Tin tức
Những thực phẩm gây viêm khớp người bệnh cần lưu ý
- 29/11/2021 | Viêm khớp là gì và cách phát hiện sớm bệnh viêm khớp?
- 12/11/2021 | Những điều cần biết khi sử dụng Glucosamine ở người viêm khớp
- 09/11/2021 | Viêm khớp dạng thấp gây đau nhức phải làm sao để chấm dứt?
- 06/11/2021 | Các dấu hiệu viêm khớp mạn tính ở người trẻ thanh thiếu niên
- 26/10/2021 | 4 thể viêm khớp xuất hiện ở trẻ không phải ai cũng biết!
1. Một số thông tin cơ bản về bệnh viêm khớp
Viêm khớp là một dạng bệnh phổ biến và có nhiều loại viêm khớp khác nhau. Tình trạng viêm khớp khiến cho lớp sụn bao bọc ở đầu khớp bị tổn thương và gây đau, sưng khớp. Viêm khớp có thể bùng phát ở khớp cổ tay, cổ chân, khớp đầu gối,...
1.1. Nguyên nhân gây viêm khớp
Viêm khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:
- Do tuổi tác: Tuổi càng cao thì tốc độ lão hóa của các tế bào xương càng nhanh và đồng thời, các khớp không còn khả năng tiết dịch, gây giòn xương, khô khớp và dễ dẫn đến viêm khớp.
Người cao tuổi có nguy cơ bị viêm khớp
- Do dây chằng bị tổn thương: Dây chằng có khả năng co giãn và khiến cho chúng ta di chuyển dễ dàng hơn. Nếu dây chằng bị tổn thương hoặc bị đứt sẽ khiến các khớp cổ chân, cổ tay dễ bị viêm, đau nhức.
- Tổn thương ở sụn khớp: Lớp sụn khớp bao bọc bên ngoài có khả năng bảo vệ khớp giúp chúng ta di chuyển một cách nhẹ nhàng, bình thường. Nhưng nếu lớp sụn này bị tổn thương, bạn sẽ có nguy cơ viêm khớp, đau khớp, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
1.2. Một số triệu chứng viêm khớp
- Triệu chứng của viêm khớp cấp tính: Các khớp có hiện tượng sưng, tấy đỏ, sờ vào cảm thấy nóng và người bệnh có cảm giác đau. Một số trường hợp nặng còn có thể xuất hiện mủ tại các khớp.
- Triệu chứng của viêm khớp mạn tính: Nếu không được điều trị kịp thời, những trường hợp viêm khớp cấp tính có thể dễ dàng chuyển thành viêm khớp mạn tính với một số biểu hiện đặc trưng như sau:
+ Cứng khớp vào buổi sáng: Hiện tượng cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng sớm, nhất là khi người bệnh vừa ngủ dậy. Ngoài ra, bệnh nhân còn thấy xuất hiện tiếng kêu răng rắc hoặc lạo xạo khi vận động, di chuyển.
Đau khớp khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày
+ Đau khớp: Tùy từng trường hợp mà mức độ đau có thể khác nhau. Người bệnh có thể đau vừa phải hoặc đau nhức rất khó chịu kèm theo biểu hiện nóng khớp. Triệu chứng này sẽ thường xuyên lặp lại.
+ Viêm, sưng tấy khớp: Ở những vị trí bị đau khớp, có thể kèm theo viêm và sưng tấy. Khi phải hoạt động mạnh thì triệu chứng đau khớp sẽ càng rõ rệt.
+ Biến dạng khớp gây khó vận động: Khi tình trạng viêm xảy ra lâu ngày, các khớp dễ bị bào mòn và dần dần dẫn tới biến dạng. Đồng thời lúc này, các khớp sẽ không thể hoạt động trơn tru khiến bệnh nhân đi lại vô cùng khó khăn. Một số trường hợp nặng còn không thể cử động được.
+ Cơ bắp yếu: Khi bị viêm khớp, các cơ quanh khớp, nhất là những cơ gần đầu gối rất dễ bị suy yếu hơn.
1.3. Một số loại viêm khớp thường gặp:
- Viêm khớp thoái hóa: Đây là bệnh lý thường gặp ở những trường hợp từ 40 tuổi trở lên. Bệnh cũng có thể do chấn thương hoặc do một số bệnh lý gây ra, trong đó thường gặp nhất là bệnh gout. Một số biểu hiện khi bị viêm khớp thoái hóa là đau các khớp, xương sống có thể bị co cứng hoặc sưng nề.
- Viêm khớp dạng thấp: Phổ biến ở những trường hợp từ 40 đến 50 tuổi. Khi bị viêm khớp dạng thấp người bệnh thường đau nhức toàn thân, sốt nhẹ, các khớp đau và tấy đỏ, có thể xuất hiện nhiều nốt ở dưới da.
- Bệnh Gout: Nguyên nhân gây bệnh thường do rối loạn chuyển hóa khiến axit uric không được đào thải ra khỏi cơ thể. Khi đó, các tinh thể muối urat bị lắng đọng ở các khớp xương khiến cho bệnh nhân bị đau, sưng ngón chân và có thể gây xung huyết tại một số vị trí khớp không bị viêm khác.
- Viêm khớp nhiễm khuẩn: Nguyên nhân gây bệnh là do máu bị nhiễm khuẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào các khớp gây viêm nhiễm, tổn thương khớp.
- Viêm cột sống dính khớp: Bệnh có thể khiến hệ xương khớp, dây chằng cột sống và cơ bắp bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như đau và sưng ở mắt cá chân và một số khớp trên cơ thể.
- Thoái hóa đốt sống cổ: Đây cũng là một dạng viêm khớp khiến bệnh nhân đau nhức thậm chí cứng các khớp ở vùng cổ. Nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.
2. Tránh thực phẩm gây viêm khớp để sức khỏe nhanh chóng phục hồi
2.1. Những phương pháp điều trị bệnh viêm khớp
Khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh viêm khớp, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một số phương pháp chẩn đoán có thể được chỉ định như: Xét nghiệm máu, chụp X-quang, chụp MRI và CT,…
Sử dụng thuốc để điều trị các bệnh viêm khớp
Mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp dựa vào mức độ bệnh, thể trạng sức khỏe,… Một số phương pháp thường được áp dụng điều trị đó là:
- Điều trị bằng thuốc chẳng hạn như thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc ức chế miễn dịch,...
- Điều trị phẫu thuật với những bệnh nhân đã dùng thuốc nhưng không mang lại hiệu quả hoặc những trường hợp nặng.
- Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu giúp bệnh nhân hạn chế đau nhức cơ, tăng cường khả năng vận động, ngăn ngừa biến dạng khớp,…
2.2. Một số thực phẩm gây viêm khớp cần tránh
Nên tránh ăn cà chua nếu bạn đang bị viêm khớp
Ngoài các biện pháp điều trị viêm khớp kể trên, bệnh nhân cần tránh một số thực phẩm gây viêm khớp để nhanh chóng hồi phục sức khỏe, bao gồm cà chua, rượu, râu ngô, cà phê, các loại thực phẩm chiên rán, thực phẩm có chứa nhiều đường, bột tinh chế, thực phẩm chế biến sẵn, các sản phẩm từ sữa, bột ngọt,… Bệnh nhân có thể tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để lên thực đơn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
Để tìm hiểu thêm về tình trạng viêm khớp và một số vấn đề về sức khỏe khác, bạn có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!