Tin tức
Nuốt nước bọt đau họng uống thuốc gì mau khỏi?
- 11/01/2025 | Lý giải hiện tượng nuốt đau họng như bị hóc xương và cách điều trị
- 19/03/2025 | Lý do đau họng tái đi tái lại và cách phòng ngừa
- 29/10/2024 | Bị đau họng: Trường hợp nào đáng lo ngại và cách giảm nhanh triệu chứng
1. Vì sao nuốt nước bọt bị đau họng?
Cảm giác khó chịu khi nuốt nước bọt thường xuất hiện do những nguyên nhân sau:
- Viêm họng do vi khuẩn hoặc virus là nguyên nhân chủ yếu gây đau rát họng, ho khan, sưng amidan, nuốt đau, nuốt vướng, sốt nhẹ,... Ngoài ra người bệnh cũng có những triệu chứng toàn thân kèm theo như đau đầu, đau mỏi cơ, mệt mỏi, chán ăn,...
- Viêm amidan gây sưng đau, nhất là khi nuốt nước bọt, có thể kèm theo sốt cao, hơi thở có mùi hôi khó chịu, nói khàn,...
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) khiến axit từ dạ dày trào ngược lên cổ họng gây kích ứng niêm mạc. Trong trường hợp này, ngoài đau rát họng người bệnh thường có cảm giác nóng rát sau xương ức, cảm giác chua hoặc nóng lan từ dạ dày lên họng, gây khó chịu và buồn nôn, các triệu chứng tăng lên khi nằm,..
- Tổn thương niêm mạc họng do ăn quá nhiều đồ cay, nóng, uống rượu bia quá mức,...
Khi họng bị viêm hay kích ứng, nuốt nước bọt cũng có thể gây đau là vì:
- Niêm mạc họng bị sưng tấy, khi nuốt nước bọt sẽ chà xát vào các mô bị tổn thương nên tạo cảm giác đau.
- Sự tích tụ của dịch nhầy do viêm gây nên cảm giác khó chịu khi nuốt.
- Sự co thắt của cơ họng trong quá trình viêm làm tăng cảm giác đau khi nuốt nước bọt.
Viêm amidan - nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng nuốt nước bọt bị đau họng
2. Nuốt nước bọt đau họng uống thuốc gì để nhanh khỏi?
2.1. Làm thế nào để tìm được loại thuốc uống điều trị khỏi tình trạng nuốt nước bọt đau họng?
Như đã đề cập ở trên, có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nuốt nước bọt bị đau họng. Vì thế, nếu muốn biết nuốt nước bọt đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi, trước tiên cần phải tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Muốn chẩn đoán đúng nguyên nhân, việc người bệnh cần làm là đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Thông qua các kiểm tra lâm sàng, các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ mới chẩn đoán đúng nguyên nhân gây đau họng và biết nên dùng loại thuốc nào, liều lượng sử dụng ra sao để điều trị hiệu quả.
Trong quá trình thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể hỏi trực tiếp bác sĩ về băn khoăn: nuốt nước bọt đau họng uống thuốc gì phù hợp. Bác sĩ sẽ có câu trả lời chính xác với tình trạng của bệnh nhân và đưa ra hướng dẫn điều trị cụ thể.
2.2. Các loại thuốc điều trị hiệu quả tình trạng nuốt nước bọt đau họng
Thông thường, các trường hợp nuốt nước bọt đau họng do viêm sẽ được bác sĩ cân nhắc điều trị bằng:
- Thuốc kháng viêm và giảm đau như: Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin,... hoặc thuốc ngậm chứa các thành phần benzocaine, lidocaine,...
- Thuốc kháng sinh như Amoxicillin, Cefuroxime,... điều trị viêm họng do vi khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Trường hợp trào ngược dạ dày gây kích ứng cổ họng, khiến người bệnh bị đau khi nuốt nước bọt, khi ăn uống, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế bơm Proton (PPI) như Omeprazole, Esomeprazole, Domperidone,... để giảm tiết axit dạ dày, ngăn trào ngược và cải thiện nhu động ruột để dạ dày tiêu hóa nhanh hơn.
Khi đã có đơn thuốc chỉ định từ bác sĩ, người bệnh cần thực hiện theo hướng dẫn trên đơn, không tự ý thay thuốc hay đổi liều, không dừng uống thuốc khi bác sĩ chưa đồng ý. Nếu quá trình dùng thuốc phát hiện dấu hiệu dị ứng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,... người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn xử lý phù hợp.
Người bệnh cần khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và hướng dẫn nuốt nước bọt đau họng uống thuốc gì
2.3. Một số biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc kháng sinh theo chỉ định từ bác sĩ, người bệnh cũng có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ giảm tình trạng đau họng khi nuốt nước bọt như:
- Súc miệng với nước muối ấm mỗi ngày 3 lần giúp kháng khuẩn và làm dịu niêm mạc họng.
- Uống trà gừng, trà mật ong để làm dịu họng và giảm viêm.
- Kiêng đồ lạnh, các chất kích thích, bịt khẩu trang khi ra đường, vệ sinh mũi họng hàng ngày. Uống nhiều ngụm nước ấm nhỏ liên tục, hạn chế chua cay.
3. Biện pháp phòng ngừa, tránh xảy ra tình trạng nuốt nước bọt bị đau họng
Nuốt nước bọt đau họng là hiện tượng rất dễ gặp phải, nhất là trong điều kiện môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường. Muốn phòng ngừa tình trạng này, bạn nên thực hiện những biện pháp sau:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân và môi trường sống bằng cách:
+ Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch thường xuyên, nhất là khi đi ra ngoài về và trước khi ăn.
+ Định kỳ vệ sinh đồ dùng cá nhân như chăn, màn, gối, bát đũa,... để tránh lây nhiễm vi khuẩn.
+ Mở cửa phòng để không gian sống thông thoáng, giảm nồng độ vi khuẩn và các tác nhân gây dị ứng trong nhà.
- Thực hiện lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng đủ chất để cải thiện miễn dịch:
+ Tập thể dục thường xuyên, nhất là các bài tập ngoài trời để cải thiện tuần hoàn máu, kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn.
+ Ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian phục hồi và chống lại nhiễm trùng.
+ Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, D, khoáng chất và tránh các đồ ăn cay nóng, tránh sử dụng chất gây kích thích cổ họng như thuốc lá, bia rượu,...
- Nếu gặp phải các triệu chứng sau, hãy đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám để có biện pháp điều trị kịp thời:
+ Đau họng dữ dội, kéo dài vài ngày mà không thuyên giảm.
+ Sốt trên 38.5 độ C, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt thông thường.
+ Khó nuốt, khó thở, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn uống hoặc hô hấp.
Vận động thường xuyên để cải thiện miễn dịch giúp phòng ngừa nguy cơ gây đau họng
Đau họng khi nuốt nước bọt thường là triệu chứng phản ánh tình trạng bệnh lý đường hô hấp, nhất là bệnh viêm họng. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này nên không thể có câu trả lời chung cho mọi trường hợp muốn biết nuốt nước bọt đau họng uống thuốc gì hiệu quả. Chỉ khi được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tìm ra nguyên nhân, người bệnh mới biết mình nên điều trị như thế nào.
Nếu gặp phải tình trạng nuốt nước bọt bị đau họng nhưng chưa biết nên xử trí thế nào, quý khách hàng có thể đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56. Qua những kiểm tra cần thiết, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân và định hướng điều trị hiệu quả giúp khách hàng chấm dứt tình trạng khó chịu này.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
