Tin tức
Phẫu thuật kéo dài chân: mức độ an toàn, quy trình thực hiện và rủi ro có thể gặp phải
- 17/06/2024 | Khoé móng chân bị sưng mủ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý
- 17/06/2024 | Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân và cách điều trị
- 01/07/2024 | Bị khó thở tê bì chân tay là bệnh gì? Chẩn đoán bằng cách nào?
1. Phẫu thuật kéo dài chân là như thế nào?
Phẫu thuật kéo dài chân là kỹ thuật tái tạo các bộ phận liên quan để cải thiện chiều dài chân. Khởi điểm, phương pháp kéo dài xương chân chỉ thực hiện cho người bị dị tật chân, chấn thương chân, viêm xương khớp,... nhưng ngày nay đây đã là phẫu thuật thẩm mỹ giúp đáp ứng mong muốn tăng chiều cao của nhiều người.
Phẫu thuật kéo dài chân được lựa chọn để cải thiện chiều cao như ý muốn
2. Ai phù hợp để phẫu thuật kéo dài chân?
Phương pháp phẫu thuật kéo dài chân được chuyên gia y tế khuyến nghị chỉ nên áp dụng với trường hợp:
- Bệnh lý
+ Bị dị tật chân khiến cho độ dài hai bên chân chênh lệch >3cm.
+ Bị thiếu hụt xương do bệnh: hoại tử xương, viêm xương, di chứng bại liệt, di chứng tai nạn, cắt u xương,...
- Thể chất thiếu hụt
Chiều cao bị thiếu hụt (nữ giới dưới 150cm, nam giới dưới 160cm) có nhu cầu cải thiện chiều cao để tăng sự tự tin trong cuộc sống.
- Độ tuổi 18 - 35
Độ tuổi được đánh giá là phù hợp nhất để kéo dài chân vì giai đoạn trước đó xương vẫn chưa phát triển hết, nếu thực hiện sau đó thì xương đã bước vào giai đoạn lão hóa, dễ tiềm ẩn biến chứng.
- Mong muốn cá nhân
Quá trình kéo dài chân tương đối dài (thường khoảng 1 năm với 1 vị trí) nên đòi hỏi quyết tâm và sự kiên trì rất cao.
3. Mức độ an toàn và quy trình phẫu thuật kéo dài chân
3.1. Mức độ an toàn của phẫu thuật kéo dài chân
Phương pháp phẫu thuật kéo dài chân đã hình thành từ trước đây hàng trăm năm. Ngày nay, y học đã phát triển vượt bậc nên kỹ thuật này đã hoàn thiện và có tính an toàn cao.
Điều cần lưu tâm là, kéo dài chân vẫn trải qua quá trình phẫu thuật nên khó tránh khỏi rủi ro tiềm ẩn. Muốn kiểm soát yếu tố rủi ro, người bệnh cần tìm hiểu để quá trình phẫu thuật được diễn ra tại cơ sở đáp ứng đầy đủ yếu tố về trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sĩ và thiết bị y tế, phương pháp thực hiện tiên tiến, được cơ quan chủ quản có thẩm quyền cấp phép.
Để kéo dài chân, hiện có 2 vị trí thường được thực hiện là xương cẳng chân và xương đùi. Mỗi vị trí có thể kéo dài thêm khoảng 10cm. Độ dài chân được kéo tùy thuộc vào mong muốn của người bệnh, vị trí thực hiện. Bác sĩ sẽ đưa phương án phẫu thuật phù hợp sau khi đã thăm khám và có các kết quả kiểm tra cần thiết.
Độ dài kéo được phụ thuộc nhiều vào vị trí thực hiện
3.2. Quy trình thực hiện phẫu thuật kéo dài chân
3.2.1. Chuẩn bị trước phẫu thuật
- Người bệnh được thăm khám lâm sàng: thể chất, sinh sản, tiền sử bệnh lý, thời gian dậy thì,...
- Bác sĩ chỉ định các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra sức khỏe xương, bệnh lý toàn thân nhằm loại trừ các trường hợp chống chỉ định với phẫu thuật kéo dài chân.
- Bác sĩ cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình phẫu thuật, thời gian phục hồi dự kiến, nguy cơ rủi ro,... để người bệnh nắm bắt, chủ động chuẩn bị tâm lý và đưa ra quyết định.
3.2.2. Tiến hành phẫu thuật kéo dài chân
- Bác sĩ thực hiện gây mê hoặc gây tê cho người bệnh.
- Người bệnh được đóng đinh thông qua quy trình:
+ Rạch một vết trên da với chiều dài 1.5 - 2cm chạy dọc theo mặt trước gân bánh chè.
+ Đóng đinh dài 4 - 6cm vào ống tủy xương chày sau đó dùng 2 vít chốt chéo nhau để cố định đinh.
+ Lắp đặt khung cố định bên ngoài đinh đã được đóng.
+ Cắt bỏ xương mác và xương chày.
3.2.3. Kéo dài chân
- Người bệnh được dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh để giảm sưng nề và yêu cầu gác cao chân 5 ngày.
- Tập vận động khớp gối và khớp cổ chân nhẹ nhàng sau 5 ngày kết hợp đeo giá kéo bàn chân khi ngủ để tránh bị co ngắn gót.
- Căng dãn khung sau 7 - 10 ngày và hướng dẫn người bệnh chủ động vận hành khung 3 lần/ngày với tốc độ 1mm/ngày. Sau 5 ngày, nếu đánh giá khả năng căng dãn tốt người bệnh sẽ được xuất viện và được hướng dẫn tự căng dãn.
- Hẹn lịch khám định kỳ để chụp X-quang đánh giá diễn biến liền xương.
- Nếu chiều dài căng dãn đã đủ người bệnh sẽ được chỉ định nhập viện để bắt vít chốt ngoại vi đinh nội tủy, bỏ khung cố định.
- Người bệnh tập đi lại bằng nạng, tăng tì nén chân cho đến khi đạt được yêu cầu của bác sĩ.
- Hẹn khám định kỳ cho tới khi xương đã liền hoàn toàn và đinh nội tủy được tháo.
Người bệnh cần phẫu thuật kéo dài chân bởi bác sĩ giỏi, có tay nghề cứng
4. Một số rủi ro cần lường trước khi phẫu thuật kéo dài chân
Tuy không phổ biến nhưng người bệnh cũng nên chuẩn bị tâm lý về một số nguy cơ rủi ro gặp phải từ phẫu thuật kéo dài chân như:
- Tốc độ phục hồi xương nhanh
Nếu xương hồi phục với tốc độ quá nhanh so với mốc kết thúc quá trình điều trị thì việc kéo dài xương như mong muốn sẽ bị ảnh hưởng.
- Tốc độ phục hồi xương chậm
Phẫu thuật kéo dài xương ở người hút thuốc lá, béo phì,... có thể bị chậm phục hồi xương khiến cho thời gian tái tạo dây thần kinh, cơ, mạch máu, mô mềm,... bị tăng lên.
- Không co giãn mô mềm
Bệnh nhân cũng có thể gặp tình trạng không co giãn mô mềm đúng với quá trình xương dài ra nên chân bị co cứng.
Tùy vào biến chứng mà người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều chỉnh phù hợp để giảm thiểu tác động đến quá trình phẫu thuật kéo dài chân.
Phẫu thuật kéo dài chân có tính an toàn cao, là giải pháp hiệu quả cho những ai muốn cải thiện chiều cao và tăng sự tự tin trong cuộc sống. Trước khi quyết định phẫu thuật bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế. Việc làm này giúp bạn hiểu rõ hơn về những rủi ro, kết quả đạt được và có sự chuẩn bị tâm lý tốt nhất để phẫu thuật diễn ra suôn sẻ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!