Tin tức

Phân biệt nhuyễn xương và loãng xương bằng cách nào?

Ngày 29/06/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Nhuyễn xương không phải là loãng xương, thế nhưng những ảnh hưởng mà chúng gây ra đều rất nguy hiểm. Tình trạng nhuyễn xương có thể dẫn tới gãy xương và các biến chứng nặng đe dọa tính mạng con người. Vậy thực chất nhuyễn xương là tình trạng gì? Mức độ nguy hiểm như thế nào?

1. Nhuyễn xương là gì?

Nhuyễn xương được hiểu là tình trạng bất thường của quá trình khoáng hóa và canxi hóa của cấu trúc xương. Tình trạng nhuyễn xương khác hoàn toàn với bệnh loãng xương bởi nguyên nhân dẫn đến loãng xương thường sẽ tích tụ trong nhiều năm nhiều tháng và sẽ phát bệnh khi tuổi đã cao. Trong khi đó, sự phát triển bệnh nhuyễn xương có thể xuất hiện từ rất sớm, có thể từ khi còn rất nhỏ và có nguy cơ bị di truyền cao.

Nhuyễn xương là tình trạng xương bị mềm do thiếu lượng vitamin D nuôi dưỡng các tế bào xương hoặc do sự khiếm khuyết của chức năng sản xuất xương. Bệnh có thể xuất hiện từ trẻ em và được hiểu như tình trạng bị còi xương. Mặc dù được xác định bị mềm xương nhưng tình trạng nhuyễn xương có thể gây ra cong xương hay thậm chí khiến xương bị gãy.

Nhuyễn xương được hiểu là tình trạng thiếu hụt một lượng lớn vitamin D trong cơ thể

Nhuyễn xương được hiểu là tình trạng thiếu hụt một lượng lớn vitamin D trong cơ thể

Những triệu chứng bất thường của cơ thể như đau nhức xương và tình trạng suy yếu các nhóm cơ sẽ là dấu hiệu nhận biết người bệnh có nguy cơ bị nhuyễn xương.

Một số nhóm đối tượng được cho là có nguy cơ bị nhuyễn xương cao như sau:

  • Những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay cụ thể là thiếu lượng vitamin D tự nhiên.

  • Những người có khiếm khuyết trong việc hấp thụ vitamin D (Có thể là do bẩm sinh hoặc do bệnh lý gây ra).

  • Những người mắc bệnh thận hoặc gan cũng sẽ giảm khả năng xử lý vitamin D, gây ra tình trạng thiếu vitamin D.

  • Những người đang mắc bệnh Celiac có nguy cơ bị nhuyễn xương cao hơn bình thường: Bệnh nhân mắc bệnh Celiac sẽ bị viêm nhiễm và hư hại niêm màng ruột, khả năng hấp thụ vitamin D bị giảm thiểu.

2. Phân biệt nhuyễn xương và loãng xương

Bởi hậu quả của nhuyễn xương và loãng xương đều có thể dẫn tới gãy xương thậm chí đe dọa đến tính mạng khá cao, cho nên nhiều người lầm tưởng rằng 2 loại bệnh lý này thực chất là một. Tuy nhiên, hai dạng bệnh này đều cần xử lý bằng các biện pháp điều trị khác nhau do vậy việc phân biệt bệnh là cần thiết.

Tình trạng nhuyễn xương có các triệu chứng bệnh khác với loãng xương:

Hầu hết các biểu hiện ban đầu của loãng xương và nhuyễn xương đều khá giống nhau vì vậy việc chẩn đoán phân biệt khá khó khăn. Thường thì các triệu chứng của loãng xương sẽ xuất hiện rõ ràng hơn vì vậy người bệnh bị nhuyễn xương thường bị bỏ qua và xem thường. Tuy nhiên, khi bệnh tình đã có chuyển biến nặng thì hiện tượng đau nhức xương, cảm giác bị dồn nén ở cột sống, các nhóm cơ bị yếu dần đi, cột sống có xu hướng bị cong (vẹo 2 bên hoặc gù),...

Mức độ đau của nhuyễn xương càng tăng thì đồng nghĩa với việc bệnh càng tiến triển nặng hơn, hoạt động các nhóm cơ khớp sẽ bị suy giảm, thậm chí bị liệt một số nhóm cơ. Khi chụp X-quang sẽ thấy hình ảnh cột sống bị vẹo, lồng ngực có hình chuông hoặc bị dẹt, khung chậu bị biến dạng,...

Trong khi đó, bệnh loãng xương sẽ có xu hướng khiến xương bị giòn và dễ gãy chứ không phải cong hay vẹo xương. các cơn đau xương sẽ xuất hiện âm ỉ kéo dài và mức độ đau sẽ nặng hơn khi cố gắng vận động. Người bệnh loãng xương cũng khó xoay người hoặc cúi gập cả người.

Triệu chứng xương cột sống bị vẹo hoặc gù có thể là dấu hiệu nhận biết nhuyễn xương

Triệu chứng xương cột sống bị vẹo hoặc gù có thể là dấu hiệu nhận biết nhuyễn xương

Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bị nhuyễn xương là do thiếu hụt một lượng khoáng chất để nuôi dưỡng xương chắc khỏe: Canxi và phosphat chính là 2 thành phần rất quan trọng trong việc tái tạo xương. Các yếu tố có thể gây ra tình trạng này là:

  • Thiếu sự hấp thụ vitamin D từ chế độ ăn uống nghèo vitamin, đặc biệt là vitamin D.

  • Tiền tố vitamin D khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin D dưới sự hỗ trợ từ ánh sáng mặt trời. Do vậy, nếu người bệnh ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong khoảng thời gian quá lâu sẽ khiến tăng nguy cơ bị nhuyễn xương.

  • Mắc bệnh Celiac và các bệnh lý khác về gan và thận khi có hoạt động bất thường cũng sẽ khiến tăng nguy cơ bị nhuyễn xương.

  • Tác dụng phụ từ một số loại thuốc điều trị bệnh ung thư có thể khiến nguy cơ bị nhuyễn xương tăng cao.

  • Hậu phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ một số loại phụ tạng như ruột non và dạ dày.

3. Biến chứng nguy hiểm từ tình trạng bị nhuyễn xương

Bệnh nhân bị nhuyễn xương nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ rất dễ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

  • Trường hợp nhẹ, các nhóm xương khớp sẽ có triệu chứng đau nhức thường xuyên gây khó chịu cho người bệnh. Khả năng bị vẹo cột sống hoặc gù lưng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn làm mất tính thẩm mỹ. Vùng xương sườn và chân có nguy cơ bị biến dạng nhiều nhất.

  • Trường hợp người bệnh bị nhuyễn xương kết hợp với tình trạng loãng xương sẽ gây ra các triệu chứng bệnh cực kỳ khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, người bệnh nếu bị gãy xương khu vực đùi rất dễ gây tử vong chỉ sau 6 tháng hoặc nguy cơ không thể đi lại rất cao.

Do vậy, ngay khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ là do bị nhuyễn xương hoặc loãng xương gây ra thì người bệnh cần phải tìm tới các cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ ngay. Chẩn đoán tình trạng bị nhuyễn xương có thể dựa vào các xét nghiệm như: Sinh thiết xương, chụp X-quang kiểm tra các vết nứt có thể có, xét nghiệm máu và nước tiểu,...

Điều trị bệnh nhuyễn xương như thế nào?

Hầu hết những trường hợp bệnh nhân bị nhuyễn xương do việc hấp thụ quá ít vitamin D thì việc điều trị chủ yếu là bổ sung lượng vitamin D vào cơ thể thông qua ăn uống và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, những đối tượng khó hấp thụ vitamin D và các khoáng chất khác thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định tiêm trực tiếp lượng khoáng chất này vào cơ thể thông qua tĩnh mạch.

Có thể phải tiêm một số loại khoáng chất trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh để chữa trị nhuyễn xương

Có thể phải tiêm một số loại khoáng chất trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh để chữa trị nhuyễn xương

Khi cơ thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh được nêu trên thì bệnh nhân nên tìm tới các bệnh viện uy tín để được hỗ trợ sớm nhất có thể. Quý bạn đọc có thể dễ dàng liên hệ đặt lịch khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa MEDLATEC thông qua số điện thoại 1900565656.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.