Tin tức
Những thông tin phụ huynh cần biết khi tiêm vắc xin cho trẻ
- 07/03/2020 | Tiêm vắc xin trước khi mang thai có quan trọng không?
- 27/02/2020 | Có cần thiết phải tiêm vắc xin quai bị hay không?
- 03/03/2020 | Cha mẹ cần lưu ý gì khi tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ?
1. Vắc xin bao gồm những thành phần nào?
Ra đời vào năm 1796, vắc xin được coi là thành tựu vĩ đại của nền y học trên toàn thế giới. Đây là công cụ hữu hiệu bảo vệ con người trước các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Vắc xin là thành tựu vĩ đại của ngành y khoa trên toàn thế giới
Vắc xin có tính kháng nguyên nhưng đã được làm suy yếu, sau khi được tiêm vào cơ thể người sẽ kích thích hệ thống miễn dịch để tạo ra các kháng thể. Chính những kháng thể này bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh trong tương lai.
Hiện nay có 5 dạng vắc xin đang được sử dụng trên toàn thế giới, cụ thể như sau:
1.1. Vắc xin tách chiết
Được tách chiết từ các vi sinh vật, đây là loại vắc xin tạo kháng nguyên polysaccharide trong phòng chống chống các bệnh do nhiễm khuẩn phế cầu gây nên.
1.2. Vắc xin tái tổ hợp
Vắc xin tái tổ hợp phòng ngừa một số bệnh như thương hàn, tả,... được tách và tổng hợp vào E.coli bằng những công nghệ sinh học hiện đại nhất hoặc tiến hành gen mã hóa cho những kháng nguyên vi sinh vật.
1.3. Vắc xin sống giảm độc lực
Vắc xin sống giảm độc lực giúp ngăn ngừa một số bệnh như bại liệt, thương hàn, sởi,... được sản xuất từ chính những tác nhân gây bệnh nhưng được giảm độc lực đến mức không còn khả năng gây bệnh. Khi tiêm vào cơ thể những tác nhân này không gây nguy hiểm nhưng sẽ kích thích sự sản sinh các kháng thể.
Vắc xin sống phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ
Trong quá trình sản xuất phải tuyệt đối lưu ý về vấn đề giảm độc lực, đảm bảo khi đưa vào cơ thể người các tác nhân không còn khả năng gây nguy hiểm.
1.4. Vắc xin bất hoạt
Loại vắc xin này được bào chế từ vi sinh vật đã chết do vậy tính an toàn cao hơn so với loại vắc xin sống. Tuy nhiên, về vấn đề đáp ứng hệ miễn dịch thì loại này không thể bằng vắc xin sống. Để giải quyết vấn đề trên người ta thường chia thành nhiều mũi tiêm và cần được tiêm nhắc lại để bảo vệ cơ thể tốt nhất.
1.5. Vắc xin giải độc tố
Vắc xin giải độc tố giúp phòng chống một số bệnh như uốn ván, bạch hầu,... Vắc xin này được sản xuất từ ngoại độc tố của vi khuẩn gây bệnh. Những ngoại độc tố này có tính kháng nguyên nhưng tính độc đã mất đi do vậy rất an toàn cho cơ thể. Sau khi tiêm, hệ miễn dịch sẽ học cách chống lại những độc tố này.
2. Tại sao nên Tiêm vắc xin cho trẻ?
Tiêm vắc xin là cách tốt nhất bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những năm đầu của cuộc đời. Lý do trẻ phải tiêm vắc xin là:
- Trẻ em mới sinh ra sức đề kháng còn yếu, hệ miễn dịch trong cơ thể còn chưa phát triển hoàn thiện, do vậy trẻ có khả năng mắc bệnh rất cao. Đối với trẻ con thì công tác chữa trị vô cùng khó khăn, nếu không được chăm sóc cẩn thận rất có thể để lại nhiều di chứng về sau.
- Việt Nam thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, là điều kiện thích hợp cho một số virus gây bệnh phát triển rất dễ bùng phát thành dịch.
- Các bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh qua các con đường như từ mẹ truyền sang con, đường hô hấp,... do vậy nguy cơ mắc bệnh của trẻ rất cao.
Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu bảo vệ trẻ khỏi những nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm
Thực hiện tiêm vắc xin đầy đủ theo lịch tiêm chủng của Bộ y tế giúp trẻ phòng ngừa được gần 30 căn bệnh nguy hiểm. Một số bệnh hay gặp nhất có thể kể đến là ho gà, thủy đậu, sởi, bại liệt, uốn ván,...
Do vậy, tiêm vắc xin là giải pháp an toàn nhất bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh, hạn chế những biến chứng nguy hiểm cũng như giảm thiểu khả năng tử vong.
3. Phụ huynh cần lưu ý gì khi tiêm vắc xin cho trẻ?
Một số điều phụ huynh cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm như sau:
- Chuẩn bị đầy đủ sổ tiêm chủng của trẻ.
- Cho trẻ đến cơ sở tiêm phòng trước 30 phút để khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm. Phụ huynh cần trao đổi với bác sĩ nếu trẻ đang mắc một số bệnh lý và có dị ứng với thành phần của thuốc.
- Không để trẻ tiêm trong tình trạng đói bụng rất dễ bị hạ đường huyết sau tiêm.
- Cho trẻ mặc đồ thông thoáng dễ cởi khi tiêm.
- Ở lại cơ sở y tế từ 30 phút đến 1 tiếng sau tiêm để theo dõi phản ứng của trẻ với thuốc. Sau khi về nhà theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ trong 24 giờ.
- Các biểu hiện sốt nhẹ hoặc sưng vị trí tiêm chỉ là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể khi tiếp nhận vắc xin. Do đó các bậc phụ huynh không cần phải lo lắng, trẻ sẽ tự khỏi sau 1 đến 2 ngày.
- Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để uống thuốc hạ sốt thích hợp. Nếu sốt cao đi kèm co giật và toàn thân tím tái thì cần đến ngay trung tâm y tế để được xử trí kịp thời.
- Một lưu ý đặc biệt đó là không được tiêm hai liều vắc xin sống trong khoảng thời gian quá gần nhau.
Khi tiêm vắc xin cần cho trẻ ở lại cơ sở y tế 30 phút đến 1 tiếng
Tiêm vắc xin là hành động quan trọng mà cha mẹ cần thực hiện để bảo vệ con mình khỏi những mối nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Do đó cần tìm đến những trung tâm y tế có uy tín để tiêm vắc xin cho trẻ một cách tốt nhất.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ tiêm vắc xin cho trẻ được nhiều cha mẹ lựa chọn và tin tưởng. MEDLATEC hiện cung cấp toàn bộ các loại vắc xin phòng ngừa những bệnh khác nhau cho trẻ hiện nay. Cùng với đó là quy trình bảo quản nghiêm ngặt vắc xin, đảm bảo cung cấp cho trẻ những mũi tiêm chất lượng nhất.
Nguồn gốc vắc xin rõ ràng, dịch vụ y tế chất lượng cao, đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, hệ thống vật tư trang thiết bị hiện đại, MEDLATEC chắc chắn là sự lựa chọn đúng đắn của khách hàng.
Nếu còn vấn đề thắc mắc về việc tiêm phòng vắc xin cho trẻ hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và giải đáp.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!