Tin tức

Nhồi máu não: bệnh tai biến mạch máu não nguy hiểm ai cũng cần biết

Ngày 14/10/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu não đang ngày một gia tăng bởi những bệnh lý tim mạch. Bệnh có khả năng gây ra đột quỵ và ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân chỉ trong thời gian vài phút. Đây là một căn bệnh nguy hiểm vì thế việc cập nhật kiến thức cơ bản về căn bệnh này là điều nên làm.

1. Đôi nét về bệnh nhồi máu não

nhồi máu não là tình trạng lưu lượng tuần hoàn cung cấp cho não bị giảm bởi mạch máu não có kích thước hẹp hoặc tắc. Thiếu máu lên não là tình trạng một vùng của não không được cung cấp máu. Nếu như thiếu máu não kéo dài mà không được xử lý thì phần não ấy có thể bị hoại tử vì không đủ oxy và glucose. Phần não bị thiếu hụt máu gọi là nhồi máu não.

Tình trạng thiếu máu não kéo dài không được điều trị sẽ khiến vùng não đó bị hoại tử

Tình trạng thiếu máu não kéo dài không được điều trị sẽ khiến vùng não đó bị hoại tử

Bệnh này chiếm tỷ lệ đến 80% người bị đột quỵ não và 20% còn lại xuất huyết não hoặc xuất huyết dưới nhện. Trong khi đó người mắc xuất huyết não có tỷ lệ ít hơn nhưng lại dễ tử vong và tàn phế hơn. Tỷ lệ mắc bệnh hàng năm được xem là khá cao, khoảng 130/100.000 người/năm.

2. Nguyên nhân gây bệnh 

  • Huyết khối tại động mạch não: bắt nguồn từ những tổn thương ở thành mạch và những tổn thương ấy lớn dần lên dẫn đến hẹp hay tắc động mạch não.

  • Tắc mạch: mảng xơ vữa xuất phát từ hệ thống tim mạch hoặc bên ngoài tim theo hệ tuần hoàn lên não đi đến động mạch hẹp hơn kích cỡ của chúng rồi nằm lại gây ra tắc mạch.

Ngoài ra, một vài số liệu thống kê về các nguyên nhân gây ra nhồi máu ở não gồm có:

  • Xơ vữa huyết khối tại mạch máu lớn khoảng 50% bao gồm 45% mạch máu lớn bên ngoài sọ và 5% các mạch máu lớn bên trong sọ.

  • Huyết khối xuất phát từ tim cụ thể là bệnh van tim, rung nhĩ,… có tỷ lệ khoảng 20%.

  • Tắc mạch máu nhỏ bên trong não chiếm tỷ lệ 20%.

  • Động mạch không xơ vữa và các bệnh về máu có tỷ lệ < 5%.

3. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

  • Người có tiền sử mắc các bệnh làm gia tăng khả năng hình thành huyết khối  bất thường hoặc các bệnh gây tổn thương cho lớp nội mạc trong động mạch não là bệnh tim, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn đông máu.

  • Người dùng các chất kích thích thường xuyên như thuốc lá, rượu bia.

Người có thói quen sử dụng thuốc lá và uống rượu bia có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu não

Người có thói quen sử dụng thuốc lá và uống rượu bia có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu não

  • Người có tiền sử béo phì, lười vận động, hàm lượng cholesterol cao, thường xuyên stress cũng dễ mắc bệnh nhồi máu não, thậm chí là giới trẻ.

4. Triệu chứng cảnh báo bệnh nhồi máu não

Một số triệu chứng lâm sàng chung thường gặp là:

  • Đau đầu, buồn nôn.

  • Co giật.

  • Suy giảm thị lực.

  • Liệt, mất cảm giác nửa người.

Liệt, mất cảm giác nửa thân người là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân nhồi máu ở não

Liệt, mất cảm giác nửa thân người là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân nhồi máu ở não

  • Rối loạn ý thức.

  • Rối loạn cơ vòng.

  • Rối loạn ngôn ngữ vận động. 

  • Không xác định được phương hướng. 

  • Mất khả năng tính toán,...

5. Chẩn đoán bệnh

5.1. Chụp cắt lớp não

Trong thời điểm tối cấp từ 3 - 6 tiếng sau khi phát bệnh, những thay đổi trên ảnh chụp cắt lớp não rất kín đáo. Chủ yếu bệnh nhân sẽ được chụp để loại trừ nguyên nhân xuất huyết não.

Biểu hiện sớm của bệnh trên kết quả chụp cắt lớp gồm có mất ranh giới của chất trắng, chất xám hay mờ rãnh cuộn não,… Khi đã xuất hiện ổ nhồi máu não thì chụp CT có thể chẩn đoán được.

5.2. Chụp cộng hưởng từ MRI

Hình ảnh nhồi máu não biểu hiện rõ trên phim chụp MRI nhưng thời gian chụp lâu nên không được ưu tiên trong cấp cứu.  

Chụp MRI có thể chẩn đoán bệnh

Chụp MRI có thể chẩn đoán bệnh

5.3. Chụp mạch máu não số hóa xóa nền

Đây là kỹ thuật xâm nhập giúp kết luận chính xác về căn bệnh này, đồng thời giúp lấy cục máu đông qua nội mạch. 

6. Điều trị bệnh 

6.1. Nguyên tắc điều trị bệnh

  • Điều trị tiêu huyết khối: là chữa trị đặc hiệu bệnh nhưng để thực hiện được nguyên tắc này thì người bệnh phải đáp ứng được những tiêu chuẩn xét nghiệm và thời gian, cụ thể thời gian từ khi phát bệnh không được quá 3 tiếng.

  • Sử dụng aspirin và dùng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu. Lưu ý riêng với những người bị dị ứng, sử dụng 1 số loại thuốc khác hoặc người không thể dung nạp aspirin.

  • Dùng thuốc hạ huyết áp: bệnh nhân thường có tăng huyết áp, thế nên việc chữa trị giảm và giúp huyết áp ổn định là việc cần thiết đối với người bệnh.

  • Điều trị tiểu đường: bệnh nhân có kèm theo bệnh tiểu đường được khuyến khích điều trị đưa đường huyết về mức bình thường và HbA1c < 7%.

6.2. Chăm sóc cho bệnh nhân

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bệnh nhân: bệnh nhân bị liệt người thế nên việc vệ sinh cá nhân phải nhờ đến người chăm sóc. Thêm vào đó, họ không thể tự chủ trong việc đại tiểu tiện thế nên dễ bị viêm nhiễm đường tiết niệu. Vì thế người chăm sóc bệnh nhân cần vệ sinh kỹ càng và lau khô cho người bệnh sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa viêm nhiễm.

Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho người bệnh là vô cùng cần thiết giúp phòng tránh viêm nhiễm

Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho người bệnh là vô cùng cần thiết giúp phòng tránh viêm nhiễm

  • Phòng tránh loét da vì nằm lâu: vết loét thường xảy ra ở những nơi tỳ đè nhiều: vùng cùng cụt, gót chân, bả vai, lưng, mông,… Vì thế nên cho người bệnh sử dụng đệm hơi hoặc đệm nước, hỗ trợ bệnh nhân nghiêng trở 2 tiếng/lần và massage nhẹ nhàng nơi bị tỳ đè.

  • Phòng tránh biến chứng hệ hô hấp: những bệnh lý về hô hấp vì nằm lâu và ít vận động là viêm phổi, tắc nghẽn đường thở bởi ứ đọng đờm dãi,… thế nên cần đặt bệnh nhân ngồi dậy, vỗ nhẹ vùng lưng mỗi ngày để người bệnh dễ khạc đờm dãi.

7. Phòng tránh bệnh nhồi máu não

  • Xây dựng thói quen sống lành mạnh, tích cực: không sử dụng thuốc lá, chất kích thích, hạn chế bia rượu, duy trì chế độ ăn khoa học với rau củ quả,… Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để ngăn ngừa béo phì, kiêng ăn mặn và mỡ động vật.

  • Chữa trị dứt điểm hoặc kiểm soát tốt những bệnh lý: tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ, bệnh tim mạch,… bằng cách đo huyết áp mỗi ngày, kiểm soát lượng đường và mỡ trong máu.

Chúng ta cần chủ động trong việc phòng tránh bệnh nhồi máu não để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Ngoài ra, việc chia sẻ các kiến thức về bệnh cho người thân cũng là 1 điều nên làm. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ