Tin tức
Phương pháp bấm huyệt giáp tích và những điều cần lưu ý
- 20/01/2025 | Bấm huyệt chữa khó thở: Tìm hiểu hiệu quả và những lưu ý khi thực hiện
- 24/01/2025 | Bấm huyệt giáp xa có thể hỗ trợ điều trị bệnh lý nào?
- 20/03/2025 | Cách bấm huyệt Phong Thị giúp giảm đau nhức xương khớp nhanh chóng
- 20/03/2025 | Bấm huyệt trị ho đờm: Hướng dẫn chi tiết và lưu ý khi thực hiện
- 24/03/2025 | Cách bấm huyệt lưu thông máu não hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà
1. Vị trí huyệt giáp tích
Hệ thống huyệt giáp tích nằm dọc hai bên cột sống và bao gồm 17 cặp huyệt quan trọng, kéo dài từ mỏm gai đốt sống lưng 1 đến mỏm gai đốt sống thắt lưng 5. Để xác định huyệt giáp tích, bạn dùng đầu ngón tay và ấn vào phần lõm ở giữa hai đốt sống, phần lồi ra chính là mỏm gai của các đốt sống.
Hệ thống huyệt giáp tích nằm dọc hai bên cột sống
- Dựa theo vị trí, có thể phân chia huyệt giáp tích như sau:
+ Giáp Tích Thượng Tiêu: Gồm các huyệt từ C2 đến C6.
+ Giáp Tích Trung Tiêu: Gồm các huyệt từ D8 đến D12.
+ Giáp Tích Hạ Tiêu: Gồm các huyệt từ L1 đến L5.
2. Phương pháp châm cứu và bấm huyệt giáp tích
Bấm huyệt giáp tích đúng cách có thể góp phần hỗ trợ điều trị hiệu quả các vấn đề sức khỏe như liệt dây thần kinh số 7, thoái hóa đốt sống cổ, các bệnh về đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa, tình trạng cao huyết áp, suy nhược thần kinh,...
Bấm huyệt giáp tích có thể cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả điều trị bệnh, phương pháp bấm huyệt cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm, sử dụng kỹ thuật bấm huyệt phù hợp với tình trạng bệnh và thể trạng sức khỏe của người bệnh.
Dưới đây là một số hướng dẫn về cách châm cứu và bấm huyệt giáp tích:
- Tìm huyệt: Để tìm được đúng vị trí huyệt, bạn cần dùng tay để ấn và dò huyệt. - Cách châm cứu: Người thực hiện có thể dùng kim dài hoặc kim thường để châm cứu. Khi thực hiện châm cứu, bạn cần châm kim hơi nghiêng, đi xuống phía dưới cơ lưng. Tùy vào từng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, kỹ thuật viên sẽ thực hiện châm kim với mức độ mạnh hay nhẹ khác nhau.
Ngoài ra, bạn có thể dùng kim hoa mai để châm cứu huyệt giáp tích. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người thực hiện cần điều chỉnh cách châm cứu sao cho phù hợp với sức khỏe của bệnh nhân.
Mỗi người bệnh thường cần thực hiện châm cứu trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút. Tuy nhiên, thời gian châm cứu cũng có thể thay đổi dựa vào mức độ bệnh và sự phản ứng của bệnh nhân với liệu pháp này.
- Xoa bóp và bấm huyệt giáp tích: Ngoài phương pháp châm cứu, một số bệnh nhân còn có thể được điều trị bệnh với phương pháp xoa bóp bấm huyệt giáp tích. Thủ thuật bấm huyệt cũng cần được điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của mỗi người bệnh. Để đảm bảo an toàn, người thực hiện bấm huyệt cần phải là thầy thuốc y học cổ truyền, những người có kỹ năng chuyên môn. Đặc biệt, bấm huyệt cần thực hiện theo đúng quy trình và đảm bảo tuân thủ các quy định y tế liên quan.
3. Bấm huyệt sai cách có nguy hiểm không?
Bấm huyệt giáp tích hay bất cứ huyệt nào cũng cần được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Nếu thực hiện sai cách, bệnh nhân có thể phải đối mặt với nhiều hậu quả sức khỏe nghiêm trọng.
Nếu sử dụng lực mạnh và sai kỹ thuật hoặc dùng những công cụ bấm huyệt tự chế,... có thể kích thích, thậm chí tê liệt dây thần kinh và khiến bệnh nhân bị mất cảm giác tạm thời.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, bấm huyệt sai cách còn có thể khiến người bệnh khó khăn khi vận động, bị teo cơ hoặc gặp phải tình trạng rối loạn cảm giác kéo dài. Không những vậy, bấm huyệt không đúng cách có thể gây ra những vết bầm tím, gây chảy máu dưới da, đau kéo dài. Khi bấm huyệt làm liệt các cơ hô hấp, người bệnh có thể bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể tử vong.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải những hậu quả về tâm lý do bấm huyệt sai cách. Khi bấm huyệt sai cách, người bệnh có thể đau đớn, lo âu và ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý.
4. Những trường hợp không nên bấm huyệt
Dưới đây là những trường hợp không nên bấm huyệt giáp tích nói riêng và các loại huyệt khác nói chung để tránh gặp phải những rủi ro về sức khỏe:
- Người đang có vết thương ngoài da và bị mất máu nhiều: Nếu bấm huyệt ở những trường hợp này, những vết thương ngoài da của bệnh nhân sẽ trở nên trầm trọng hơn và người bệnh có nguy cơ mất nhiều máu.
- Người bị viêm khớp: Nếu khớp đang bị sưng đỏ, bạn không nên bấm huyệt để tránh kích thích viêm, khiến các khớp sưng to và đau hơn.
- Gãy xương, bong gân hay loãng xương nghiêm trọng: Đây là những trường hợp có cấu trúc xương yếu, do đó, nếu xoa bóp, bấm huyệt có thể khiến xương dễ bị tổn thương và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- Phát ban, lở loét trên da: Đây là khu vực rất nhạy cảm. Nếu bấm huyệt ở những vùng da có ban đỏ, bị lở loét,.. có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn và gây khó chịu cho người bệnh.
- Mới uống rượu bia: Không nên thực hiện bấm huyệt cho những người vừa uống bia rượu vì bấm huyệt trong những trường hợp này có thể gây giãn mạch máu giãn, khó thở, rối loạn nhịp tim.
- Phụ nữ có thai và người cao tuổi là những trường hợp có cơ địa nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng sức khỏe từ những tác động bên ngoài, do đó, không nên điều trị bằng phương pháp này.
Tham khảo bác sĩ trước khi thực hiện phương pháp xoa bóp bấm huyệt
Trên đây là một số thông tin về huyệt giáp tích và những lưu ý khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt. Để có thể đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất từ phương pháp bấm huyệt, bạn cần hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình và lựa chọn thực hiện bởi thầy thuốc có chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Bất cứ sai sót nào xảy ra trong quá trình bấm huyệt cũng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì thế, bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này sau khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
