiếu hụt các khoáng chất quan trọng như kali, magie, canxi có thể làm rối loạn nhịp tim.
  • Rối loạn ăn uống: Chán ăn tâm thần hoặc chế độ dinh dưỡng kém có thể làm suy yếu tim, gây nhịp tim chậm.
  • Bệnh lý viêm nhiễm: Viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc hay viêm màng ngoài tim đều có thể làm suy giảm chức năng tim, dẫn đến rối loạn nhịp.
  • Nhiễm trùng và bệnh lý liên quan: Bệnh Lyme, bệnh Chagas hay nhiễm trùng liên cầu khuẩn không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tim.
  • Bệnh tim bẩm sinh và rối loạn dẫn truyền: Hội chứng xoang bệnh, block nhĩ thất hoặc tổn thương hệ thống điện tim sau phẫu thuật tim đều có thể khiến nhịp tim chậm hơn bình thường.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh tim mạch, rối loạn tâm thần, hoặc thậm chí cần sa, thuốc an thần cũng có thể gây nhịp tim chậm.

Một số thuốc có thể gây tác dụng phụ lên hệ thống tim mạch, gây nên tình trạng nhịp tim dưới 50

Một số thuốc có thể gây tác dụng phụ lên hệ thống tim mạch, gây nên tình trạng nhịp tim dưới 50

  • Tình trạng sức khỏe khác: Suy giáp, hạ thân nhiệt, ngưng thở khi ngủ, suy tim, bệnh động mạch vành hay tăng áp lực nội sọ cũng có thể làm tim đập chậm hơn.

Việc xác định nguyên nhân gây nhịp tim chậm rất quan trọng để có hướng điều trị phù hợp. 

Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng nhịp tim dưới 50?

Nếu nhịp tim dưới 50 lần/phút liên quan đến bệnh lý hoặc yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát, bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số biện pháp để giảm nguy cơ mắc phải tình trạng này.

4.1. Tránh sử dụng các chất kích thích và thuốc giải trí

Một số loại thuốc không kê đơn, đặc biệt là thuốc gây nghiện hoặc các sản phẩm từ cần sa, có thể làm chậm nhịp tim và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tim mạch. Hạn chế sử dụng những chất này giúp bảo vệ sức khỏe tim.

Tránh xa các chất kích thích để ngăn ngừa tình trạng nhịp tim dưới 50

Tránh xa các chất kích thích để ngăn ngừa tình trạng nhịp tim dưới 50

4.2. Chủ động điều trị sớm các bệnh nhiễm trùng

Các bệnh nhiễm trùng, dù nhỏ hay nghiêm trọng, nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến viêm cơ tim hoặc ảnh hưởng đến hệ thống dẫn truyền của tim. Vì vậy, thăm khám và điều trị sớm là cách quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch.

4.3. Kiểm soát chế độ dinh dưỡng và tình trạng rối loạn ăn uống

Những người bị rối loạn ăn uống như chán ăn tâm thần có nguy cơ cao gặp tình trạng suy dinh dưỡng, mất cân bằng điện giải, ảnh hưởng đến hoạt động của tim. Một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cân bằng giữa các nhóm thực phẩm sẽ giúp tim hoạt động ổn định hơn.

Mặc dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn nhịp tim chậm do quá trình lão hóa, nhưng duy trì lối sống lành mạnh, kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ sức khỏe tim mạch lâu dài. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường về nhịp tim, hãy đến ngay Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ thăm khám hoặc liên hệ tổng đài 24/7 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ