Tin tức
Những dấu hiệu trẻ chậm tiêu và cách khắc phục hiệu quả
- 09/09/2021 | Nội soi tiêu hóa trẻ em: có nên không?
- 29/09/2021 | Hướng dẫn các bậc phụ huynh cách sử dụng men tiêu hóa cho trẻ
- 09/07/2021 | 5 lời khuyên cho tiêu hóa tốt bác sĩ khuyến cáo ai cũng nên theo
1. Những dấu hiệu trẻ chậm tiêu
1.1. Những nguyên nhân gây ra tình trạng chậm tiêu, đầy bụng ở trẻ
Rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ gặp phải tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà các mẹ có thể tham khảo:
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học: Đây được đánh giá là nguyên nhân phổ biến nhất. Nếu mẹ cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo, dầu mỡ; cho trẻ ăn quá no, quá nhanh,… sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, gặp nhiều áp lực và cuối cùng sẽ dẫn tới tình trạng chướng bụng, chậm tiêu.
- Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc điều trị, nhất là thuốc chống viêm hay các loại thuốc có chứa nitrat, có tác dụng chữa bệnh hiệu quả nhưng đồng thời nó cũng có thể mang đến tác dụng phụ là gây ra tình trạng chậm tiêu, đầy bụng ở trẻ.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Đây là nguyên nhân cũng khá phổ biến gây chậm tiêu, đầy bụng cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh này, axit và dịch vị trong dạ dày sẽ bị đi ngược lên thực quản, dẫn tới tình trạng ợ nóng, nôn và ăn uống rất chậm tiêu.
Trẻ béo phì có nguy cơ gặp phải những vấn đề về dạ dày
- Béo phì: Dấu hiệu trẻ chậm tiêu cũng dễ dàng xảy ra ở những trẻ em bị béo phì. Nguyên nhân vì thừa cân, béo phì sẽ khiến vùng bụng của bé bị áp lực nhiều hơn và tăng nguy cơ axit trào ngược lên thực quản, từ đó gây trào ngược dạ dày thực quản.
- Căng thẳng: Yếu tố tâm lý ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe đường tiêu hóa. Nếu trẻ thường xuyên gặp áp lực, căng thẳng trong học tập, thi cử hoặc cuộc sống hàng ngày thì có thể làm ảnh hưởng đến dây thần kinh đường tiêu hóa. Từ đó, việc tiêu hóa thức ăn của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường ruột.
- Nhiễm khuẩn Hp: Khi chế độ ăn của trẻ không được đảm bảo vệ sinh, chẳng hạn thực phẩm không được sơ chế sạch, nguồn nước ô nhiễm,… trẻ có nguy cơ bị tấn công bởi vi khuẩn Hp. Đây là loại khuẩn bệnh có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.
- Bệnh ở dạ dày: Nếu trẻ mắc một số bệnh lý về dạ dày chẳng hạn như viêm dạ dày, xuất huyết dạ dày,… thì vấn đề tiêu hóa của trẻ có thể gặp rất nhiều khó khăn, nhất là tình trạng đầy bụng, chậm tiêu.
Ăn nhanh, nhai không kỹ cũng có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu
- Các nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân kể trên thì dấu hiệu trẻ chậm tiêu cũng có thể do một số nguyên nhân khác gây ra, chẳng hạn như tình trạng thiếu ngủ, thói quen ăn đêm, dùng đồ uống có chứa cafein, cơ thể phản ứng khi uống sữa chứa đường lactose, hay ăn các loại hải sản,…
1.2. Một số dấu hiệu trẻ chậm tiêu
Khi bị đầy bụng, chậm tiêu, trẻ có thể xuất hiện một số tình trạng sau:
-
Khó chịu vùng bụng trên.
-
Cảm giác đau, nặng tức bụng.
-
Đầy hơi, chướng bụng.
-
Ợ nóng hoặc ợ hơi, ợ chua: Thường xảy ra ở những trường hợp trào ngược dạ dày.
-
Thường xuyên buồn nôn và nôn.
-
Sau bữa ăn đã khá lâu nhưng vẫn có cảm giác no, không muốn ăn.
Đầy hơi, cảm giác no không muốn ăn có thể là do chậm tiêu
Mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm nếu thấy một số dấu hiệu trẻ chậm tiêu như sau:
-
Tình trạng chậm tiêu của trẻ kéo dài hơn hai tuần và thường xuyên xảy ra sau các bữa ăn.
-
Trẻ bị đau bụng nghiêm trọng.
-
Trẻ chán ăn và sụt cân.
-
Khó nuốt thức ăn.
-
Đổ mồ hôi nhiều, kèm theo khó thở.
-
Hay nôn và thậm chí có lẫn máu trong chất nôn.
-
Trong phân của trẻ có lẫn máu.
-
Trẻ từng được chẩn đoán mắc một số bệnh lý về đường tiêu hóa.
2. Mẹ phải làm sao khi phát hiện dấu hiệu trẻ chậm tiêu?
Nếu tình trạng của trẻ không quá nghiêm trọng thì mẹ có thể thực hiện chăm sóc trẻ tại nhà theo một số gợi ý như sau:
-
Cho trẻ nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.
-
Cho trẻ uống đủ nước.
-
Nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ, không nên cho trẻ ăn quá nhiều một lúc.
-
Nhắc nhở trẻ ăn chậm, nhai kỹ để kích thích tiết nước bọt hỗ trợ hệ tiêu hóa và từ đó hạn chế bị đầy bụng, chậm tiêu.
-
Lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa cho trẻ.
-
Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi để trẻ được thoải mái hơn và quên đi cảm giác khó chịu ở bụng.
-
Trò chuyện cùng bé thường xuyên, để hạn chế tình trạng bé bị căng thẳng quá mức.
-
Mẹ cũng có thể cho trẻ nhai lá bạc hà hoặc đun vài lát gừng với nước sôi rồi pha thêm mật ong để giảm tình trạng đầy hơi cho bé.
-
Thời điểm trẻ bị chậm tiêu, mẹ không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo hoặc đồ ăn nhiều gia vị, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có gas, đồ ăn cay nóng,… để tránh làm nghiêm trọng hơn tình trạng đầy bụng chậm tiêu.
Mẹ cần đưa bé đi khám sớm khi con có biểu hiện nghiêm trọng
Trong trường hợp đã thực hiện những biện pháp chăm sóc tại nhà như trên mà dấu hiệu trẻ chậm tiêu vẫn không được cải thiện, mẹ nên cho bé đi khám càng sớm càng tốt.
Để chẩn đoán bệnh chính xác, các bác sĩ cần thăm khám vùng bụng hoặc chỉ định trẻ thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng, nội soi đường tiêu hóa,… Sau đó, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị, kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ.
Chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh cho trẻ em, từ những bệnh đơn giản, phổ biến đến những căn bệnh phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Cha mẹ cần được tư vấn hoặc đặt lịch khám cho con, xin vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia giải đáp.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!