Tin tức

Núm vú bị thụt và làm thế nào để nhũ hoa nhô lên?

Ngày 20/07/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Núm vú bị thụt vào bên trong có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới, nhưng đa phần gặp ở chị em, nhất là các chị em đang cho con bú. Tình trạng này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khó khăn khi thực hiện màn dạo đầu hoặc khiến trẻ khó bú hơn. Vậy làm thế nào để nhũ hoa nhô lên? Có cần thiết phải nhờ đến phẫu thuật thẩm mỹ?

1. Hiểu thế nào về tình trạng núm vú bị thụt?

Núm vú bị thụt là tình trạng núm vú phẳng hoặc bị tụt sâu vào bên trong so với quầng vú thay vì thò ra ngoài như bình thường. Cả nam và nữ giới đều có thể gặp tình trạng núm vú bị thụt, thường chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây khó khăn trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

Nhũ hoa bị thụt vào trong ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ

Nhũ hoa bị thụt vào trong ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ

Núm vú bị thụt có thể là bẩm sinh, xuất hiện ngay từ khi sinh ra hoặc sau một thời gian bình thường không rõ nguyên nhân. Để kiểm tra, bạn hãy đứng trước gương, cởi áo và nâng ngực lên, sau đó đặt ngón cái và ngón trỏ vào giữa hai bên quầng vú. Dựa trên phản ứng của núm vú, có thể xác định mức độ núm vú bị thụt như sau:

Núm vú bị thụt cấp độ 1

Ở cấp độ thấp nhất này, đầu ti có thể nhô ra dễ dàng khi bạn nhấn nhẹ phần quầng vú và không bị mất ngay lập tức khi thả tay ra. Ở mức độ này, nhìn bầu ngực của bạn nữ không được thẩm mỹ nhưng không ảnh hưởng đến việc cho bé bú. 

Núm vú bị thụt cấp độ 2

Lúc này, núm vú vẫn nhô ra khi bạn nhấn vào bầu ngực tuy nhiên không dễ dàng, nếu bạn ngừng ấn chúng sẽ thụt vào lại ngay. Núm vú bị thụt cấp độ 2 gây khó khăn khi bé bú sữa mẹ, ngoài ra, nguy cơ tắc tia sữa cũng cao hơn.

 Nhũ hoa bị thụt thường do có u xơ ở ngực

 Nhũ hoa bị thụt thường do có u xơ ở ngực

Núm vú bị thụt cấp độ 3

Ở tình trạng này, dù bạn tác động vào bầu ngực nhưng núm vú không phản ứng lại, không nhô lên khỏi quầng vú. Đây là mức độ nặng nhất, thường do ngực có rất nhiều xơ nang khiến ống dẫn sữa bị thụt vào nhiều. 

Hầu hết trường hợp núm vú bị thụt bình thường là lành tính, tuy nhiên cần chú ý các dấu hiệu đi kèm. Nếu có các biểu hiện sau khi đột nhiên núm vú bị thụt, cần đi khám bác sĩ sớm: tiết dịch núm vú bất thường, loét núm vú, sờ thấy có khối ở vùng vú, bị nổi hạch ở vùng nách, cổ, bẹn, sốt, thay đổi hình dạng vú bất thường,…

2. Làm thế nào để nhũ hoa nhô lên?

Nếu nguyên nhân gây núm vú bị thụt là do bệnh lý ung thư hoặc nhiễm trùng thì cần đi khám và điều trị ngay. Khi các khối xơ nang hoặc ổ viêm biến mất, núm vú sẽ nhô ra dễ dàng hơn. Nếu nguyên nhân do bẩm sinh, bạn có thể cải thiện tình trạng, giúp nhũ hoa nhô lên bằng những cách sau:

2.1. Giúp nhũ hoa nhô lên bằng cách massage

Một số kỹ thuật massage, kích thích sau sẽ giúp núm vú cứng hơn và nhô ra ngoài:

 Massage là cách làm nhũ hoa nhô lên

 Massage là cách làm nhũ hoa nhô lên

Kỹ thuật Hoffman

Bạn sử dụng cả hai ngón cái, đặt lên hai bên của đầu vú, sau đó nhẹ nhàng di chuyển hai ngón tay này theo hai hướng đối diện. Ví dụ một ngón hướng lên trên và một ngón hướng xuống dưới hay một ngón qua trái và một ngón ra phải. 

Thực hiện mỗi ngày 2 - 5 lần, mỗi lần từ 2 - 5 phút sẽ giúp làm tan các khối u làm núm vú của bạn bị thụt và giúp núm vú trở về trạng thái bình thường.

Kỹ thuật kích thích núm vú bằng tay hoặc miệng

Việc kích thích núm vú như kéo, vê tròn hay mút núm vú đều giúp nó hô lên dễ dàng, tuy nhiên nên tránh làm quá mạnh có thể khiến bạn bị đau. Ngoài ra, có thể dùng ngón cái và ngón trỏ kéo nhẹ nhàng đầu núm vú ra ngoài khi nó đang cương cứng, dần dần khiến vị trí của núm vú nhô ra ngoài.

2.2. Dùng sản phẩm hỗ trợ để nhũ hoa nhô lên

Bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ sau để giúp kéo núm vú ra ngoài:

Miếng bảo vệ núm vú

Bạn có thể dễ dàng mua những miếng này ở các cửa hàng bán đồ cho mẹ và bé, chúng có dạng đĩa tròn, dạng mềm và bám trên da. Nhiều mẹ sau sinh bị thụt đầu ti có thể dùng đến sản phẩm này để đầu ti nhô ra ngoài và bé dễ bú hơn.

Miếng dán bảo vệ núm vú có thể khắc phục tình trạng thụt đầu ti

Miếng dán bảo vệ núm vú có thể khắc phục tình trạng thụt đầu ti

Sau khi sử dụng, hãy rửa sạch miếng dán này với nước và xà phòng, kiểm tra vùng da ở ngực có bị kích ứng hay không. Khi núm vú đã được kéo nhô ra ngoài, bạn có thể giảm thời gian sử dụng miếng dán này để giúp chúng có không gian hơn.

Dùng máy hút sữa

Nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú nhưng bị thụt nhũ hoa, có thể dùng máy hút sữa để kéo đầu ti và kích thích nó nhô ra dễ dàng. Sử dụng bằng cách đặt cốc hút sữa lên ngực, chỉnh núm vú vào giữa lỗ và bật máy ở mức độ giúp bạn cảm thấy thoải mái nhất. Lưu ý nên chọn cốc hút sữa có kích cỡ phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, nên tránh bật máy hút sữa ở mức quá mạnh vì sẽ gây đau và tổn thương núm vú. 

Dùng cốc dẻo

Cốc dẻo được thiết kế đặc biệt được bán trên mạng hoặc nhiều cửa hàng mẹ và bé, có thể điều trị tình trạng tụt núm vú hiệu quả nhanh chóng và an toàn. Khi sử dụng, bạn canh chỉnh sao cho cốc vừa vào núm vú, sau đó bóp đáy cốc, nhẹ nhàng ấn vào đầu ti của bạn. Sau đó cốc sẽ tạo một lực kéo nhẹ để đầu vú đẩy ra ngoài. 

Hầu hết tình trạng nhũ hoa bị tụt có thể khắc phục tại nhà

Hầu hết tình trạng nhũ hoa bị tụt có thể khắc phục tại nhà

Có thể sử dụng cốc dẻo liên tục trong 10 - 15 phút mỗi ngày, sau một vài tuần tình trạng núm vú bị thụt sẽ được cải thiện thấy rõ.

Nếu đã áp dụng các biện pháp tự điều trị tại nhà như trên nhưng núm vú bị thụt vẫn không được cải thiện, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để can thiệp hiệu quả hơn. Nếu cần tư vấn thêm về các vấn đề liên quan, khách hàng có thể liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ từ chuyên gia.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.