Tin tức
Phòng chống ung thư hiệu quả với 7 phương pháp sau
- 06/03/2023 | Hỏi đáp: Giá tầm soát ung thư phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- 28/02/2023 | Khối u ác tính có phải là ung thư không?
- 04/03/2023 | May mắn “vượt cửa tử” nhờ phát hiện ung thư thực quản từ giai đoạn rất sớm
1. Ung thư là bệnh gì?
Trước khi tham khảo một số phương pháp để phòng chống ung thư, bạn có thể hiểu cơ bản về căn bệnh này với các thông tin dưới đây.
Cụ thể, đây là căn bệnh xảy khi cơ thể có sự xuất hiện của các tế bào bất thường, sinh trưởng và phát triển không kiểm soát, dẫn đến hình thành khối u. Các tế bào ác tính đó có khả năng xâm lấn khu vực lân cận. Theo thời gian, chúng có thể di căn tới các cơ quan khác của cơ thể qua đường máu hay hệ bạch huyết.
Các tế bào ung thư có thể di căn đến các cơ quan khác
Có thể kể đến một số bệnh ung thư phổ biến bao gồm: ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng,...
Nguyên nhân chính xác gây bệnh hiện vẫn chưa tìm ra, song có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng rủi ro mắc bệnh như tuổi tác, tiền sử bệnh lý của gia đình hay giới tính (là các yếu tố khách quan, không thể phòng tránh được). Hoặc cũng có thể là những yếu tố khác như hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh, tiếp xúc với hóa chất độc hại hay tia cực tím hoặc thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia,...
Hầu hết các bệnh ung thư khi ở vào giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ rệt, không ít trường hợp người bệnh phát hiện mắc bệnh một cách tình cờ khi đi thăm khám sức khỏe. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Lúc này, bệnh đã trở nên nghiêm trọng, gây nhiều triệu chứng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, khiến người bệnh mệt mỏi, đau đớn, ăn không ngon, sụt cân với nguy cơ tử vong cao.
2. Có phương pháp nào có thể giúp phòng chống ung thư?
Bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây để giúp phòng chống ung thư, giảm nguy cơ mắc bệnh.
2.1. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
Xây dựng và duy trì thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ bị bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư gan,..
Vì thế, bạn đừng bỏ qua những lưu ý như sau:
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối và đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Đảm bảo sự đa dạng về các loại thực phẩm sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, ăn chậm, nhai kỹ. Lựa chọn những loại thực phẩm tươi ngon, an toàn, không chứa chất kích thích.
- Bổ sung nhiều các loại rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều muối, đường, chất béo có nguồn gốc từ động vật, thức ăn nhiều calo, đặc biệt là thức ăn được chế biến sẵn như thịt nguội, dăm bông, xúc xích, thực phẩm đóng hộp,...
- Nên dùng dầu thực vật thay thế mỡ động vật.
- Hạn chế dùng thịt đỏ.
- Không uống nhiều rượu bia, chỉ tiêu thụ với lượng hợp lý.
Chế độ ăn uống khoa học có thể giúp phòng ngừa ung thư
2.2. Tập thể dục thường xuyên
Thực hiện việc tập thể dục thường xuyên và đều đặn sẽ có lợi cho sức khỏe của bạn. Cùng với đó, cũng giúp bạn phòng chống ung thư.
Khi tập luyện, bạn nên lưu ý tập vừa sức. Duy trì đều đặn 30 phút mỗi ngày cho hoạt động này dài có thể đem lại hiệu quả tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn, giúp bạn tăng cường sức đề kháng, chống chọi lại sự tấn công của bệnh tật.
2.3. Bỏ hút thuốc lá
Thói quen hút thuốc là một yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý ung thư nguy hiểm như ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung thư thận, ung thư gan, ung thư cổ tử cung,... Vì vậy, đây là một thói quen tiêu cực cho sức khỏe mà bạn cần sớm từ bỏ. Điều này sẽ giúp bạn và những người xung quanh bảo vệ được sức khỏe, giảm thiểu rủi ro mắc ung thư. Bởi các đối tượng hút thuốc lá thụ động cũng không kém phần nguy hiểm với nguy cơ tiềm ẩn bị ung thư cao.
Trường hợp bạn không hút thuốc thì hãy tiếp tục đừng thử sử dụng và không bắt đầu thói quen đó. Ngoài ra, cũng cần tránh việc hít phải khói thuốc từ những người xung quanh, hạn chế đến những nơi hoặc môi trường nhiều khói thuốc.
Bỏ hút thuốc lá có thể giúp phòng chống nhiều bệnh ung thư nguy hiểm
2.4. Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì
Bị béo phì, thừa cân có thể khiến bạn đối diện nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, tăng huyết áp, bệnh lý về tim mạch,... và cả rủi ro với một số bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư thực quản, ung thư đại trực tràng hay ung thư tuyến tiền liệt.
Vì vậy, để có thể phòng chống ung thư, bạn hãy thực hiện tốt việc kiểm soát và duy trì cân nặng ở mức hợp lý bằng cách như điều chỉnh thói quen trong ăn uống cũng như thay đổi lối sống ít vận động, thường xuyên ngồi một chỗ, nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao.
2.5. Không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
Trong ánh nắng mặt trời có tia cực tím có thể khiến làn da của bạn bị cháy nắng, tổn thương, nguy cơ mắc ung thư da. Vì thế, lời khuyên cho bạn trong phòng ngừa rủi ro bị ung thư da là không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nhất là vào thời điểm từ sau 10h sáng đến 4h chiều với lượng tia cực tím rất cao.
Khi phải đi ra ngoài lúc trời nắng gắt, bạn hãy che chắn cơ thể cẩn thận với những món đồ như áo dài tay, kính râm hay mũ rộng vành. Đồng thời, không quên dùng kem chống nắng và bôi lại sau mỗi hai giờ. Ngoài ra, bạn cũng nên bôi kem chống nắng ngay cả vào những ngày trời nhiều mây, râm mát.
2.6. Tiêm vắc xin đầy đủ và tránh các hành động làm tăng nguy cơ ung thư
Tiêm vắc xin HPV là cách giúp phòng ngừa bệnh ung thư tử cung.
Bên cạnh đó, nguy cơ bị xơ gan, ung thư gan cũng được giảm thiểu nhờ việc tiêm vắc xin viêm gan B.
Ngoài ra, bạn cũng cần tránh các hành động làm tăng rủi ro bị ung thư như quan hệ tình dục với nhiều người, không sử dụng bao cao su khi quan hệ, dùng chung bơm, kim tiêm. Cùng với đó, cần tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
2.7. Khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư
Đây cũng là một biện pháp cần thiết trong phòng ngừa bệnh ung thư. Đi thăm khám sức khỏe thường xuyên sẽ giúp bạn nắm được tình trạng sức khỏe của bản thân, hiểu rõ về nguy cơ bệnh tật để điều chỉnh lối sống, sinh hoạt và thói quen ăn uống. Bên cạnh đó, cũng kịp thời có biện pháp can thiệp cần thiết.
Hơn nữa, việc định kỳ tầm soát ung thư cũng giúp phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn sớm khi chưa có biểu hiện rõ ràng. Từ đó, góp phần làm nâng cao hiệu quả của việc điều trị.
Phòng ngừa ung thư không nên bỏ qua việc định kỳ thăm khám sức khỏe, tầm soát ung thư
Trên đây là thông tin về một số phương pháp có thể góp phần giúp bạn phòng chống ung thư, giảm thiểu nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Nếu có nhu cầu thăm khám sức khỏe và thực hiện tầm soát ung thư, bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Quý khách vui lòng gọi đến số hotline: 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ đặt lịch khám.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!