Tin tức
Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh suy thận hiệu quả
- 28/02/2017 | Những nguyên nhân "lãng xẹt" gây suy thận
- 10/01/2020 | Xét nghiệm Beta 2 microglobulin, dấu ấn sinh học trong đa u tủy xương và suy thận
- 02/01/2020 | Xét nghiệm suy thận cần làm những gì cần thiết
- 17/05/2020 | Giá trị xét nghiệm Creatinin máu bao nhiêu là mắc bệnh suy thận
- 16/04/2020 | Ý nghĩa xét nghiệm Beta 2 - Microglobulin trong bệnh ung thư và suy thận
1. Thế nào là bệnh suy thận?
suy thận (hay còn được biết đến như bệnh lý tổn thương thận) là khi thận gặp phải tình trạng suy giảm chức năng. Khi đó, các chất thải không được lọc ra khỏi cơ thể và tích tụ lại trong máu.
Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng ở thận
Người bị bệnh có thể có các dấu hiệu như mệt mỏi, đau lưng, giảm bài tiết nước tiểu, co giật,... Tuy nhiên, những triệu chứng này diễn ra thường không rõ ràng và không quá nghiêm trọng, khiến người bệnh chủ quan bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, bệnh thường được phát hiện khi đã bước vào giai đoạn muộn.
Bệnh được chia thành 2 nhóm bệnh chính, dựa trên thời gian mắc bệnh, bao gồm:
-
Suy thận cấp.
-
Suy thận mạn.
2. Suy thận được chẩn đoán như thế nào?
Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm kiểm tra bao gồm: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, sinh thiết thận, chẩn đoán hình ảnh và một số xét nghiệm khác nếu cần thiết.
2.1. Xét nghiệm máu
Đây là kĩ thuật được chỉ định nhằm đo lường nồng độ creatinin trong máu của người bệnh. Dựa vào chỉ số này, bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng bệnh là cấp hay mạn tính.
Xét nghiệm đo nồng độ Creatinin trong máu giúp chẩn đoán suy thận
Tuy nhiên, chỉ số creatinin trong máu còn phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi và khối lượng cơ của cơ thể. Do đó, bên cạnh xét nghiệm máu, người bệnh có thể được chỉ định làm thêm xét nghiệm Cystatin để chẩn đoán bệnh một cách chính xác hơn.
2.2. Xét nghiệm nước tiểu
Với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ tiến hành đo lượng nước tiểu được cơ thể bài tiết ra ngoài trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đó, tình trạng của bệnh nhân sẽ được đánh giá cùng với khả năng đáp ứng điều trị.
2.3. Sinh thiết thận
Để chẩn đoán suy thận do tổn thương thận gây ra, phương pháp sinh thiết thận thường sẽ được chỉ định tiến hành. Với phương pháp này, có thể xác định một cách chính xác nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bệnh.
2.4. Chẩn đoán hình ảnh
Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể được chỉ định bao gồm:
- Siêu âm: đây là phương pháp phổ biến nhất giúp kiểm tra được vị trí và kích thước của thận.
- Chụp cắt lớp vi tính: phát hiện tổn thương thận, sỏi thận, áp xe, ung thư,...
- Chụp cộng hưởng từ.
2.5. Một số xét nghiệm khác
Bên cạnh những xét nghiệm kể trên, nếu nghi ngờ bị bệnh, người bệnh có thể được yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm ure máu.
- Xét nghiệm đo kali huyết.
- Ước tính mức độ lọc cầu thận.
Một số loại xét nghiệm khác có thể được chỉ định nhằm chẩn đoán suy thận chính xác
3. Có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh suy thận hay không?
Đối với các trường hợp cấp, nếu được chữa trị kịp thời thì có thể phục hồi được hoàn toàn hoặc một phần chức năng của thận sau vài tuần.
Tuy nhiên, với các trường hợp bệnh đã tiến triển đến suy thận mạn thì việc phục hồi chức năng thận là không thể. Lúc này, các phương pháp điều trị được tiến hành chỉ nhằm ngăn ngừa xảy ra biến chứng và làm chậm tiến triển của bệnh. Những người bị nặng, tức là suy giảm đến 90% chức năng thận thì sẽ phải chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.
Có thể xảy ra những biến chứng sau ở người bị suy thận:
- Tay, chân bị phù do giữ nước, phù phổi cấp.
- Tăng huyết áp.
- Tăng kali máu, gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Các bệnh lý về tim mạch.
- Gia tăng nguy cơ loãng xương, làm yếu xương.
- Thiếu máu.
- Ham muốn tình dục suy giảm, bất lực.
- Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, có thể gây ra thay đổi tính cách hoặc khó tập trung.
- Suy giảm miễn dịch của cơ thể, khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng hơn.
4. Nên làm gì để phòng ngừa bệnh suy thận?
Để có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh, việc duy trì lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều cần thiết.
4.1. Lối sống lành mạnh
- Theo dõi và duy trì huyết áp ở mức cho phép, thường là dưới 140/90mm Hg.
- Kiểm soát nồng độ cholesterol và đường trong máu.
- Rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao hằng ngày để duy trì thân hình cân đối.
- Không sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá,...
4.2. Chế độ ăn uống hợp lý
- Mỗi ngày uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước, có thể uống nhiều hơn nếu vận động mạnh ra nhiều mồ hôi hoặc trong những ngày nắng nóng.
- Giảm đạm, giảm muối, giảm dầu mỡ trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Duy trì lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý ngăn ngừa suy thận
5. Địa chỉ khám và điều trị suy thận uy tín tại Hà Nội
Xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh góp phần quan trọng trong việc điều trị bệnh hiệu quả. Do đó, người bệnh cần lựa chọn những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín để tránh tình trạng “tiền mất, tật mang”.
Tại Hà Nội, một trong những cơ sở y tế được nhiều người lựa chọn tin tưởng phải kể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đến với MEDLATEC, người bệnh sẽ được:
- Thăm khám và chẩn đoán bởi đội ngũ y bác sĩ hàng đầu, chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm.
- Chẩn đoán bệnh với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại.
- Đảm bảo kết quả xét nghiệm nhanh chóng, chính xác với Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012.
- Được tư vấn tận tình, cụ thể về chế độ nghỉ ngơi hợp lý cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng người nhằm cải thiện sức khỏe.
- Đồng thời, căn cứ vào tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị thích hợp nhất, giảm thiểu tối đa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nếu có bất kỳ biểu hiện nào nghi ngờ mắc phải bệnh suy thận, bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở gần nhất của MEDLATEC để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời. Mọi thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!