Tin tức

Những nguyên nhân gây đau mông khi mang thai ít ai biết

Ngày 06/07/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ phải chịu nhiều cơn đau cả về tinh thần lẫn thể chất. Bên cạnh việc đau lưng, đau hông thì đau mông khi mang thai cũng ảnh hưởng rất nhiều đến mẹ bầu.

1. Top 3 nguyên nhân chính gây đau mông trong giai đoạn thai kỳ

Trong giai đoạn thai kỳ, cơ thể phụ nữ có rất nhiều thay đổi, khiến cơ thể thường xuyên đau nhức, khó chịu. Đau mông khi mang thai là một trong những biểu hiện không thể thiếu trong suốt giai đoạn này. Do đó chúng được xem là những triệu chứng bình thường, có thể bắt nguồn từ một số các nguyên nhân sau:

Mắc trĩ trong giai đoạn mang thai

Trĩ là một trong những căn bệnh phổ biến thường thấy ở phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ. Chúng xuất hiện khi các mạch máu xung quanh vùng hậu môn - trực tràng chịu một áp lực nào đó khiến các mạch máu tại đây phồng to lên.  

Càng để lâu càng làm tăng tình trạng đau mông ở phụ nữ mang thai. 

Trĩ một trong những nguyên nhân gây đau mông khi mang thai

Trĩ - một trong những nguyên nhân gây đau mông khi mang thai

Đau thần kinh tọa

Tử cung và thai nhi phát triển từng ngày, từ đó tác động một áp lực lên dây thần kinh tọa mà gây đau mông. Ngoài tình trạng đau mông khi mang thai, các mẹ bầu còn gặp phải một số tình trạng như nóng rát và đau nhức ở chân. 

Đau vùng chậu gây đau mông khi mang thai

Theo một số thống kê cho thấy, cứ 5 người mang thai sẽ có 1 người mắc phải đau vùng chậu - một trong những nguyên nhân gây đau mông trong giai đoạn thai kỳ. Tình trạng này xảy ra khi trọng lượng bầu thai lớn dần kết hợp với những chuyển động trong giai đoạn thai kỳ tác động đến vùng chậu. Làm xuất hiện những cơn đau âm ỉ vùng chậu, đôi khi là phát ra tiếng. Cảm giác đau càng tăng lên khi thai phụ di chuyển nhiều. 

2. Đau mông khi mang thai liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đau mông được xem là một trong những triệu chứng xuất hiện ở hầu hết mẹ bầu. Bởi trong giai đoạn này, không chỉ khối lượng của bầu thai và mẹ tăng lên một cách nhanh chóng, mà còn có sự thay đổi rõ rệt các nội tiết tố trong cơ thể. Tình trạng này tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và bầu thai, tuy nhiên nó lại gây ra nhiều vấn đề khó khăn trong sinh hoạt cũng như cuộc sống của mẹ bầu. Nếu trong suốt quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu luôn bị những cơn đau mông “hành hạ” cùng một số triệu chứng sau thì nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời:

  • Cơn đau xảy ra nhiều lần, cảm giác đau càng ngày càng tăng, khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt quệ.

  • Xuất hiện dịch âm đạo hoặc rò nước tiểu. 

  • Tiểu không tự chủ. 

Đau mông khi mang thai khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, thiếu sức sống

Đau mông khi mang thai khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, thiếu sức sống

3. Điều trị đau mông khi mang thai như thế nào là hiệu quả?

Khi cơn đau mông xuất hiện thường xuyên mà không kèm theo bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào, các mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo sau đây giúp làm dịu cơn đau: 

Đau mông do bệnh trĩ gây ra

Những cơn đau mông do bệnh trĩ gây ra có thể thuyên giảm khi mẹ bầu thực hiện một số biện pháp dưới đây:

  • Ngâm cơ thể trong nước ấm. Tuy nhiên không được ngâm mình quá lâu để bị cảm. 

  • Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, bởi cách này sẽ làm tăng áp lực lên vùng hậu môn trực tràng, làm bệnh nặng thêm. Thay vào đó mẹ bầu có thể nằm nghiêng để hạn chế áp lực lên những vùng này. 

  • Uống nước nhiều hơn bình thường không những giúp tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể mà còn làm giảm tình trạng táo bón. Một trong những nguyên nhân chính làm xuất hiện trĩ. 

  • Hạn chế ăn kiêng, hoặc trong khẩu phần ăn phải nhiều chất xơ như: rau xanh, củ quả, trái cây tươi, hoặc một số thực phẩm nguyên hạt,... Đây đều là những loại thực phẩm hỗ trợ cho nhu động dạ dày và ruột hoạt động tốt hơn. Hạn chế nguy cơ gây táo bón. 

Ngoài ra mẹ bầu có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ với một số loại kem hoặc chất làm mềm phân nhằm hỗ trợ cho quá trình đi tiêu và hạn chế khả năng mắc trĩ. 

Bổ sung nhiều rau xanh vừa ngăn ngừa trĩ vừa hạn chế đau mông khi mang thai

Bổ sung nhiều rau xanh vừa ngăn ngừa trĩ vừa hạn chế đau mông khi mang thai

Hạn chế đau mông khi mang thai từ việc điều trị đau vùng chậu

Mẹ bầu có thể thực hiện một số phương pháp sau để hạn chế những cơn đau mông do đau thần kinh tọa hoặc đau vùng chậu gây ra: 

  • Tắm nước ấm - một trong những những phương pháp giúp làm giãn cơ bị căng. 

  • Giảm áp lực lên vùng lưng dưới và vùng chậu bằng việc sử dụng đai chậu hỗ trợ. 

  • Không đứng lâu hoặc mang vác vật nặng quá sức khiến cơn đau ngày càng trầm trọng. 

  • Tạo tư thế ngủ thoải mái nhất có thể như đặt một chiếc gối giữa hai chân và dưới lưng. Gối là một trong những vật dụng hỗ trợ giấc ngủ rất tốt cho mẹ bầu. 

Sau khi áp dụng những phương pháp trên nhưng tình trạng đau mông khi mang thai vẫn không thiên giảm, các mẹ bầu có thể nhờ đến phương pháp điều trị nội khoa. 

Một số phụ nữ đã phải sử dụng đến thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid để điều trị những cơ đau mông này. Thông thường những thuốc này chỉ được sử dụng trong khoảng 1 tuần hoặc thời gian ít hơn. 

Nếu trong trường hợp cả những loại thuốc không kê toa và những phương pháp điều trị tại nhà vô tác dụng, các bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên trường hợp này ít xảy ra, bởi những loại thuốc giảm đau này sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển sau này của thai nhi. 

4. Một số biện pháp phòng ngừa đau mông hiệu quả cho mẹ bầu 

Đau mông khi mang thai là một trong những tình trạng phổ biến ở mẹ bầu. Chúng thường xảy ra mà không hề “báo trước” do đó gây không ít phiền toái và khó chịu. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể phòng bệnh hiệu quả nếu thực hiện đầy đủ các cách sau đây:

  • Hạn chế ăn kiêng, trong khẩu phần ăn phải đầy đủ dưỡng chất và nhiều chất xơ, vitamin từ các loại trái cây, ngũ cốc giúp giảm nguy cơ táo bón gây ra trĩ.

  • Uống nhiều nước mỗi ngày, tăng trao đổi chất trong cơ thể, giảm táo bón, tránh co thắt gây sinh non,...

  • Duy trì luyện tập thể thao hằng ngày. Đi bộ, những bài tập nhẹ nhàng hoặc yoga cho mẹ bầu,... rất tốt cho cả thể chất lẫn tinh thần cho mẹ. 

  • Thường xuyên co duỗi các cơ ở lưng, mông và chân. 

Đừng quên uống nước đầy đủ trong suốt giai đoạn mang thai để phòng ngừa những cơn đau không đáng có

Đừng quên uống nước đầy đủ trong suốt giai đoạn mang thai để phòng ngừa những cơn đau không đáng có

Một điểm cần lưu ý ở đây, hầu hết các cơn đau mông khi mang thai đều bắt nguồn từ một căn bệnh hoặc một cơn đau nào trước đó. Do đó, nếu không biết cơn đau mông bắt nguồn từ đâu hãy hỏi ý kiến bác sĩ để kịp tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. 

Việc chọn lựa một phòng khám uy tín cho mẹ bầu trong suốt những giai đoạn trước trong và sau khi mang thai là rất quan trọng. Chỉ nên chọn và thăm khám ở một nơi cố định để các bác sĩ hiểu rõ và dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe của cả mẹ cũng như thai nhi tốt hơn. Nếu bạn đang băn khoăn chưa tìm được bệnh viện hoặc phòng khám uy tín. Hãy liên hệ với chúng tôi Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để tư vấn hỗ trợ và đặt lịch hẹn sớm nhất có thể. 

Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ