Tin tức

Những lưu ý chăm sóc người đột quỵ bắt buộc phải nhớ

Ngày 17/12/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Những bệnh nhân đột quỵ cần một chế độ chăm sóc đặc biệt trong môi trường hoạt động thuận tiện, luôn đặt mục tiêu giúp người bệnh tai biến có thể thực hiện độc lập các sinh hoạt thường ngày lên trên hết. Tuy nhiên, quá trình này cần sự kiên trì và tuân thủ nhiều nguyên tắc cụ thể. Vậy những lưu ý chăm sóc người đột quỵ gồm những gì?

1. Các biến chứng mà người đột quỵ dễ mắc phải

Tùy theo mức độ của bệnh, cách điều trị cùng với quá trình thực hiện các bài tập phục hồi chức năng của bệnh nhân mà các biến chứng sẽ dần được cải thiện theo thời gian. Thông thường, hầu hết những ai bị đột quỵ đều sẽ trải qua các biến chứng như sau:

  • Rối loạn vận động: cơ thể yếu đi và có thể bị liệt (chi, mặt, nửa người,…).

  • Giảm trí nhớ, rối loạn nhận thức, tư duy kém dần.

  • Rối loạn cơ tròn: người bệnh không tự chủ được khi đi đại hoặc tiểu tiện (trong trường hợp nếu đặt sonde dẫn nước tiểu thì có thể dẫn đến nhiễm trùng bang quang).

  • Rối loạn ngôn ngữ: nói lắp, nói ngọng, giọng điệu bị thay đổi, đôi khi không diễn đạt được suy nghĩ bằng lời, nặng hơn là không nói được.

  • Rối loạn thị giác.

  • Rối loạn cảm giác: thường xuyên đau, tê hoặc ngứa ran và nóng rát, đôi khi không thể cảm nhận được một phần cơ thể bản thân.

  • Mất ngủ hoặc ngủ nhiều bất thường.

  • Thường xuyên mệt mỏi và rối loạn về thăng bằng.

  • Khó nuốt thức ăn, trong một số trường hợp thức ăn đi vào phổi có thể gây viêm phổi.

  • Vì nằm lâu ngày dễ dẫn đến lở loét các vùng tỳ đè.

  • Giảm các hoạt động cá nhân hằng ngày và kỹ năng xã hội.

những lưu ý chăm sóc người đột quỵ

Mệt mỏi là một trong những biến chứng hay gặp sau đột quỵ

Các biến chứng trên nếu không được điều trị đúng cách và đủ thời gian thì dẫn đến khả năng phục hồi của người bệnh thấp. Từ đó, bệnh nhân trở nên phụ thuộc hoàn toàn vào người thân, bạn bè, tạo cho họ cảm giác mình như một gánh nặng gây trầm cảm. Vì vậy, bạn nên nắm rõ những lưu ý chăm sóc người đột quỵ để tránh khỏi những sai sót đáng tiếc xảy ra.

2. Những lưu ý chăm sóc người đột quỵ mà bạn nên nhớ

Giai đoạn chăm sóc và tiến hành phục hồi chức năng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh đột quỵ. Người nhà phải tạo điều kiện cho bệnh nhân được sống trong một môi trường vận động phong phú. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm rõ những lưu ý chăm sóc người đột quỵ, có thể kể đến những nguyên tắc sau:

  • Phòng ngừa các biến chứng về hô hấp.

  • Khuyến khích bệnh nhân đặt tư thế trị liệu.

  • Vận động vào buổi sáng sớm.

  • Luôn duy trì tầm vận động.

  • Xử lý tình trạng yếu hoặc liệt nửa người.

  • Xử lý sự mất cảm giác.

  • Tạo thuận chức năng của chi trên.

  • Tăng cường lực cho các cơ.

  • Cải sự thăng bằng, dáng đi và cách di chuyển.

  • Khuyến khích người bệnh nên độc lập trong các sinh hoạt hàng ngày.

  • Xử lý và phòng ngừa những biến chứng hay xảy ra của đột quỵ.

Những lưu ý chăm sóc người đột quỵ cần phải nhớ

Những lưu ý chăm sóc người đột quỵ cần phải nhớ

2.1. Phòng ngừa các biến chứng thuộc chức năng hô hấp

Đây là một trong những lưu ý chăm sóc người đột quỵ mà bạn nên nhớ kỹ. Nguyên tắc này bao gồm:

  • Cho bệnh nhân lăn/trở mình thường xuyên.

  • Chú ý các tư thế khi trị liệu (không khuyến khích nằm ngửa vì nó ảnh hưởng nhiều đến sự lưu thông của không khí).

  • Cho bệnh nhân thường xuyên tập luyện các bài hít thở sâu.

  • Nếu người bệnh đã ổn định nội khoa rồi thì có thể thực hiện các vận động di chuyển.

2.2. Đảm bảo giữ tư thế trị liệu đúng

Những lưu ý chăm sóc người đột quỵ bao gồm việc giữ cơ thế bệnh nhân luôn trong tình trạng đúng tư thế. Điều này sẽ giúp thúc đẩy sự hồi phục tối ưu của bệnh nhân, bạn nên thực hiện những việc sau đây:

  • Hỗ trợ bệnh nhân kiểm soát lực cơ.

  • Tăng các nhận biết về không gian xung quanh.

  • Thay đổi tư thế người bệnh bằng cách lăn trở mỗi 2 giờ/lần để tránh gây loét.

Đảm bảo bệnh nhân luôn đúng tư thế trong quá trình điều trị

Đảm bảo bệnh nhân luôn đúng tư thế trong quá trình điều trị

2.3. Tăng cường vận động cho bệnh nhân

Trong giai đoạn điều trị sau đột quỵ, bệnh nhân có thể mắc các biến chứng như: nhiễm trùng đường hô hấp, yếu cơ, loãng xương, giảm tầng vận động các khớp hoặc các biến chứng về huyết khối,… Một trong những lưu ý chăm sóc người đột quỵ là tạo điều kiện cho người bệnh thực hiện các vận động càng nhiều càng tốt khi đã kiểm soát được các yếu tố bệnh nội khoa. Cụ thể như sau:

  • Cho bệnh nhân lăn trở trên giường.

  • Kết hợp ngồi dậy trên giường.

  • Chuyển từ tư thế nằm sang ngồi và thòng chân ở mép giường.

  • Chuyển sang ngồi bên ngoài giường.

  • Cuối cùng là đứng và đi.

2.4. Xử lý biến chứng liệt nửa người trong giai đoạn đầu thường giảm trương lực cơ

Cụ thể, bệnh nhân nên được tập các động tác sau đây:

  • Bắt đầu từ vận động thụ động đúng tư thế để giảm các biến chứng như co rút cơ, chấn thương bên liệt,… và giúp trương lực có thể bình thường trở lại.

  • Dùng tay lành để chủ động tập vận động cho tay liệt.

  • Khuyến khích tập luyện các bài như chải đầu, vươn tay lấy cốc,…

Chải tóc cũng là bài tập để hỗ trợ điều trị sau đột quỵ

Chải tóc cũng là bài tập để hỗ trợ điều trị sau đột quỵ

2.5. Tạo thuận chức năng của chi trên

Để khuyến khích cho bệnh nhân độc lập và tạo động lực để họ phục hồi nhanh chóng hơn thì tạo thuận chức năng cho chi trên là một trong những lưu ý chăm sóc người đột quỵ. Cụ thể như sau:

  • Hướng dẫn bệnh nhân tập các bài vận động tay ở tư thế ngồi hoặc đứng.

  • Đến cơ sở y tế để kích thích điện thần kinh cơ.

  • Tập các bài tập thực tế ảo cho bàn tay và cánh tay bên bị liệt để giúp chúng quay về với trạng thái bình thường.

  • Nhờ sự trợ giúp của robot tác động lên vai và khuỷu tay (bên bị liệt).

2.6. Làm mạnh cơ 

Những lưu ý chăm sóc người đột quỵ bao gồm việc làm mạnh các cơ để phục hồi chức năng vận động sau đột quỵ. Cụ thể như sau:

  • Tăng số lần lặp của các hoạt động chịu được sức nặng (như chuyển từ tư thế ngồi sang đứng) để tăng lực cơ.

  • Thực hiện tập với tạ.

  • Tập đạp xe tại chỗ hoặc các bài tập đề kháng khác.

  • Tập mạnh các các cơ chỉ bên chân liệt hoặc cả hai chân để tăng sức cản vận động và tăng sức mạnh của các cơ, từ đó góp phần cải thiện sự đối xứng, chiều dài và nhịp bước chân,…

Tập các bài tập với tạ nhỏ để tăng sức mạnh các cơ

Tập các bài tập với tạ nhỏ để tăng sức mạnh các cơ

2.7. Cải thiện dáng đi và sự thăng bằng

Cần khuyến khích bệnh nhân tập luyện cải thiện dáng đi và cách giữ thăng bằng khi di chuyển để hỗ trợ về mặt tâm lý và giúp người bệnh có động lực trong quá trình điều trị. Lưu ý này bao gồm:

  • Tập cho người bệnh giữ thăng bằng.

  • Điều chỉnh dáng đi cho bệnh nhân.

  • Có thể dùng các dụng cụ trợ giúp (nẹp AFO, gậy chống, dụng cụ chỉnh hình cho cổ - bàn chân).

  • Cho người bệnh di chuyển lên/xuống cầu thang theo từng bước, nên đi trên nhiều bề mặt khác nhau để làm quen địa hình.

  • Tập nâng trọng lượng cơ thể với máy đi bộ.

  • Tập luyện dáng đi nhờ vào sự trợ giúp của robot.

Tập luyện đi bộ trên máy để cải thiện khả năng giữ thăng bằng

Tập luyện đi bộ trên máy để cải thiện khả năng giữ thăng bằng

Đột quỵ là một căn bệnh mang tính nguy hiểm, hơn nữa, nó còn kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng. Người bệnh cần một chế độ điều trị đặc biệt và kiên trì. Vì thế nên người nhà nên nhớ kỹ những lưu ý chăm sóc người đột quỵ để quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ hơn. Hy vọng những thông tin được đề cập trong bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.