Tin tức
Những trường hợp nào cần được truyền hồng cầu khối?
- 11/09/2021 | Hồng cầu là gì? Tình trạng tăng hồng cầu trong máu có nguy hiểm không?
- 19/06/2021 | Bệnh thiếu máu hồng cầu to: nguyên nhân và biện pháp điều trị
- 11/09/2021 | Góc giải đáp: Số lượng hồng cầu trong cơ thể là bao nhiêu?
- 29/09/2021 | Thiếu hồng cầu có nguy hiểm không và các vấn đề liên quan
- 21/06/2021 | Đa hồng cầu: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1. Hồng cầu khối là một chế phẩm từ máu
Phần lớn lượng máu trong ngân hàng là do thu được từ những tình nguyện viên tham gia hiến máu. Lượng máu thu được sẽ có thể được giữ nguyên và bảo quản trong điều kiện phù hợp - gọi là máu toàn phần. Hoặc lượng máu này có thể điều chế thành những chế phẩm máu khác nhau để sử dụng trong các trường hợp cần thiết, chẳng hạn như chế phẩm từ máu dòng hồng cầu, những chế phẩm từ máu dòng tiểu cầu, chế phẩm từ máu dòng huyết tương, chế phẩm từ máu khối bạch cầu hạt trung tính.
Hồng cầu khối cần được bảo quản đúng theo quy định để đảm bảo về chất lượng
Trong đó, hồng cầu khối chính là sản phẩm được điều chế từ máu toàn phần. Sau khi tiếp nhận lượng máu của tình nguyện viên, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp cách ly tâm tâm và tách đi 80 - 90% plasma. Sau khi thực hiện xong bước này, các chuyên gia sẽ cho thêm dung dịch nuôi dưỡng có chứa dextrose, adenine, mannitol. Được bảo quản trong nhiệt độ 4 độ C. Hạn sử dụng hồng cầu khối là khoảng 42 ngày. Một số loại hồng cầu khối là hồng cầu đậm đặc, hồng cầu rửa, hồng cầu có dung dịch bảo quản, hồng cầu giảm bạch cầu và hồng cầu chiếu xạ.
2. Những trường hợp cần truyền hồng cầu khối
Truyền hồng cầu khối thường được bác sĩ chỉ định để giúp bệnh nhân tăng khả năng vận chuyển oxy của máu, nghĩa là làm tăng nồng độ hemoglobin trong máu. Dưới đây là những trường hợp thường cụ thể:
Hồng cầu khối được sử dụng cho những trường hợp thiếu máu mạn tính
- Người bệnh thiếu máu mạn tính: Đối với những trường hợp thiếu máu mạn tính, bệnh nhân có nguy cơ bị quá tải tuần hoàn, cơ thể cần thêm Hemoglobin để vận chuyển oxy, những không cần tăng thể tích tuần hoàn. Chẳng hạn như người già, trẻ nhỏ, người bị thiếu máu mạn tính nhưng không thể điều trị bằng các chất tạo máu như chất sắt, acid folic hay vitamin B12, những người bị xuất huyết tiêu hóa dẫn đến mất khoảng 25% thể tích máu, người mắc bệnh tim,…
- Truyền máu cấp cứu: Với những trường hợp thiếu máu cấp tính, người bệnh mất một lượng máu lớn do vừa trải qua phẫu thuật, do tai nạn, hoặc do cấp cứu sản phụ,… Bệnh nhân cần được truyền hồng cầu khối để tăng khả năng vận chuyển oxy và đồng thời cần được bù thể tích tuần hoàn càng sớm càng tốt. Trong một số tình huống khẩn cấp, hồng cầu khối nhóm O/cùng nhóm có thể được sử dụng luôn để cứu sống người bệnh ngay cả khi chưa kịp làm phản ứng nhóm máu.
3. Một số tai biến có thể xảy ra khi truyền hồng cầu khối
Truyền hồng cầu khối là một giải pháp hiệu quả để cứu sống được nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, chỉ định truyền máu chỉ được đưa ra trong trường hợp cần thiết. Nếu xảy ra một sai sót nhỏ trong quy trình truyền máu cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
Truyền hồng cầu khối có thể được sử dụng trong cấp cứu sản khoa
Một số tai biến không mong muốn có thể xảy ra sớm hoặc muộn. Trong đó:
- Các tai biến sớm do truyền hồng cầu khối có thể xảy ra từ khi bắt đầu truyền máu, trong vòng 24 giờ sau truyền máu. Một số tai biến có thể kể đến như tình trạng tan máu do truyền nhầm nhóm máu ABO, Rh; bệnh nhân bị hạ thân nhiệt, dị ứng, run hay phù phổi cấp ngay khi đang thực hiện truyền máu,…
- Các tai biến muộn có thể xảy ra sau 24 giờ hoặc sau nhiều ngày kể từ khi bệnh nhân được truyền máu. Một số tai biến có thể kể đến như bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm một số virus gây ra các bệnh lý truyền nhiễm đường máu, chẳng hạn như bệnh viêm gan B, bệnh viêm gan C, bệnh HIV/AIDS,…
Sau khi truyền máu, bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận và nếu xảy ra tai biến thì cần xử trí nhanh chóng, kịp thời để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh.
Một số dấu hiệu của tai biến khi truyền hồng cầu khối:
- Bệnh nhân có cảm giác lo âu, bồn chồn, luôn khó chịu trong người, nghiêm trọng hơn là tình trạng lơ mơ, mất tri giác,…
- Người bệnh đau nhức đầu, đau lưng và đau bụng.
- Có thể xảy ra tình trạng sốt hay run người.
- Một số phản ứng dị ứng như mẩn ngứa, nổi mề đay.
- Mạch người bệnh đập nhanh, hạ huyết áp.
- Bệnh nhân khó thở, xảy ra tình trạng suy hô hấp.
- Buồn nôn và nôn.
- Người bệnh bị chảy máu ở những vết thương đã được cầm máu từ trước đó, máu chảy ra không đông và khi có vết thương mới thì không thể cầm được máu.
- Bệnh nhân gặp phải tình trạng đái huyết sắc tố
Người bệnh cần được theo dõi khi truyền máu
Trên đây là một số thông tin về truyền hồng cầu khối. Nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề này hoặc bất cứ những câu hỏi liên quan đến sức khỏe, hay muốn đặt lịch khám sớm bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp chi tiết.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã được người dân thủ đô và nhiều tỉnh thành lân cận tin tưởng trong suốt 25 năm qua. Bệnh viện luôn mong muốn được đồng hành cùng khách hàng trên hành trình bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Hiện tại, bệnh viện đã thiết kế và triển khai nhiều gói khám phù hợp với nhu cầu của cá nhân, gia đình và các doanh nghiệp. Mục đích của các gói khám là mang lại sự thuận tiện nhất cho quý khách hàng và đồng thời giúp khách hàng tiết kiệm được tối đa chi phí điều trị.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Việc phát hiện sớm là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Với sự hướng dẫn chi tiết của nhân viên bệnh viện cùng với sự ân cần, tận tâm của đội ngũ bác sĩ, bạn sẽ cảm thấy an tâm khi thăm khám và điều trị tại MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!