Tin tức

Phải làm sao để giảm triệu chứng đau khớp ngón tay cái?

Ngày 19/09/2022
Đau khớp ngón tay cái không chỉ gây ra nhiều bất tiện trong lao động và sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý. Do đó, bạn cần đi khám để được tìm hiểu nguyên nhân gây đau và được điều trị bằng các phương pháp phù hợp nhất, từ đó nhanh chóng lấy lại chức năng vận động linh hoạt của khớp ngón tay. 

1. Một số nguyên nhân có thể gây đau khớp ngón tay cái

Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau khớp ngón tay cái, nhưng những nguyên nhân dưới đây được cho là phổ biến nhất: 

- Do chấn thương: Những dạng chấn thương có thể xảy ra với khớp ngón tay cái thường rất đa dạng và mức độ đau có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng tùy vào từng trường hợp. 

Đau khớp ngón tay cái do viêm bao gân

Đau khớp ngón tay cái do viêm bao gân

Một số loại chấn thương ở khớp ngón tay cái thường gặp là bong gân, căng kéo, trật khớp, nứt hoặc gãy ngón tay cái,… Ngay sau khi bị chấn thương, bệnh nhân sẽ bị đau khớp, khớp sưng dần và hạn chế khả năng cử động của ngón cái. 

Với những trường hợp nhẹ, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi một thời gian, cơn đau sẽ giảm và đồng thời chức năng của khớp cũng dần phục hồi trở lại. Có thể kết hợp chườm lạnh để đẩy nhanh quá trình phục hồi. Tuy nhiên, nếu sau chấn thương, người bệnh hoàn toàn không cử động được khớp ngón tay cái, có cảm giác tê ngứa, bầm tím nghiêm trọng,… thì cần đi khám sớm để được các bác sĩ xử trí kịp thời, phòng tránh những hậu quả nghiêm trọng. 

- Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân gây bệnh là do sự hoạt động bất thường của hệ thống miễn dịch. Người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thường gặp phải một số triệu chứng như đau các khớp, bao gồm cả khớp ngón tay cái, cảm giác đau tăng lên vào buổi sáng sớm,… Bệnh này khá phức tạp và cần phải điều trị trong thời gian dài mới đạt hiệu quả. 

- Viêm khớp ngón tay cái: Bệnh gây ra tình trạng đau nhức khớp ngón tay nghiêm trọng. Đáng lo ngại hơn có thể khiến mọc xương mới bất thường và gây biến dạng cấu trúc khớp ngón tay cái. Khi bị bệnh, rất khó để nằm hoặc bóp chặt tay. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như sưng, nóng ở gốc ngón tay cái,…

2. Các biện pháp chẩn đoán nguyên nhân gây đau khớp ngón tay cái

Nếu mức độ đau nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động của khớp ngón tay, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi một thời gian, triệu chứng đau sẽ được cải thiện đáng kể. Ngược lại, nếu cơn đau kéo dài, mức độ đau nghiêm trọng và kèm theo một số triệu chứng như đau nhiều khớp ngón tay, nứt xương, gãy xương, cảm giác châm chích ở ngón tay và bàn tay, hình thành cục u ở ngón tay,… thì nên đi khám càng sớm càng tốt. 

Chụp X-quang để thấy rõ tổn thương ở ngón tay cái

Chụp X-quang để thấy rõ tổn thương ở ngón tay cái

Việc kiểm tra sớm, chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp các bác sĩ có thể lựa chọn pháp đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Ngoài phương pháp kiểm tra lâm sàng, người bệnh còn được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như sau: 

- Chụp X-quang. 

- Chụp cộng hưởng từ MRI.

- Chụp CT-Scan.

- Chọc hút dịch khớp và phân tích để phân biệt đau khớp ngón tay là do bệnh viêm khớp dạng thấp hay do bệnh Gout. 

- Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp khác như xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm CRP, Beta Crosslaps, canxi, axit uric,…

3. Một số phương pháp xử trí khi bị đau khớp ngón tay cái

Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể cho người bệnh. Dưới đây là phương pháp thường được áp dụng: 

3.1. Trường hợp không cần phẫu thuật

-  Dùng thuốc giảm đau theo đúng liều lượng kê đơn của bác sĩ để cải thiện triệu chứng đau nhức khớp ngón tay cái. Không tự ý mua và sử dụng thuốc để tránh hậu quả nghiêm trọng. 

- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu với mục đích giúp các mô tổn thương trở nên khỏe mạnh hơn. 

- Để ngón tay cái được nghỉ ngơi để nhanh chóng hồi phục. 

- Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng

Nẹp ngón tay cái để giảm đau và phòng ngừa biến dạng khớp

Nẹp ngón tay cái để giảm đau và phòng ngừa biến dạng khớp

- Nẹp ngón tay: Trong một số trường hợp cần thiết, các bác sĩ có thể chỉ định nẹp ngón tay để phòng ngừa tình trạng biến dạng khớp ngón tay và đồng thời giảm đau khớp hiệu quả. 

3.2. Trường hợp cần phẫu thuật

Nếu đau khớp ngón tay cái đã nghiêm trọng, các bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp phẫu thuật, cụ thể như: 

- Hàn xương: Có tác dụng giảm đau và ngăn ngừa tình trạng biến dạng khớp. 

- Thay khớp nhân tạo trong trường hợp khớp bị viêm nghiêm trọng. 

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được tháo bột hoặc nẹp ngón tay. Khoảng 6 tuần sau đó, người bệnh có thể tháo bột, nẹp và thực hiện một số bài tập để ngón tay linh hoạt trở lại. 

3.3. Một số mẹo giảm đau tại nhà

Ngoài việc tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số mẹo sau để cải thiện tình trạng đau khớp ngón tay cái: 

- Để ngón tay cái được nghỉ ngơi, không nên thực hiện một số hoạt động như đánh máy tính, chơi nhạc cụ, cầm vật nặng, mở nắp lọ,… vì những hoạt động này có thể khiến những cơn đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn. 

Không nên đánh máy tính khi đang bị đau khớp ngón tay

Không nên đánh máy tính khi đang bị đau khớp ngón tay

- Chườm lạnh để giảm sưng và giảm đau khớp ngón tay. 

- Có thể đeo nẹp để giảm đau và giúp cố định ngón tay cái một cách hiệu quả nhất. 

- Nên cẩn thận đi lại, tránh để vấp ngã trong tư thế chống tay xuống đất. 

- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Từ đó, các bác sĩ có thể theo dõi được hiệu quả điều trị, điều chỉnh kịp thời phác đồ điều trị,…

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh đau khớp ngón tay cái. Nếu có những biểu hiện bất thường, hãy tới bệnh viện để được kiểm tra sớm, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. 

Nếu bạn đang phân vân về một địa chỉ y tế thăm khám và điều trị xương khớp uy tín, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ là một lựa chọn sáng suốt. Đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Cơ xương khớp chính là một ưu thế lớn của bệnh viện, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Mai Hồng, nguyên Trưởng khoa Cơ Xương khớp bệnh viện Bạch Mai, chuyên gia Cơ xương khớp BVĐK MEDLATEC. Bên cạnh đó, bệnh viện còn được đầu tư quy mô về các loại máy móc xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh hiện đại bậc nhất, hỗ trợ các bác sĩ để mang đến những kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.

Mời bạn liên hệ 1900 56 56 56 để được hướng dẫn đặt lịch thăm khám sớm.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ