Tin tức

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em: triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Ngày 24/06/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em là một trong những tình trạng khá phổ biến hiện nay, thường gặp ở trẻ có độ tuổi từ 6 đến 24 tháng. Bệnh lý này sẽ gây đau và chảy máu, khiến bé khó chịu và quấy khóc. Hãy cùng tìm hiểu về loại bệnh lý này qua bài viết dưới đây.

1. Thế nào là nứt kẽ hậu môn và nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều trường hợp trẻ em bị nứt kẽ hậu môn tự lành và có thể tự điều trị bệnh tại nhà. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, vết nứt không lành trong thời gian dài mặc dù đã có phương pháp điều trị tại nhà thì có thể bệnh đã vào giai đoạn mãn tính. Phụ huynh cần hết sức lưu ý, theo dõi tình trạng bệnh và đưa trẻ đi khám đúng lúc.

Thế nào là nứt kẽ hậu môn?

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em là tình trạng xuất hiện một vết rách nhỏ ở niêm mạc ống hậu môn. Tuy chỉ là vết thương nhỏ ở vùng niêm mạc nhưng lại gây ra nhiều điều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ, cảm giác hoang mang, lo sợ cho bậc làm cha, làm mẹ.

Nứt kẽ hậu môn có thể tự lành hoặc điều trị tại nhà

Nứt kẽ hậu môn có thể tự lành hoặc điều trị tại nhà

Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Theo nghiên cứu cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây nên loại bệnh lý này ở trẻ em. Nhưng chủ yếu là xuất phát từ hậu quả của táo bón, khiến cho phân có kích thước lớn và cứng, khi đi qua ống hậu môn không dễ dàng và gây tổn thương nứt kẽ. Bên cạnh đó, việc khó đi ngoài, gây cảm giác đau đớn, khó chịu nên đã trở thành nỗi sợ hãi của trẻ nhỏ. Điều này góp phần làm tăng nguy cơ táo bón, có thể dẫn tới tình trạng mãn tính.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dưới đây cũng đóng góp vào tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ:

  • Xuất phát từ thói quen rặn mạnh khi đi ngoài khiến cho lực đẩy phân mạnh qua ống hậu môn, tăng áp lực từ đó hình thành nên vết rách.

  • Do viêm, nhiễm khuẩn, viêm loét trực tràng,…

  • Tình trạng tiêu chảy kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên.

  • Những trường hợp trẻ em có cơ thắt hậu môn chặt thì sẽ có nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn cao hơn bình thường.

Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ em

Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ em

2. Những triệu chứng của nứt kẽ hậu môn ở trẻ em mà phụ huynh cần biết

Những triệu chứng mà nứt kẽ hậu môn xuất hiện là khá rõ ràng, phụ huynh có thể dễ dàng kiểm tra. Bố mẹ cần chú ý một số biểu hiện đặc trưng dưới đây:

  • Trẻ thường quấy khóc hoặc có những biểu hiện khó chịu khác khi đi ngoài.

  • Phân của trẻ là khối cứng, có kích thước lớn và đi kèm là máu tươi bọc bên ngoài.

  • Hậu môn của trẻ sẽ xuất hiện vết rạch dọc theo vùng da của ống hậu môn.

  • Trẻ có cảm giác ngứa và kích ứng quanh vùng hậu môn.

  • Đối với những trẻ lớn hơn thì việc cố gắng nhịn đi ngoài để tránh cảm giác đau sẽ là một dấu hiệu để bố mẹ có thể nhận biết.

Trường hợp nứt kẽ hậu môn không lành và tiếp tục kéo dài trên khoảng 6 tuần thì đã có nguy cơ cao chuyển thành bệnh lý mãn tính. Phụ huynh cần theo dõi tình trạng của con trẻ mỗi ngày, nếu phát hiện bệnh không có chiều hướng thuyên giảm thì nên đưa bé đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được kiểm tra, tư vấn và có phương pháp điều trị dứt điểm.

3. Cách thức điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ em

Như đã đề cập ở trên, có rất nhiều trường hợp nứt kẽ hậu môn sẽ tự lành hoặc có thể được điều trị tại nhà. Những triệu chứng của bệnh sẽ từ từ biến mất sau khoảng 2 tuần, nhưng phải trải qua 8 tuần thì mới có thể lành hẳn.

Tuy nhiên, với một số trẻ khác, việc điều trị trên nếu không có tác dụng thì cần phải tiến hành theo phương pháp phẫu thuật. Bố mẹ cần chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn cho bé là điều đầu tiên cần làm trong quá trình điều trị. Cụ thể như sau:

  • Thay tã cho bé thường xuyên, nhằm giữ cho vùng hậu môn luôn được sạch sẽ và thoát nhất có thể.

  • Để giảm triệu chứng táo bón, mẹ nên cho bé ăn thêm nhiều chất xơ và uống nhiều nước mỗi ngày.

  • Tăng cường hoạt động thể chất.

Phụ huynh cần cho trẻ ăn nhiều chất xơ mỗi ngày để làm giảm cũng như phòng chống nứt kẽ hậu môn

Phụ huynh cần cho trẻ ăn nhiều chất xơ mỗi ngày để làm giảm cũng như phòng chống nứt kẽ hậu môn

Sau sự thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn là việc sử dụng các loại thuốc giúp nhuận tràng, làm mềm phân. Hoặc có thể dùng các dạng kem có chứa thuốc để bôi giúp giảm bớt tình trạng viêm, khó chịu.

Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được đề cập đến để điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ em. Khi sử dụng đến cách điều trị này tức là cho thấy bệnh đã ở giai đoạn mãn tính. Việc phẫu thuật sẽ cắt một phần cơ vòng hậu môn để làm giảm sự co thắt, tình trạng đau giúp vết thương nhanh chóng lành.

4. Các cách giúp phòng ngừa tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Các biện pháp phòng ngừa tình trạng nứt kẽ hậu môn được các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khuyên dùng bao gồm:

  • Bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể, tốt nhất từ 20 - 35g mỗi ngày.

  • Uống đủ nước để phòng ngừa tình trạng táo bón.

  • Ngâm hậu môn trong nước ấm để giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

  • Phụ huynh cần có những biện pháp để hướng dẫn trẻ tránh rặn khi có nhu cầu đi vệ sinh vì sẽ tạo ra áp lực, gây rách hậu môn.

Bố mẹ cần chủ động đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu những triệu chứng của bệnh không thuyên giảm

Bố mẹ cần chủ động đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu những triệu chứng của bệnh không thuyên giảm

Khi người thân phát hiện có những triệu chứng, biểu hiện bất thường ở vùng hậu môn của bé, thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe. Trong trường hợp bệnh đã vào giai đoạn mãn tính, đội ngũ bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ thực hiện việc thăm khác, xác định tình trạng và có biện pháp điều trị hiệu quả.

Để biết thêm những vấn đề liên quan đến bệnh lý nứt kẽ hậu môn ở trẻ em, phụ huynh có thể liên hệ qua số điện thoại 1900565656, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.