Tin tức
Những lưu ý khi làm xét nghiệm giang mai
1. Bệnh giang mai là gì và có những giai đoạn nào?
Bệnh giang mai có lẽ là căn bệnh không còn quá xa lạ trong xã hội. Đây là bệnh nguy hiểm có lây và chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh do một loại xoắn khuẩn giang mai tên Treponema pallidum gây ra.
Bệnh giang mai chia thành nhiều giai đoạn và thời gian ủ bệnh thường từ 3 đến 4 tuần. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bệnh xuất hiện ở ngay ngày thứ 10 và cũng có thể sau 90 ngày mới có những biểu hiện rõ ràng.
Biểu hiện của bệnh giang mai.
Khi bị mắc bệnh giang mai, bạn sẽ thuộc vào một trong những giai đoạn với những biểu hiện sau:
-
Giai đoạn 1: Triệu chứng của bệnh giang mai xuất hiện trong khoảng từ 6 tuần đến 8 tuần rồi tự biến mất. Các biểu hiện sẽ là viêm loét bộ phận sinh dục. Đối với nam giới thì các bộ phận bị ảnh hưởng là quy đầu, đối với nữ là môi bé, âm đạo và tử cung. Những vết loét có hình tròn hoặc bầu dục, màu đỏ, không gây ngứa rát, không xuất hiện mủ. Nếu thấy có các biểu hiện trên, bạn nên làm xét nghiệm giang mai để xác định tình trạng bệnh của bản thân.
-
Giai đoạn 2: Chuyển sang giai đoạn 2 đó là khi giang mai xuất hiện từ 6 tháng đến 9 tháng. Lúc này, các biểu hiện rõ ràng mà bất cứ ai cũng có thể nhìn ra đó là xuất hiện vết sần, nốt ban màu hồng giống như phỏng nước, lở loét trên vùng da và niêm mạc,…
-
Giai đoạn 3: Khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn 3 là người bệnh đã chạm đến mức nguy hiểm nhất của giang mai. Xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập và phát triển ở những cơ quan trong cơ thể con người như: tim mạch, gan, cơ bắp, não,… Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Với những phân tích về biểu hiện qua từng giai đoạn như trên, nếu như có bất cứ dấu hiệu nào thì cách tốt nhất đó là bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm giang mai. Thời gian ủ bệnh giang mai khá lâu nên việc phát hiện và điều trị đúng thời điểm sẽ giảm thiểu các nguy cơ biến chứng cho người bệnh.
2. Những nguyên tắc người bệnh cần tuân thủ khi xét nghiệm giang mai
Chẩn đoán bệnh giang mai chính xác để có phác đồ điều trị hợp lý, người bệnh khi đi khám cần tuân thủ những nguyên tắc sau: Đầu tiên bạn cần khai báo chính xác tình trạng, tiền sử bệnh. Khi bác sĩ đặt câu hỏi cần trả lời đúng và đủ để xác định nguyên nhân gây bệnh cũng như có các biện pháp phòng tránh. Đồng thời, làm các xét nghiệm giang mai cần thiết theo sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ có trình độ.
Khuẩn gây bệnh giang mai.
Dựa vào đó, bạn sẽ biết chắc chắn rằng mình có bị giang mai không hay chỉ là một căn bệnh thông thường nào đó. Xét nghiệm chẩn đoán mắc bệnh giang mai thì người bệnh sẽ được điều trị theo đúng phác đồ để khỏi hoàn toàn. Biết mình mang mầm bệnh có thể lây lan thì sẽ giúp bạn bảo vệ những người thân yêu cũng là để đề phòng bệnh tái phát sau này.
3. Các cách xét nghiệm giang mai phổ biến hiện nay
Bệnh giang mai để lại rất nhiều hậu quả cho bản thân người bệnh mà còn những người xung quanh nhất là người bạn tình. Ngoài việc lựa chọn sơ sở y tế uy tín thì bạn cũng cần quan tâm đến những cách xét nghiệm bệnh giang mai phổ biến hiện nay:
3.1. Xét nghiệm bằng kính hiển vi trường tối
Có rất nhiều phương pháp xét nghiệm giang mai khác nhau trong đó có cách sử dụng kính hiển vi trường tối để soi. Thường những bệnh nhân ở giai đoạn đầu sẽ được áp dụng phương pháp này bởi xoắn khuẩn giang mai chưa xâm nhập vào máu cơ thể. Tất nhiên, dùng kính để soi nên bác sĩ sẽ lấy mẫu vật từ chính vết lở loét, dịch âm đạo, dịch niệu đạo của người bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi trường tối quan sát, tìm thấy sự xuất hiện của xoắn khuẩn gây bệnh.
Bệnh chủ yếu lây qua đường tình dục.
3.2. Xét nghiệm bằng phản ứng sàng lọc RPR
Phản ứng sàng lọc RPR có thể là một khái niệm còn quá xa lạ với nhiều người. Đây là phương pháp thường được thực hiện với những bệnh nhân đang ở giai đoạn 2. Bằng cách xét nghiệm dựa trên cơ chế phát hiện ra kháng thể do cơ thể của chúng ta sản xuất ra để chống lại nhiễm trùng.
3.3. Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu giang mai
Xét nghiệm kháng thể được tiến hành trên mẫu máu hoặc dịch não tủy để kiểm tra sự hiện diện của kháng thể chống lại khuẩn gây bệnh giang mai. Hiện nay có 2 xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất là xét nghiệm TPHA (hay TPPA) định tính/định lượng và xét nghiệm Syphilis (tự động/ test nhanh) là các xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu với xoắn khuẩn giang mai
4. Một cơ sở xét nghiệm giang mai uy tín là như thế nào?
Giang mai là căn bệnh vừa “nhạy cảm” lại vừa gây ra những khó khăn trong quá trình sinh hoạt của người bệnh. Cho nên cần thực hiện xét nghiệm giang mai tại một cơ sở uy tín để xác định bệnh, giai đoạn và tìm ra cách điều trị hợp lý.
Người bệnh nên thăm khám sớm để được điều trị hiệu quả.
Một cơ sở y tế đáng tin tưởng cần sở hữu những đặc điểm sau:
-
Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đảm bảo là chất lượng, an toàn
-
Đội ngũ y bác sĩ có kiến thức chuyên môn và tay nghề cao
-
Đa dạng các phương pháp xét nghiệm cho kết quả chính xác
-
Chế độ chăm sóc, bảo vệ thông tin của người bệnh được tuân thủ đúng kỷ luật
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là nơi hội tụ đầy đủ tất cả các yêu cầu trên. Đồng thời, với sự nỗ lực và cố gắng, MEDLATEC đã trở thành một trong những đơn vị thực hiện các xét nghiệm đảm bảo chính xác, tin cậy hàng đầu hiện nay. Nhờ đó, MEDLATEC đã nhận được sự tin tưởng ngày càng lớn của người bệnh trong đó có xét nghiệm giang mai.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!