Tin tức
Các loại bánh cho người tiểu đường và lưu ý khi ăn
- 22/08/2024 | Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để bảo vệ mẹ và thai nhi?
- 13/09/2024 | Những điều cần chú ý khi mắc tiểu đường thai kỳ
- 16/09/2024 | Các loại thịt cho người tiểu đường để kiểm soát bệnh hiệu quả
- 16/09/2024 | Sữa Ensure cho người tiểu đường: Có nên dùng hay không?
1. Người tiểu đường ăn bánh được không? Cần lưu ý điều gì?
Nếu ăn uống không khoa học, dung nạp quá nhiều tinh bột và đường thì bệnh tiểu đường sẽ ngày càng nghiêm trọng và có thể gây biến chứng. Do đó, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn thực phẩm.
Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn bánh có chứa nhiều đường
Người tiểu đường có thể ăn những loại bánh dành riêng cho bệnh nhân nhưng vẫn cần đảm bảo rằng bánh đã được tính vào khẩu phần ăn hàng ngày của họ. Mỗi ngày, bệnh nhân không nên dung nạp quá nhiều đường, chỉ nên tiêu thụ khoảng 25g đường.
Nếu chọn bánh ăn kiêng là bữa ăn phụ, bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý những điều sau:
- Trước khi mua bánh, cần xem rõ thành phần của bánh và hãy lựa chọn loại bánh phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
+ Nên lựa chọn loại bánh được làm từ củ dền và chất tạo ngọt an toàn.
+ Ưu tiên những loại bánh không đường hoặc chứa ít đường và trong bánh có những thành phần như chất xơ, chất khoáng, các loại vitamin và những chất dinh dưỡng khác.
- Lựa chọn những sản phẩm bánh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Khẩu phần ăn và tần suất ăn cần tuân thủ theo ý kiến bác sĩ.
Người bệnh nên thường xuyên kiểm tra đường huyết
- Người bệnh nên thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết để điều chỉnh chế độ ăn nếu cần thiết.
2. Một số loại bánh cho người tiểu đường
Dưới đây là một số loại bánh cho người tiểu đường mà bạn có thể tham khảo:
- Bánh quy sữa Resoni (xuất xứ Việt Nam): Loại bánh này có chỉ số đường của thực phẩm khá thấp và bánh còn có chứa một số thành phần khác như chất béo thực vật, bơ, bột bắp, bột mì, isomalt, vitamin A, Acid folic,...
Người bệnh có thể ăn bánh chứa ít đường thay thế bữa phụ
Loại bánh này có hương vị ngon và giòn, dễ tìm mua tại nhiều cửa hàng và có giá rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng. Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn nhiều hơn 5 gói mỗi ngày. Đối với trẻ em, chỉ nên ăn 2 gói/ngày.
- Bánh ăn kiêng Hapiki: Là loại bánh cho người tiểu đường khá phổ biến và được nhiều người bệnh yêu thích. Bánh Hapiki có xuất xứ Việt Nam, bánh mềm xốp, thơm ngon, rất phù hợp với khẩu vị của người Việt. Bánh có những thành phần như gạo lứt mầm, các loại đậu, hạnh nhân, ý dĩ, hạt sen lứt, muối biển Đề Gi, bột rong nho, đường tự nhiên, hạt bí,... phù hợp với bệnh nhân tiểu đường và ít nguy cơ ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.
Loại bánh này rất ít calo và bạn không nên dùng bánh để thay thế cho các bữa ăn chính để phòng tránh nguy cơ thiếu dinh dưỡng. Bạn có thể ăn bánh trực tiếp hoặc dùng vụn bánh để trộn với sữa tươi không đường.
- Bánh AFC vị rau: Đây là một loại bánh có vị mặn dành riêng cho người tiểu đường do Công ty bánh kẹo Kinh Đô (Việt Nam) sản xuất. Một số thành phần trong bánh gồm bột mì, dầu thực vật, chất béo, hành lá khô, bột hành,... Bánh có vị lạ, hấp dẫn và bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh nhưng ít có nguy cơ gây tăng đường huyết. Dù thực phẩm này rất tốt nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều, mà chỉ nên ăn tối đa 2 gói mỗi ngày.
- Bánh bông lan Quasure Light (xuất xứ Việt Nam): Đây là loại bánh có chứa nhiều chất xơ tự nhiên và rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Không những vậy, loại bánh này còn có chứa một số chất như chất béo thực vật, trứng, isomalt, bột mì, vitamin,... Đây là loại bánh được đánh giá là phù hợp với bệnh nhân tiểu đường, góp phần giúp bệnh nhân phòng tránh tình trạng béo phì và xơ vữa động mạch.
Người ăn kiêng và người thừa cân cũng có thể sử dụng loại bánh này. Vị bánh thơm ngon, rất dễ ăn và có thể dùng để thay thế các bữa phụ hàng ngày. Mỗi bữa ăn phụ có thể dùng 1 đến 2 chiếc bánh. Như vậy, một ngày bạn có thể ăn tối đa khoảng 3 đến 6 chiếc bánh.
Bạn có thể ăn bánh kết hợp với sữa không đường.
- Bánh gạo lứt mè đen Ohsawa Zozin: Loại bánh này có xuất xứ từ Nhật Bản và cũng là một lựa chọn hợp lý dành cho những bệnh nhân tiểu đường. Bánh được làm từ gạo lứt, dầu oliu, mè đen và muối có hương vị thơm ngon, dễ ăn và phòng ngừa tình trạng kháng Insulin. Loại bánh cho người tiểu đường được sử dụng để thay thế các bữa phụ và mỗi bữa bạn có thể ăn khoảng 3 đến 4 cặp bánh. Loại bánh này còn có thể dùng cho người mắc bệnh tim mạch và người bị mỡ máu cao.
- Bánh quy không đường Imperial Bakers’ Choice (xuất xứ từ Thái Lan): Loại bánh này có chứa nhiều dưỡng chất như bột lúa mì, dầu thực vật, hỗn hợp vitamin,... cung cấp năng lượng cho cơ thể và đồng thời có thể giúp bệnh nhân tiểu đường giảm cảm giác thèm ăn và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Hơn nữa, thành phần từ tự nhiên, không có chứa chất bảo quản nên bánh rất an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, bánh không có nhiều vị nên có thể không hấp dẫn với người tiêu dùng. Sau khi mở hộp, bạn nên ăn bánh luôn để tránh tình trạng bánh bị mềm quá.
- Bánh gạo lứt nguyên hạt Gufoods: Đây là loại bánh có xuất xứ từ Hàn Quốc và cũng là một trong những loại bánh được rất nhiều người tiểu đường yêu thích. Bánh rất giàu chất xơ và nhiều dưỡng chất khác giúp người bệnh kiểm soát đường huyết hiệu quả. Bánh Gufoods có vị giòn tự nhiên, không có chất bảo quản nên an toàn cho người sử dụng. Bạn có thể dùng trực tiếp hoặc ăn kèm với sữa hay ngũ cốc.
Trên đây là các loại bánh cho người tiểu đường. Tuy nhiên thông tin chỉ mang tính tham khảo, trước khi sử dụng bất kỳ loại bánh cho người tiểu đường nào, bạn nên tham khảo thêm bác sĩ điều trị hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn loại bánh phù hợp nhất. Bên cạnh đó, nếu bị tiểu đường, bạn không nên ăn các loại bánh kem, bánh chuối, bánh có nhân siro, bánh nướng hoặc bánh không có nhãn dán dành cho bệnh nhân tiểu đường,...
Để được tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc đặt lịch khám, mời quý khách hàng liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua số tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!