Tin tức

Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm để bé luôn khỏe mạnh

Ngày 24/09/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Thông thường các bé từ 4 đến 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn ăn dặm. Ở thời điểm này, bên cạnh nguồn sữa mẹ, bé còn cần được bổ sung những loại dưỡng chất khác để phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Dưới đây là những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm mà mỗi phụ huynh cần biết để có thể chăm sóc con một cách tốt nhất. 

 1. Những lợi ích khi cho trẻ ăn dặm

Đến một thời điểm nhất định, cơ thể của bé cần được cung cấp nhiều năng lượng và nhiều chất dinh dưỡng hơn. Lúc này sữa mẹ không thể đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết vì thế bé cần được bổ sung dưỡng chất từ những thực phẩm bên ngoài. Bé càng lớn lên thì nhu cầu ăn dặm của trẻ sẽ càng cao cả về chất lượng và số lượng. Nếu mẹ không đảm bảo những bữa ăn dặm đủ dinh dưỡng, trẻ có thể bị phát triển chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa. 

Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

Bé bắt đầu cứng cáp hơn, có thể kiểm soát tốt đầu, cổ

Hơn nữa, từ khoảng 6 tháng tuổi, nhu cầu sắt của trẻ sẽ tăng cao và nếu chỉ bú sữa mẹ sẽ không thể đủ. Chính vì lý do này, bé cần được cung cấp sắt qua thực phẩm để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu ở trẻ. 

4 nhóm thực phẩm cần thiết đối với trẻ đang trong thời kỳ ăn dặm là: Nhóm chất bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm chất xơ và vitamin. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý, khi mới bước vào giai đoạn ăn dặm, bé vẫn cần được bú sữa mẹ để cung cấp dinh dưỡng một cách toàn diện và đầy đủ nhất. 

2. Trẻ nên ăn dặm ở thời điểm nào?

Thông thường trẻ đạt 6 tháng tuổi có thể bước vào thời kỳ ăn dặm. Tuy nhiên, ở mỗi bé, thời điểm ăn dặm có thể sớm hoặc muộn hơn. Cha mẹ nên dựa vào một số dấu hiệu dưới đây để xác định thời điểm ăn dặm phù hợp cho trẻ: 

  • Bé bắt đầu cứng cáp hơn, có thể kiểm soát tốt đầu, cổ, bé có thể ngồi vào bàn ăn nếu được cha mẹ hỗ trợ. 

  • Bé đói nhanh hơn: Ngay cả khi mẹ vừa cho bú bẹ cũng có thể bị đói và muốn ăn thêm, đặc biệt rất hứng thú với những đồ ăn mà bé nhìn thấy. 

  • Thường xuyên thức đêm cũng là biểu hiện cho thấy bé đã cần bước sang chế độ ăn dặm. Khi được bổ sung thực phẩm ngoài nguồn sữa mẹ, bé có thể không còn cảm thấy đói và ngủ sâu giấc hơn. 

  • Bé hay mút tay và miệng hay nhai chóp chép. Khi người lớn đưa đồ ăn hoặc muỗng tới gần, bé có phản xạ há miệng và không có hiện tượng đẩy ra xa hay quay đi chỗ khác như lúc còn nhỏ. 

  • Nếu cầm trên tay một món đồ gì đó, bé dễ dàng có phản xạ đưa chúng lên miệng. 

Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn thì có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến hệ tiêu hóa và sự phát triển của trẻ. Cụ thể là: 

Nếu ăn dặm quá sớm: Lúc này cơ thể của trẻ còn nhỏ, các cơ quan chưa phát triển toàn diện, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện và hoạt động còn kém dẫn đến bé khó xử lý thức ăn được dung nạp vào cơ thể, dễ bị dị ứng thực phẩm. Hơn nữa, lúc này khả năng nhai nuốt của trẻ cũng vẫn còn kém vì thế trẻ dễ bị sặc nghẹn thức ăn. Bên cạnh đó, nếu mẹ cho con ăn dặm sớm, khi trẻ chưa có nhu cầu tiếp nhận thức ăn, rất dễ khiến trẻ bị biếng ăn, sợ thức ăn trong tương lai, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và sự phát triển của trẻ. 

Nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn: Khi bé có nhu cầu cung cấp thêm dưỡng chất từ sữa mẹ nhưng cha mẹ lại không nhận ra và cho con ăn dặm quá muộn sẽ dẫn đến tình trạng bé bị thiếu chất và làm giảm tốc độ tăng trưởng của bé. Nghiêm trọng hơn, bé có nguy cơ cao bị thiếu sắt và dẫn đến thiếu máu. 

3. Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

Ở giai đoạn đầu khi cho trẻ ăn dặm, các bà mẹ thường gặp phải rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn như hiện tượng biếng ăn của trẻ hoặc làm sao để có những bữa ăn dặm hợp lý, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con. Dưới đây là một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm: 

Mẹ nên lựa chọn những thực phẩm dạng loãng, mềm cho trẻ

Mẹ nên lựa chọn những thực phẩm dạng loãng, mềm cho trẻ

Đối với những trẻ mới bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ nên lựa chọn những thực phẩm dạng loãng, mềm cho trẻ, tránh những thực phẩm khó tiêu như ngôi, khoai, bột sắn,…

Không nên cho trẻ ăn dặm nhiều bữa/ngày khi bé mới bắt đầu tập ăn. Lúc đầu có thể chỉ cho bé ăn với số lượng ít, một bữa trên ngày và thăm dò xem bé có cảm thấy thích ăn hay không. Sau đó tăng dần 2 - 3 bữa tùy từng bé.

Nên cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, thay đổi các món ăn trong ngày để trẻ không bị chán ăn. Trong trường hợp cho trẻ ăn các món ăn mới, mẹ nên cho bé ăn thử từng chút một, không nên ép trẻ ăn, để trẻ thử, cảm nhận và quen dần với các món ăn mới. 

Nên cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, thay đổi các món ăn trong ngày

Nên cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, thay đổi các món ăn trong ngày

Nếu trẻ bị ốm dẫn đến chậm tăng cân, mẹ cần chú ý cung cấp dinh dưỡng cho trẻ bằng một số nguồn dinh dưỡng như sữa mẹ, sữa công thức, thịt, cá, trứng,… Để trẻ đạt mức phát triển tiêu chuẩn. 

Mẹ nên lựa chọn những thực phẩm nhiều năng lượng, dinh dưỡng và vitamin cho trẻ chẳng hạn như các loại rau, củ quả, các loại hải sản,… Lưu ý cần chế biến cẩn thận, phù hợp với khả năng tiêu hóa của trẻ bằng cách xay nhuyễn, nấu súp và nấu cháo,…

Khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ, mẹ cần lựa chọn những thực phẩm sạch sẽ, có nguồn gốc an toàn. 

Không nên ép trẻ ăn vì dễ dẫn đến chứng biếng ăn

Không nên ép trẻ ăn vì dễ dẫn đến chứng biếng ăn

Khi nấu ăn mẹ cần đảm bảo yếu tố sạch sẽ, vệ sinh tay và dụng cụ nấu ăn sạch sẽ trước khi chế biến. 

Một số mẹ thường cho rằng nêm nếm các loại gia vị vào thức ăn sẽ giúp con ăn ngon miệng hơn, nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm. Không nên cho trẻ ăn đồ ăn mặn. Vì lúc này, thận của trẻ còn chưa hoàn thiện nên năng suất hoạt động còn kém vì thế nếu ăn mặn sẽ khiến cơ thể trẻ gặp phải nhiều nguy cơ bệnh tật. 

Đồng thời cũng không nên cho trẻ ăn những bữa phụ có nhiều đường mà lại mang giá trị dinh dưỡng thấp. Lý do là vì những thực phẩm này có nguy cơ làm tăng rối loạn chuyển hóa ở trẻ. 

Mẹ có thể tham khảo những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm để chuẩn bị cho con những bữa ăn ngon nhất và đảm bảo dinh dưỡng. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56, các bác sĩ Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hỗ trợ bạn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.