Tin tức
Nội tiết tố là gì? Điểm qua những vai trò đối với sức khỏe
- 12/11/2024 | Mách chị em cách tăng nội tiết tố, giảm khô hạn đơn giản và hiệu quả
- 14/11/2024 | Vì sao tập yoga cân bằng nội tiết tố và hướng dẫn bài tập cơ bản
- 25/11/2024 | Chỉ bạn cách uống kẽm trị mụn nội tiết để “đánh bay” mụn
1. Nội tiết tố là gì?
Nội tiết tố là một tập hợp các hormone phức tạp, được sản xuất bởi nhiều tuyến khác nhau trong cơ thể, cùng nhau điều hòa mọi hoạt động từ quá trình trao đổi chất đến sinh trưởng và phát triển.
Nội tiết tố là gì - là tất cả các hormone được tiết ra từ các tuyến nội tiết của cơ thể
Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện hơn loại 50 hormone, mỗi hormone đóng một hoặc nhiều vai trò nhất định đối với sức khỏe con người như trao đổi chất, huyết áp, cân bằng chất lỏng, nhiệt độ cơ thể, tăng trưởng và sinh sản. Tình trạng thiếu hụt hoặc rối loạn nội tiết tố có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do vậy để đảm bảo nội tiết tố hoạt động tốt, việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm là rất quan trọng, để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề liên quan đến nội tiết.
2. Những loại nội tiết tố phổ biến
Hệ thống nội tiết của chúng ta như một nhà máy hóa chất khổng lồ, sản xuất ra hàng chục loại hormone khác nhau để điều khiển mọi hoạt động sống. Hiện nay, các nhà khoa học đã xác định được hơn 50 loại hormone, trong đó 10 loại phổ biến nhất sẽ được giới thiệu dưới đây:
- GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone): Đóng vai trò như một "công tắc" khởi động quá trình sinh sản, kích thích tuyến yên tiết ra hormone LH (hormone tạo hoàng thể) và FSH (hormone kích thích nang trứng);
- FSH (Follicle Stimulating Hormone): Tiết ra từ tuyến yên, quan trọng cho chu kỳ kinh nguyệt và sự phát triển trứng ở phụ nữ, sản xuất tinh trùng ở nam giới;
FSH là một trong những loại hormone nội tiết tố quan trọng
- LH (Luteinising Hormone): Cũng do tuyến yên tiết ra, không chỉ kích thích rụng trứng mà còn hỗ trợ quá trình mang thai diễn ra suôn sẻ;
- HCG (Human Chorionic Gonadotropin): Sản xuất bởi nhau thai trong thai kỳ, sự có mặt của hormone này giúp niêm mạc tử cung được duy trì và và ngừng kinh nguyệt sau khi thụ thai;
- Estrogen: Nội tiết tố nữ quan trọng cho sự phát triển giới tính thứ cấp và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, thúc đẩy rụng trứng và chuẩn bị tử cung cho thai kỳ;
- Progesterone: Giúp duy trì giai đoạn đầu thai kỳ và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt bằng cách làm dày niêm mạc tử cung để tạo môi trường thuận lợi cho trứng thụ tinh;
- Androgen: Androgen là hormone giới tính quan trọng ở cả nam và nữ, tuy nhiên nam giới có mức độ tiết cao hơn.;
- Oxytocin: Giúp hỗ trợ quá trình sinh nở bằng cách kích thích tử cung co bóp và sản xuất prostaglandin, làm tăng cường cơn co tử cung. Sau khi sinh, oxytocin còn giúp di chuyển sữa từ các ống dẫn sữa đến núm vú;
- Prolactin: Đây là hormone quan trọng trong quá trình sản xuất và tiết sữa mẹ. Ngoài ra, prolactin cũng tham gia vào các hoạt động khác như ăn uống, quan hệ tình dục và kích thích sản sinh estrogen.
3. Một số bệnh có liên quan đến nội tiết tố
Rối loạn nội tiết xảy ra khi sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể bị phá vỡ, do sản xuất quá nhiều, quá ít hoặc cơ thể không đáp ứng đúng với hormone. Các rối loạn nội tiết phổ biến mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm:
- Mãn kinh: Mãn kinh là giai đoạn phụ nữ ngừng có kinh nguyệt do suy giảm chức năng buồng trứng, gây các triệu chứng như bốc hỏa, ra mồ hôi đêm, mất ngủ và khô da;
Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh có thể gặp phải tình trạng suy giảm nội tiết tố
- Bệnh tiểu đường: Do thiếu insulin hoặc cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả khiến đường trong máu không được xử lý tốt dẫn đến tăng đường huyết và các biến chứng như bệnh tim, bệnh thận, giảm thị lực, bệnh thần kinh…;
- Bệnh Cushing: Khi cơ thể có quá nhiều cortisol, có thể do dùng thuốc corticosteroid quá mức hoặc cơ thể tự sản xuất quá nhiều, gây ra các triệu chứng như bướu mỡ, khuôn mặt tròn, rạn da…;
- Bệnh Graves: Xảy ra khi lượng hormone tuyến giáp của cơ thể vượt qua ngưỡng bình thường gây cường giáp, dẫn đến các triệu chứng như lo lắng, sụt cân, bướu cổ, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ…;
- Viêm tuyến giáp Hashimoto: Bệnh tự miễn gây tổn thương tuyến giáp, có thể dẫn đến bướu cổ, rối loạn tim mạch và giảm khả năng sinh sản;
- Cường giáp/suy giáp: Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tiết quá nhiều hormone, còn suy giáp là do tuyến giáp tiết quá ít hormone, gây ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến sức khỏe như mệt mỏi, ăn không ngon, táo bón, suy giảm trí nhớ, trầm cảm, mất ngủ, giảm ham muốn tình dục…;
- U tiết Prolactin: Khiến tuyến yên sản xuất quá nhiều hormone prolactin, là tác nhân ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản trong trường hợp không được điều trị kịp thời;
- Ung thư tuyến nội tiết: Khiến các tuyến nội tiết không còn hoạt động bình thường, gây ra nhiều rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể gây tử vong nếu không được phát hiện sớm. Việc tầm soát sớm ung thư tuyến nội tiết nói riêng và các loại ung thư nguy hiểm khác nói chung là chìa khóa bảo vệ sức khỏe.
Như vậy, lời giải đáp cho thắc mắc nội tiết tố là gì đã được trình bày chi tiết, cùng với đó là những bệnh lý liên quan đến nội tiết tố phổ biến giúp bạn đọc có thêm thông tin bổ ích trong quá trình chăm sóc sức khỏe. Người dân có nhu cầu tư vấn các vấn đề sức khỏe liên quan đến nội tiết nói riêng và thăm khám sức khỏe tổng quát nói chung vui lòng liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
