Tin tức

Những câu hỏi thường gặp về bệnh polyp dây thanh

Ngày 30/10/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Polyp dây thanh còn có tên gọi khác là polyp thanh quản, là một bệnh lý lành tính xuất hiện các khối u trên dây thanh. Bệnh thường gặp ở người lớn, đặc biệt là những người phải sử dụng giọng nói cho công việc. Để cập nhật thêm những thông tin liên quan, mời bạn đọc cùng MEDLATEC tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Thế nào là polyp dây thanh?

polyp dây thanh quản là tình trạng bệnh xuất hiện những u nhú nhỏ bằng hạt tấm hoặc hạt đậu trên bề mặt niêm mạc dây thanh. Các khối u nhú này thường xuất hiện ở 1/3 giữa và mặt trong của dây thanh quản.

Polyp thanh quản là một căn bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên trong trường hợp xấu thì các khối u phát triển nhanh, làm thay đổi giọng nói và gây ảnh hưởng không tốt đến giao tiếp cũng như chất lượng cuộc sống. Đặc biệt đối với những người cần đến giọng nói như giáo viên, ca sĩ, hướng dẫn viên du lịch, phát thanh viên,… thì vấn đề này càng ảnh hưởng nặng.

Polyp dây thanh là tình trạng xuất hiện các khối u nhú lành tính trên dây thanh

Polyp dây thanh là tình trạng xuất hiện các khối u nhú lành tính trên dây thanh

2. Bệnh polyp dây thanh từ đâu mà có?

Bệnh polyp thanh quản xuất hiện là do sự loạn sản các tế bào biểu mô và tổ chức liên kết ở dây thanh quản. Mà nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:

  • Sử dụng giọng nói quá mức, nói to, la hét trong thời gian dài khiến thanh quản bị tổn thương. Lâu ngày không điều trị dễ dẫn đến polyp thanh quản.

  • Sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc thanh quản.

  • Các bệnh lý liên quan đến cổ họng như cảm lạnh, viêm họng, viêm thanh quản kéo dài không điều trị.

  • Một số bệnh lý khác như suy giáp, trào ngược dạ dày không điều trị đúng cách cũng có thể dẫn đến chứng polyp ở dây thanh.

  • Sự rối loạn nội tiết, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt kết hợp với các tác động xấu đến thanh quản cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến bệnh.

3. Triệu chứng của bệnh là gì?

Đối với các trường hợp bệnh nhẹ, các khối u nhú còn nhỏ và chưa gây chèn ép thanh quản thì hầu như bệnh nhân không có triệu chứng nào điển hình. Khi bệnh xuất hiện với các khối polyp lớn hơn, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Người bệnh bị khàn tiếng do các tổn thương thanh quản, sự tăng tiết dịch và chèn ép của các khối u. Dấu hiệu này tương tự như các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp. Nếu khối u quá lớn, chèn ép nặng sẽ có thể dẫn đến mất tiếng.

  • Người bệnh bị nghẹn ở cổ họng. Lý do là khi các khối u lớn lên, nó sẽ gây chèn ép dây thanh, chèn ép vùng hầu họng tạo ra cảm giác nghẹn như có vật gì đó chèn trong cổ họng. Nếu khối polyp có cuống, nó có thể di động khi bệnh nhân nói khiến cảm giác nghẹn càng rõ hơn. 

  • Bị ngắn hơi, nói thường hụt hơi.

  • Ho khan kéo dài mà không rõ nguyên nhân, vùng cổ họng bị đau nhức kéo dài, có khi đau vùng mang tai.

  • Giọng nói dần dần thay đổi, âm thô và rít.

Nghẹn cổ, đau họng là một trong những triệu chứng của bệnh

Nghẹn cổ, đau họng là một trong những triệu chứng của bệnh

4. Điều trị polyp dây thanh bằng cách nào?

Khi mắc polyp dây thanh, cả bác sĩ và người bệnh cần nắm rõ nguyên tắc điều trị là:

  • Không can thiệp điều trị nếu bệnh chưa xuất hiện triệu chứng mà chỉ tình cờ phát hiện được khi đi khám. Trường hợp này bệnh nhân cần được theo dõi định kỳ để đánh giá sự tiến triển của bệnh.

  • Can thiệp điều trị bằng thuốc kháng viêm, kháng sinh phù hợp nếu bệnh bắt đầu xuất hiện những triệu chứng nhẹ, chưa gây nhiều ảnh hưởng đến người bệnh. 

  • Can thiệp điều trị bằng phẫu thuật nếu khối u lớn và phát triển nhanh, gây chèn ép ảnh hưởng nghiêm trọng đến giọng nói, sức khỏe và tâm lý người bệnh.

Đây là một bệnh lành tính nhưng vẫn phải điều trị vì những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe là không thể tránh khỏi. Nguyên tắc chung khi chữa trị polyp dây thanh là chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết, đảm bảo khôi phục giọng nói cho bệnh nhân. Việc can thiệp bằng phẫu thuật dây thanh chỉ áp dụng trong trường hợp điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả mong muốn, chứ không phải trường hợp nào cũng có thể phẫu thuật.

Có thể điều trị bằng thuốc nếu bệnh đang ở mức nhẹ

Có thể điều trị bằng thuốc nếu bệnh đang ở mức nhẹ

5. Phẫu thuật polyp thanh quản có nguy hiểm không? 

Phẫu thuật cắt bỏ polyp là một phương pháp điều trị hiện đại đối với bệnh polyp thanh quản. Phẫu thuật trong trường hợp này chủ yếu là phẫu thuật Nội soi. Có ba phương pháp phẫu thuật như sau:

  • Nội soi thanh quản gián tiếp cắt polyp bằng kìm Frankel.

  • Nội soi thanh quản trực tiếp cắt bỏ polyp bằng dụng cụ vi phẫu.

  • Nội soi thanh quản treo.

Đây được xem là một phương pháp tiên tiến và an toàn để điều trị polyp thanh quản. Tuy nhiên bất kỳ loại phẫu thuật nào cũng có những rủi ro nhất định. Chính vì thế nếu có ý định phẫu thuật thì bạn hãy tham khảo thật kỹ và lựa chọn những cơ sở uy tín, chuyên nghiệp để có thể hạn chế rủi ro khi tiến hành. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, chất lượng cao mà bạn có thể tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của chúng tôi, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua hotline 1900 56 56 56.

Cần can thiệp điều trị bằng phẫu thuật nếu các khối polyp lớn, chèn ép cổ họng

Cần can thiệp điều trị bằng phẫu thuật nếu các khối polyp lớn, chèn ép cổ họng

6. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ polyp cần lưu ý điều gì?

Sau phẫu thuật điều trị polyp dây thanh, bệnh nhân cần được điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm và theo dõi sức khỏe để đánh giá sự hồi phục của bệnh. Ngoài ra, một số lưu ý mà bệnh nhân cần nắm để bệnh nhanh khỏi và hạn chế tái phát như:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn cho thanh quản trong tuần đầu phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng về giọng nói.

  • Hạn chế nói chuyện trong vài tháng đầu sau phẫu thuật. Thời gian sau có thể nói chuyện bình thường nhưng hạn chế nói to, nói nhiều trong thời gian dài.

  • Luyện phát âm đúng cách để hồi phục giọng nói toàn diện.

  •  Chú ý giữ ấm vùng cổ họng.

  • Không ăn đồ lạnh, uống nước đá, hạn chế ăn đồ cay, nóng.

  • Vệ sinh tai, mũi, họng thường xuyên.

  • Bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất để cơ thể nhanh hồi phục sau phẫu thuật.

  • Thường xuyên vận động, thể dục nâng cao sức đề kháng.

Polyp dây thanh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng không thể vì thế mà chủ quan đối với căn bệnh này. Nếu thấy có các dấu hiệu nghi ngờ bị mắc polyp thanh quản, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị. Bạn cũng có thể liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.