Tin tức

Xét nghiệm ung thư và các phương pháp sàng lọc ung thư phổ biến

Ngày 19/11/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Xét nghiệm ung thư bao gồm rất nhiều phương pháp khác nhau, trong đó sàng lọc ung thư là một trong những khâu quan trọng. Việc sàng lọc sớm sẽ giúp phát hiện được rủi ro mắc bệnh ngay cả khi chưa có biểu hiện ra ngoài, từ đó bác sĩ có hướng điều trị kịp thời, giúp tăng hiệu quả hồi phục.

1. Tìm hiểu chung về xét nghiệm ung thư trong sàng lọc ung thư (xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư)

Xét nghiệm ung thư trong bước sàng lọc ung thư hay tìm dấu ấn ung thư là phương pháp hỗ trợ tầm soát ung thư sớm. Trong đó, dấu ấn ung thư ở đây được hiểu là chất chỉ điểm khối ung thư. Các chất chỉ điểm này có thể tồn tại trong nước tiểu, máu hoặc mô trong cơ thể. Chúng thường xuất hiện khi cơ thể phản kháng lại tế bào gây ung thư hoặc được tạo thành bởi chính tế bào ung thư. 

Xét nghiệm ung thư giúp tìm dấu ấn ung thư

Xét nghiệm ung thư giúp tìm dấu ấn ung thư

Mỗi dạng ung thư lại có chỉ số dấu ấn tương ứng. Đồng thời, nếu nồng độ của những chỉ số này tăng cao hơn mức trung bình thì đây có thể xem như dấu hiệu cảnh báo cho thấy tế bào ung thư đã xuất hiện. 

Tuy nhiên thực tế vẫn có một vài trường hợp, mặc dù chỉ số dấu ấn ung thư bất thường nhưng cơ thể chưa chắc đã mắc bệnh (dương tính giả). Do đó, ngoài xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư, bác sĩ cần chỉ định cho người bệnh làm thêm một số phương pháp chẩn đoán khác. 

2. Ai nên làm xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư? 

Sau đây là một số nhóm đối tượng được khuyên nên làm xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư:

  • Người sinh ra trong gia đình có người thân mắc ung thư, có nguy cơ bị di truyền. 
  • Người có triệu chứng nghi ngờ ung thư.
  • Người xuất hiện khối u hoặc hạch bất thường tại một vài bộ phận trên cơ thể. 
  • Người trên 50 tuổi (nên khám tầm soát 2 lần/năm), người dưới 50 tuổi có nguy cơ mắc ung thư (nên khám tầm soát 1 lần/năm). 
  • Người mắc bệnh lý có khả năng dẫn đến ung thư như bệnh lý về gan, thận, dạ dày, đại tràng,... 
  • Người hay dùng rượu, bia, chất kích thích như thuốc lá; làm việc trong môi trường độc hại. 
  • Người đang điều trị ung thư, cần theo dõi mức độ tiến triển. 
  • Người đã hoàn thành điều trị ung thư, cần kiểm tra dấu ấn ung thư 2 lần/năm để kịp thời phát hiện di căn, dấu ấn cho thấy khả năng tái phát. 

Người sinh ra trong gia đình có người bị ung thư nên làm xét nghiệm ung thư

Người sinh ra trong gia đình có người bị ung thư nên làm xét nghiệm ung thư 

3. Những chỉ số dấu ấn ung thư giúp phát hiện sớm ung thư

3.1. CEA

CEA tồn tại trong lớp màng nhầy trực tràng, chỉ số CEA bình thường nằm trong khoảng 0 đến 10mg/ml. Chỉ số CEA tăng là dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tại đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư gan,... 

CEA tăng là một trong những dấu hiệu cảnh báo bị ung thư đường tiêu hóa

CEA tăng là một trong những dấu hiệu cảnh báo bị ung thư đường tiêu hóa

3.2. AFP

Giới hạn AFP bình thường nằm trong khoảng 0 đến 7ng/ml. Dựa vào mức độ tăng của chỉ số AFP huyết tương tăng, bác sĩ có thể chẩn đoán ung thư tinh hoàn sau mổ, tầm soát ung thư nguyên phát. AFP cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan. 

3.3. CA 125

Ngưỡng giới hạn trung bình nằm trong khoảng 0 đến 35 U/ml. CA 125 huyết tương tăng là một trong những căn cứ hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng. 

3.4. PSA

Giới PSA hạn trung bình ở từng đối tượng được quy định như sau:

  • Người dưới 50 tuổi: PSA nhỏ hơn 2.5ng/ml. 
  • Người trên 50 tuổi: PSA nhỏ hơn 5ng/ml. 

PSA huyết tương tăng là căn cứ cho phép bác sĩ định hướng đến ung thư tuyến tiền liệt. Kết hợp với đó, bệnh nhân trên 50 tuổi có thể được chỉ định chụp đại tràng, siêu âm và làm sinh thiết.

3.5. CA 72-4

Giới hạn CA 72-4 trung bình nằm trong khoảng 0 đến 5.4 U/ml. CA 72 huyết tương thường tăng ở người mắc ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số này để theo dõi hiệu quả điều trị. Ngoài ra, người bị xơ gan, viêm phổi, viêm tụy,... cũng thường tăng CA 72-4. 

3.6. CA 15-3

Ngưỡng giới hạn bình thường nằm trong khoảng 0 đến 32 U/ml. Chỉ số CA 15-3 tăng là dấu hiệu hỗ trợ chẩn đoán ung thư vú. 

Khi chẩn đoán ung thư vú, bác sĩ có thể xem xét đến chỉ số CA 15-3

Khi chẩn đoán ung thư vú, bác sĩ có thể xem xét đến chỉ số CA 15-3

3.7. CA 19-9

Ngưỡng giới hạn bình thường nằm trong khoảng 0 đến là 33 U/ml. Chỉ số CA 19 - 9 có xu hướng tăng ở người bị ung thư đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại tràng,... 

3.8. CT (Calcitonin) hoặc hCT (Human Calcitonin)

Ngưỡng giới hạn bình thường nằm trong khoảng 0.2 - 17 pg/ml. Trong đó, sự biến động của chỉ số CT là cơ sở quan trọng hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán, theo dõi ung thư vùng tủy tuyến giáp.

3.9. β-hCG

Ngưỡng β-hCG bình thường nằm trong khoảng 0 đến 5 U/L. Đây là chỉ số ứng dụng trong chẩn đoán, theo dõi mức độ tiến triển trong điều ung thư mầm nhau thai, ung thư tinh hoàn. 

3.10. Một vài chỉ số khác

Ngoài 9 chỉ số cơ bản trên, bác sĩ còn có thể dựa vào nhiều dấu ấn khác chẩn đoán sớm một số dạng ung thư. Đơn cử như: 

  • TG - Thyroglobulin: Ứng dụng trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp, u tuyến giáp lành tính. Giới hạn TG bình thường nằm trong khoảng 1.4 đến 78ng/ml. 
  • β2-M – β2-Microglobulin: Ứng dụng trong chẩn đoán ung thư lympho. Giới hạn β2-M bình thường nằm trong khoảng 0 đến 2.000 µg/L.
  • MSA: MSA thường tăng dần theo từng giai đoạn tiến triển của ung thư vú. Tuy nhiên, ở người bị u vú lành tính, MSA cũng có thể tăng nhẹ. 
  • CYFRA 21-1: Ứng dụng trong chẩn đoán ung thư phổi tế bào không nhỏ, theo dõi mức độ tiến triển của ung thư bàng quang. 

4. Các phương pháp chẩn đoán ung thư phổ biến khác

Nếu chỉ dựa vào xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư, bác sĩ thường chưa thể khẳng định chính xác bệnh nhân bị mắc ung thư hay chưa. Chính vì thế, trong phần lớn các trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số phương pháp chẩn đoán khác như: 

  • Chẩn đoán hình ảnh: Chẳng hạn như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp CT Scan, chụp PET scan,... giúp bác sĩ tìm kiếm sự tồn tại của các khối u cũng như mức độ xâm lấn của khối u. 
  • Sinh thiết: Mẫu bệnh phẩm chủ yếu được lấy từ khối u rồi đem đi phân tích, quan sát dưới kính hiển vi. Phương pháp giải cho phép bác sĩ xác định khá chính xác khối u có chứa tế bào gây ung thư hay không. 
  • Nội soi: Thông qua ống nội soi gắn đèn và camera đưa vào cơ thể qua những lỗ tự nhiên như miệng, hậu môn, mũi,... bác sĩ có thể quan sát nhiều vùng phía trong cơ thể (hình ảnh camera thu được truyền lên màn hình). 
  • Kiểm tra di truyền: Phương pháp hỗ trợ kiểm tra đột biến gen mẫu DNA ở người có nguy cơ cao bị mắc ung thư do di truyền. 

Phương pháp nội soi cho phép bác sĩ quan sát nhiều vùng bên trong cơ thể

Phương pháp nội soi cho phép bác sĩ quan sát nhiều vùng bên trong cơ thể

Xét nghiệm ung thư cần thực hiện tại cơ sở y tế đạt chuẩn về trang thiết bị và đội ngũ nhân viên y tế. Một đơn vị y tế đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đơn vị hiện đang sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012, được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP đủ kiện triển khai thực hiện nhiều kỹ thuật phân tích, xét nghiệm phức tạp cho kết quả chính xác. Nếu cần đặt lịch khám và làm xét nghiệm, Quý khách vui lòng liên hệ với MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ